5 mô hình giá cực kì dễ sử dụng cho trader chứng khoán Mỹ - Ngại gì không thử!

5 mô hình giá cực kì dễ sử dụng cho trader chứng khoán Mỹ - Ngại gì không thử!

5 mô hình giá cực kì dễ sử dụng cho trader chứng khoán Mỹ - Ngại gì không thử!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Giao dịch bằng cách sử dụng mô hình giá vôn là cách phổ biến và hiệu quả với anh em trader forex. Vậy còn trader chúng khoán Mỹ thì sao nhỉ? Liệu có hiệu quả không? Câu trả lời là có, rất có. Vậy thì ngại gì mà không áp dụng thử 5 mô hình dưới đây cho việc phân tích chứng khoán nhỉ.

1. Gaps


Gaps là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên thị trường chứng khoán xảy ra khi giá mở cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Khi có Gap xảy ra, thì đó chính là một vùng giá quan trọnng rất đáng lưu ý. Nếu Gap được tạo ra cao hơn giá đóng của phiên trước thì đây chính là vùng hỗ trợ giúp cho giá cổ phiếu có thể tăng cao hơn và ngược lại nếu Gap tạo ra thấp hơn thì đó là mức kháng cự có thể sẽ tạo áp lực cho giá cổ phiếu giảm xuống. Khi Gap được lấp đầy thì nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục đi theo hướng Gap trước đó. Một ví dụ về mô hình này trong biểu đồ cổ phiếu Amazon (AMZN).

mô-hình-giá-dùng-trong-giao-dịch-chứng-khoán-mỹ-traderviet.jpg
Tuy nhiên không phải tất cả các gap xuất hiện trong thị trường đều được lấp đầy, và cũng không phải trường hợp nào gap cũng là vùng hỗ trợ/ kháng cự tốt. Vậy cho nên chúng ta cần kết hợp cùng một vài tín hiệu khác để xác định kĩ lưỡng hơn trước khi quyết định giao dịch.

2. Mô hình Vai đầu vai


Có lẽ mô hình vai đầu vai đã khá phổ biến với anh em TraderViet. Nhưng trước giờ các bài viết hầu như dành cho việc phân tích Forex. Vậy cò chứng khoán thì sao? Mình trả lời luôn là dùng tốt nhé mấy bác. Hiện tại mình vẫn đang dùng cho phân tích. Nhắc lại mô hình này một chút.

Đây là mô hình giá khá mạnh vì nó cung cấp cho chúng ta tín hiệu bán ra khá chắc chắn. Mô hình này cho chúng ta thấy xung lượng tăng của giá được hình thành qua vai trái và đầu của mô hình được tạo ra. Tuy giá di chuyển theo hướng tăng nhưng đỉnh tạo được thì lại thấp hơn đỉnh giữa (đầu) hình thành vai phải. Cũng từ đỉnh của vai phải này giá bắt đầu cho đợt sóng giảm tiếp theo. Đường neckline cũng đã được hình thành. Khi giá chạm vào đường Neckline và đam xuyên qua đó chính là dấu hiệu xác nhận mô hình đã được xác nhận. Chúng ta sẽ giao dịch theo hướng phá vỡ đường neckline. Một ví dụ nhỏ về cách mô hình này hoạt động trên chỉ số VIX (Volatility Index).

mô-hình-giá-dùng-trong-giao-dịch-chứng-khoán-mỹ-traderviet-1.jpg

3. Mô hình ba đỉnh/Ba đáy


Đây là một biến thể của mô hình vai đầu vai. Sự khác biệt ở đây chính là mô hình vai đầu vai thể hiện ba mức đihr khác nhau cò mô hình này 3 đỉnh/3 đáy được thể hiện gần như ở cùng một mức giá. Biểu đồ của Cliff Natural Resources (CLF) cho thấy ba đỉnh ở mức cao gần như nhau (vòng tròn màu xanh). Đây là dấu hiệu cho thấy giá có khả năng sẽ giảm về mức 20$.

mô-hình-giá-dùng-trong-giao-dịch-chứng-khoán-mỹ-traderviet-2.jpg

4. Hai đỉnh/Hai đáy


Đây là mô hình phổ biến và được khá hiều trader sử dụng. Đây là mô hình xuất hiện khá thường xuyên vì nó chỉ yêu cầu hình thành 2 đỉnh hoặc 2 đáy gần như nhau là được. Khi mô hình này xuất hiện cho thấy cổ phiếu đã đạt đến mức đỉnh hoặc đáy.

Biểu đồ của Ko (Coca-cola), vòng tròn màu đen bên dưới biểu thị sự tăng đột biến về khối lượng đi kèm với sự đảo chiều của thị trường trong đó có sự xuất hiện mô hình 2 đỉnh.

mô-hình-giá-dùng-trong-giao-dịch-chứng-khoán-mỹ-traderviet-3.jpg

5. Mô hình chiếc dĩa (đáy tròn)


Đây cũng là một mô hình không lạ lẫm gì với trader chúng ta. Mô hình này cho thấy sự thay đổi dần dần từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Đây là mô hình mà có sự thay đổi giá rất chậm và từ tốn. Rất khó để xác định một cách chính xác thời điểm hoàn thiện hình dĩa cũng như khoảng cách di chuyển theo hướng ngược lại của giá.

Một ví dụ về mô hình này, Biểu đồ dưới cho thấy một xu hướng giảm dài cuối cùng cũng đã chạm đáy sau đó giá gần như đi ngang và cuối cùng là giá được đẩy lên cao hơn. Vùng giá thấp nhất được tạo ra bởi mô hình này thường sẽ là vùng giá hỗ trợ về dài hạn trong tương lai.

mô-hình-giá-dùng-trong-giao-dịch-chứng-khoán-mỹ-traderviet-4.jpg

Lời Kết


Việc áp dụng mô hình để giao dịch trong forex không lạ. Nhưng anh em chứng khoán Mỹ như chúng ta cũng hoàn toàn áp dụng được nhé. Bản thân mình đánh giá khá hiệu quả là đằng khác. Đương nhiên là mình không sử dụng mỗi một mô hình để giao dịch, còn nhiều yếu tốt khác kết hợp nữa như trendline, xung lượng,... những mô hình khá là dễ sử dụng và nhận biết, cũng không phức tạp rất phù hợp cho trader mới. Hy vọng bài viết cung cấp được thông tin hữu ích cho anh em trên diễn đàn. Chúc mọi người buổi tối vui vẻ!

Trích nguồn: stocktrader.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên