5 Bí mật quản lý vốn của Nial Fuller - Bậc thầy về Hành động giá với hơn 18 năm kinh nghiệm!

5 Bí mật quản lý vốn của Nial Fuller - Bậc thầy về Hành động giá với hơn 18 năm kinh nghiệm!

5 Bí mật quản lý vốn của Nial Fuller - Bậc thầy về Hành động giá với hơn 18 năm kinh nghiệm!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,424
Xin chào cả nhà!

Nial Fuller là một trader, tác giả và huấn luyện viên được đánh giá cao với hơn 18 năm kinh nghiệm giao dịch trên thị trường tài chính. Anh được biết đến như một bậc thầy chuyên về giao dịch theo Price Action và trang blog learntotradethemarket.com được xây dựng vào năm 2008 của anh hiện đã có hơn 250.000 độc giả.

Năm 2016, Nial đã chiến thắng cuộc thi Million Dollar trader, đạt được mức lợi nhuận ấn tượng 369% trong 3 tháng.

Sự cống hiến và đam mê của Nial trong suốt 2 thập kỷ qua là nghiên cứu và nắm vững nghệ thuật giao dịch Price Action. Anh có kiến thức sâu rộng, khả năng đã được chứng minh và nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của thị trường tài chính.

Hiện tại, Nial giao dịch trên các thị trường Forex, futures, cổ phiếu và CFD. Anh cũng là một doanh nhân năng động, nhà đầu tư hiểu biết và nhà từ thiện.

Không dài dòng nữa, chúng ta cùng đi ngay vào chia sẻ của anh về 5 bí mật quản lý vốn của mình nhé!

***

Nhìn này, quản lý vốn cũng giống như "con voi trong căn phòng này" - thứ mà hầu hết các trader không muốn nói đến. Việc nói về rủi ro và quản lý vốn có thể khiến một số trader cảm thấy nhàm chán, xấu hổ hoặc thậm chí là đau đớn về mặt cảm xúc, bởi vì họ biết rằng họ đang làm không đúng.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet1.jpeg

Tuy nhiên, cũng như bất cứ điều gì trong cuộc sống, nói về "con voi trong phòng" thường là điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện giao dịch Forex của mình. Điều này có nghĩa là, hãy thành thật với bản thân và tập trung vào những điều "khó nhất" hoặc "nhàm chán nhất" trước tiên và thường xuyên khi cần thiết. Nếu bạn bỏ qua những điều này, chúng thường sẽ phát triển thành những vấn đề lớn mà bạn không thể kiểm soát được nữa.

Trong bài học ngày hôm nay, tôi sẽ giúp bạn hiểu một số khía cạnh quan trọng hơn của việc quản lý rủi ro và quản lý vốn khi bạn giao dịch trên thị trường. Bài học này sẽ trả lời cho nhiều câu hỏi mà tôi nhận được từ các trader hỏi về điểm dừng hoà vốn, trailing stoploss, và hơn thế nữa...

Cùng bắt đầu thôi!

Giữ rủi ro nhất quán


"Bí mật" đầu tiên tôi sẽ nói với bạn là giữ cho rủi ro của bạn nhất quán. Tôi xin phép trích lời của Marty Schwartz đã nói trong cuốn "The Market Wizards": "Ngoài ra, đừng tăng quy mô vị thế của bạn cho đến khi bạn đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba số vốn của mình. Hầu hết mọi người đều mắc sai lầm khi tăng tiền cược ngay khi bắt đầu kiếm tiền. Đó là một cách nhanh chóng để bị xoá sổ."

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet6.jpeg

Tại sao tôi lại coi đây là một "bí mật"? Chà, vì hầu hết các trader đều có xu hướng tăng quy mô rủi ro của họ sau một trade thắng hoặc một chuỗi trade thắng, và đây thường là điều bạn muốn né tránh. Về cơ bản thì việc hành động ngược lại với bất kỳ điều gì mà "hầu hết các trader" làm có thể được coi là "bí mật" của trading... và khi nói đến quản lý vốn, chúng ta có một vài "bí mật" như thế này đấy!

Tôi là một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc giữ rủi ro nhất quán, không chỉ bởi đó là cách các trader chuyên nghiệp khác vận hành, mà còn vì những bài học rút ra từ kinh nghiệm cá nhân tôi. Trước đó trong sự nghiệp của mình, tôi là người đã tăng cược rủi ro sau mỗi chiến thắng... và cuối cùng, sau khi nhận ra đây không phải là điều đúng đắn để làm, tôi đã dừng lại. Ngoài ra, từ quan sát của tôi về các trader mà tôi giúp đỡ, tôi biết rằng có rất nhiều trader tăng rủi ro sau khi trade thắng, và đây là lý do lớn khiến họ thua...

Sau khi bạn thắng một vài giao dịch, bạn có xu hướng trở nên quá tự tin... và tôi muốn nhấn mạnh rằng, không có gì sai nếu bạn có xu hướng này hoặc đã từng như vậy; bản chất thực sự của con người là trở nên ít ngại rủi ro hơn sau khi thắng một hoặc nhiều giao dịch mà. Tuy nhiên, đó là điều bạn cần phải chấm dứt nếu bạn muốn kiếm tiền từ trading.

Trade thắng và trade thua của bạn được phân bổ ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là, sau một trade thắng, không có lý do dựa trên logic nào để nghĩ rằng trade tiếp theo cũng sẽ là trade thắng... vì thế, không có lý do gì để bạn tăng quy mô rủi ro lên. Nhưng, là con người, chúng ta thích đánh bạc... và thật khó để bỏ qua cảm giác hưng phấn và tự tin sau khi chiến thắng... Tuy nhiên, bạn BUỘC PHẢI từ bỏ suy nghĩ đó nếu muốn quản lý vốn một cách hiệu quả để có thể kiếm sống trên thị trường!

Rút lợi nhuận ra


5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet7.jpeg


Như đã thảo luận ở trên, việc giữ cho rủi ro của bạn nhất quán hoặc "cố định" là một trong những chìa khoá để quản lý vốn thành công. Các trader chuyên nghiệp không tăng rủi ro của họ lên theo cấp số nhân sau mỗi chiến thắng... đây không phải là cách hợp lý hoặc thực tế để quản lý rủi ro của bạn. Các trader chuyên nghiệp kiếm sống trên thị trường là người rút tiền ra từ tài khoản của họ mỗi tháng và hầu hết sẽ giữ tài khoản của họ ở một mức tương đương mỗi tháng. Nếu bạn rút lợi nhuận ra hàng tháng, bạn sẽ không tiếp tục tăng số tiền rủi ro của mình theo thời gian.

Những gì bạn cần làm là xây dựng tài khoản của mình đến mức bạn có thể thoải mái, và sau đó, bạn có thể bắt đầu rút lợi nhuận hàng tháng để sống... Do đó, số tiền bạn chịu rủi ro trên mỗi giao dịch sẽ không tiếp tục leo lên, vì rốt cuộc, vốn giao dịch của bạn sẽ đạt đến mức "cân bằng".

Dời stoploss về điểm "hoà vốn" có thể giết chết tài khoản của bạn


Bí mật quan trọng liên quan đến điểm dừng hoà vốn là bạn không nên dời stoploss của mình sang mức hoà vốn, trừ khi có một lý do hợp lý, dựa trên hành động giá thực sự. Việc dời điểm dừng lỗ sang một ngưỡng giá ngang với điểm entry sẽ không có ý nghĩa nếu không có lý do gì để làm như vậy. Việc tự tiện dời về điểm hoà vốn hoặc bởi vì bạn có một số "quy tắc" đã quyết định trước để làm như vậy đơn giản không phải là cách hiệu quả để quản lý các giao dịch của bạn. Đã bao nhiêu lần bạn chạy về điểm hoà vốn chỉ để thấy thị trường đảo chiều đủ khiến bạn dính stoploss rồi lại đi tiếp theo hướng có lợi cho bạn? Bạn biết đấy, các giao dịch cũng cần "không gian để thở" và nếu không có lý do gì để thắt chặt điểm dừng lỗ hoặc chuyển sang mức hoà vốn, thì đừng làm như vậy.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet8.jpeg


Những gì bạn có thể không nhận ra, đó là việc rối loạn với lệnh stoploss hoặc đóng lệnh một cách thủ công trước khi chúng có cơ hội di chuyển sẽ làm giảm khả năng khai thác lợi thế giao dịch có lợi cho bạn. Do đó, bạn cần phải vượt qua nỗi sợ mất tiền, bởi vì thua lỗ là một phần của việc trở thành một trader thành công. Cho đến khi bạn học được cách để cho giao dịch được thở và di chuyển mà không có sự can thiệp liên tục của bạn, bạn sẽ không kiếm được tiền.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không bao giờ nên dời stoploss sang điểm hoà vốn, bởi vì chắc chắn sẽ có những lúc bạn nên làm như vậy. Dưới đây là một số lý do hợp lý để dời stoploss sang điểm hoà vốn:
  • Nếu một tín hiệu đối nghịch có vẻ nguy hiểm và thay đổi điều kiện thị trường, bạn có thể coi đó là lý do dựa trên logic để dời stoploss về hoà vốn.
  • Nếu thị trường tiếp cận ngưỡng giá quan trọng trên chart và sau đó bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều, bạn nên coi đó là tín hiệu cho thấy thị trường có thể thực sự đảo chiều và sau đó hãy trailing stoploss đến điểm hoà vốn.
  • Nếu bạn đã tham gia giao dịch trong một vài ngày và chẳng có gì xảy ra, bạn có thể thoát khỏi giao dịch hoặc dời stoploss về hoà vốn... Điều này còn được gọi là "time stop" (dừng lỗ theo thời gian), tức là sử dụng yếu tố thời gian để quản lý các giao dịch của bạn. Nói chung, các giao dịch tốt nhất thường có xu hướng diễn ra có lợi cho bạn ngay sau khi bạn vào lệnh.
  • Nếu một thông báo tin tức lớn như Bảng lương phi nông nghiệp sắp công bố và bạn đã có một khoản lợi nhuận khá ổn áp, bạn có thể cân nhắc dời stoploss sang điểm hoà vốn hoặc theo dõi giao dịch. Những thông báo tin tức có tính biến động như thế này thường có thể thay đổi điều kiện thị trường.

Đừng tham: Đừng luôn nhắm đến những mục tiêu lớn


Một "bí mật" khác của việc quản lý vốn là bạn phải thực sự chốt lời. Điều này có vẻ không hẳn là một "bí mật" đối với bạn, nhưng tôi coi đó là một bí mật vì hầu hết các trader chỉ đơn giản là không chốt lời thường xuyên... và nhiều trader hầu như không bao giờ chốt lời. Thế tại sao bạn lại gặp khó khăn với việc chốt lời? Đơn giản thôi, thật khó để chốt lời khi mà một giao dịch đang di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, bởi vì xu hướng tự nhiên của bạn là muốn để ngỏ một cú trade đang chiến thắng.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet9.png


Mặc dù "để cho lợi nhuận chạy" là quan trọng, nhưng bạn phải chọn ra thời điểm để bạn làm như vậy; và bạn chắc chắn không nên cố gắng để cho mọi trade thắng chạy. Phần lớn thời gian, thị trường sẽ không tạo ra một động thái trending thực sự mạnh mẽ mà không thoái lui nhiều lần. Vì thế, đối với một swing trader ngắn hạn, việc kiếm một khoản lợi nhuận vững chắc 3:1 hoặc 2:1 sẽ ý nghĩa hơn nhiều, thay vì đợi cho đến khi thị trường đi xa hơn nhưng có thể đảo chiều bất cứ lúc nào, thoái lui về hẳn điểm entry của bạn hoặc xa hơn. Tại thời điểm, bạn có thể sẽ thoát lệnh dựa trên cảm xúc, vì bạn đang rất tức giận khi để tất cả lợi nhuận đẹp đẽ trước đó ra đi.

Đặc biệt là đối với các trader có tài khoản nhỏ hơn, bạn sẽ vui hơn khi ăn những mẩu "lợi nhuận" thường xuyên và xây dựng tài khoản giao dịch cùng sự tự tin của mình. Bạn phải tránh sự cám dỗ của việc cố gắng đạt được những cú "home-run" (một trade thắng đậm) trong mọi giao dịch.

Biết khi nào thì để lợi nhuận chạy


Thỉnh thoảng, thị trường sẽ tặng cho bạn một cú trade "home-run". Mặc dù những giao dịch này rất hiếm, nhưng chúng thực sự có xảy ra. Tuy vậy, bạn phải tránh sai lầm mà nhiều trader thường mắc phải: nhắm đến cú "home-run" cho MỌI giao dịch. Phần lớn thời gian, thị trường sẽ chỉ di chuyển trong một vùng range nhất định mỗi tuần và tháng. Ví dụ: phạm vi trung bình hàng tuần trên EURUSD là khoảng 250 pips.

Biết khi nào nên thử và để một giao dịch chạy và khi nào nên nhận phần thưởng chắc ăn thực sự là lúc kỹ năng giao dịch theo hành động giá của bạn phát huy tác dụng. Tôi nhận được rất nhiều email xin lời khuyên giữa việc để giao dịch chạy vs. thoát lệnh theo một tỷ lệ R:R nào đó, nhưng chẳng có quy tắc "cụ thể" nào mà tôi có thể cung cấp cho bạn, ngoài trừ việc nói rằng thời gian luyện tập và trực giác khi đọc biểu đồ là những thứ bạn cần để cải thiện kỹ năng thoát lệnh của mình.

Tuy nhiên, tôi có thể cung cấp cho bạn một số bộ lọc đơn giản mà bạn có thể sử dụng để đánh giá các giao dịch theo từng trường hợp, nhằm xác định xem chúng có phải là ứng cử viên sáng giá và trở thành một chiến thắng lớn hay không:

1. Các mô hình breakout mạnh mẽ


Khi thị trường đã trải qua một thời gian tích luỹ, nó thường dẫn đến một cú phá vỡ mạnh mẽ lên hoặc xuống. Những cú breakout mạnh mẽ này thường có thể là một ứng cử viến tốt cho các cú trade "home-run". Tuy nhiên, không phải mọi cú phá vỡ đều như nhau; một số cú break yếu hơn và tôi khi còn có những cú phá vỡ giả (false break) trước khi phá vỡ thực sự xảy ra. Vì vậy, chúng ta cần cẩn trọng khi giao dịch breakout. Cách an toàn nhất để tham gia giao dịch breakout là 2 trường hợp sau:

Hình ảnh biểu đồ bên dưới cho chúng ta thấy một ví dụ về việc vào lệnh với setup hành động giá với "dự đoán" về một cú breakout. Đây là một cách nâng cao hơn để vào lệnh khi có breakout, nhưng nó có thể cung cấp một điểm dừng lỗ gần và một tỷ lệ R:R tiềm năng rất lớn cho giao dịch. Thường có các "manh mối" về hành động giá ngay trước kiểu breakout này; lưu ý các đuôi nến tăng trên các thanh nến trước khi setup inside bar hình thành trên biểu đồ. Điều này cho thấy động lượng đang hội tụ ngay dưới ngưỡng kháng cự cho một cú breakout đi lên tiềm năng. Sau đó, chúng ta có một setup inside bar nhỏ ngay bên dưới ngưỡng breakout - cung cấp một điểm entry đẹp để vào lệnh.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet2.png


Cách tiếp theo để vào lệnh khi có breakout có thể dẫn đến loại giao dịch mà bạn có thể để nó chạy đến một chiến thắng lớn hơn, đó là đợi thị trường "xác nhận" cú breakout sau khi thoái lui về ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Một khi giá phá vỡ lên trên hoặc xuống dưới một ngưỡng quan trọng, nó thường sẽ quay lại và tái kiểm tra ngưỡng đó trước khi đi tiếp theo hướng của cú phá vỡ. Những loại breakout "đã được xác nhận" từ những ngưỡng quan trọng này có thể là cơ hội rất tốt để thử và trail stoploss của bạn.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet3.png


2. Các tín hiệu tiếp diễn xu hướng rõ ràng


Các thị trường có xu hướng mạnh rõ rành có thể là những ứng cử viên tốt để thử và để giao dịch của bạn thắng đậm hơn. Đôi khi, chúng ta thấy những chiến thắng tiềm năng rất lớn trong các xu hướng mạnh như chart GBPJPY bên dưới. Lưu ý rằng, trong ví dụ dưới đây, xu hướng tăng rõ ràng và vì vậy, bất kỳ tín hiệu hành động giá nào hình thành trong xu hướng mạnh này sẽ là ứng cử viên sáng giá cho mức tăng lớn hơn, chúng ta có thể thấy tín hiệu pin bar và setup inside bar trên biểu đồ có thể là chiến thắng rất lớn cho bất kỳ ai giao dịch chúng.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet4.png


3. Tín hiệu hành động giá ở ngưỡng quan trọng trong một thị trường có xu hướng mạnh


Một kịch bản khác để tìm kiếm các cú trade "home-run" đó là sau khi thị trường thoái lui về một ngưỡng giá quan trọng trong một thị trường có xu hướng (trending). Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy một ví dụ rõ ràng của điều này, khi mà setup fakey hình thành gần đây trên thị trường Vàng giao ngay trong cấu trúc xu hướng giảm.

Chúng ta có thể thấy, thị trường đã giảm xuống thấp hơn đáng kể sau khi hình thành tín hiệu đó từ ngưỡng kháng cự. Khi một thị trường đang có xu hướng rõ ràng và sau đó giá quay trở lại mức quan trọng rồi hình thành một tín hiệu hành động giá phù hợp với xu hướng cơ bản, thì đó thường là cơ hội tốt để tìm kiếm một chiến thắng lớn hơn mức trung bình.

5-Bi-mat-quan-ly-von-cua-Nial-Fuller-TraderViet5.png


Lời kết


Chiến lược mà chúng ta giao dịch rõ ràng là quan trọng, nhưng trên thực tế, đó không phải là tất cả và không thể sánh bằng kế hoạch giao dịch của bạn. Cách bạn quản lý rủi ro và vốn của mình mới là "bí quyết" thực sự để giao dịch thành công, mặc dù tôi biết bạn không xem nó nghiêm túc vì đó là phần nhàm chán hơn của trò chơi.

Tuy nhiên, đã đến lúc để thức tỉnh và đối mặt với thực tế: Không chú trọng đến quản lý rủi ro và bảo toàn vốn sẽ dẫn bạn đến con đường đau đớn về tài chính và căng thẳng cá nhân. Quản lý rủi ro đúng cách trong khi giao dịch với một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả là cơ sở của những gì tôi dạy trong khoá học giao dịch của mình. Khi bạn kết hợp hai phần quan trọng này của câu đố giao dịch, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu kiếm tiền ổn định trên thị trường!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,007 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,326 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 135 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên