8 Bí mật và mẹo Hành động giá giúp bạn từ một trader NGHIỆP DƯ biến thành PRO trader đẳng cấp!

8 Bí mật và mẹo Hành động giá giúp bạn từ một trader NGHIỆP DƯ biến thành PRO trader đẳng cấp!

8 Bí mật và mẹo Hành động giá giúp bạn từ một trader NGHIỆP DƯ biến thành PRO trader đẳng cấp!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,288
32,439
Price Action ( Hành động giá) là một trong những phong cách giao dịch phổ biến nhất trong giới trader.

Một trader biết cách sử dụng hành động giá thường cải thiện đáng kể cả cách nhìn chart lẫn hiệu suất giao dịch của mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều hiểu lầm và sự thật nửa vời đang lưu hành khiến các trader bối rối và gặp phải thất bại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá 8 bí mật hành động giá quan trọng nhất và chia sẻ các mẹo giao dịch theo Price Action hay nhất cho anh em.

Bí mật số #1: Hấp thụ lệnh - Hỗ trợ và Kháng cự


Hỗ trợkháng cự chỉ ra các mức giá quan trọng bởi vì đó là nơi được rất nhiều người chơi trên thị trường sử dụng cho các quyết định giao dịch của họ.

Nếu một xu hướng tăng liên tục bị ép phải quay đầu tại cùng một mức kháng cự, điều này có nghĩa là tỷ lệ giữa phe mua và phe bán đột nhiên nghiêng về một bên. Không chỉ tất cả người mua rút ra khỏi thị trường cùng một lúc, mà người bán ngay lập tức chi phối hoạt động thị trường khi họ khởi đầu xu hướng giảm mới.

Đương nhiên, hỗ trợkháng cự không phải lúc nào cũng ngăn giá tiếp tục xu hướng. Các cú phá vỡ ( breakout) cũng có thể cung cấp các tín hiệu giao dịch xác suất cao.

Phân tích kỹ thuật thông thường cho rằng: Giá càng thường xuyên chạm một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nhất định, giá càng trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, mình không hoàn toàn đồng ý với điều này.

Mỗi khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, sự cân bằng giữa phe mua và phe bán sẽ thay đổi. Bất cứ khi nào giá chạm đến ngưỡng kháng cự trong một xu hướng tăng, sẽ có nhiều người bán tham gia thị trường hơn và thực hiện các giao dịch bán của họ.

Nếu giá chạm đến ngưỡng kháng cự tương tự một lần nữa, sẽ có ít người bán hơn chờ đợi ở đó. Hiện tượng này còn được gọi là "hấp thụ lệnh" (order absorption). Mức kháng cự dần dần suy yếu cho đến khi phe mua không còn gặp phải ngưỡng kháng cự nữa và giá có thể phá vỡ đi lên, tiếp tục xu hướng tăng.

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này khi sự từ chối từ một mức kháng cự ngày càng trở nên yếu hơn và giá có thể quay trở lại ngưỡng kháng cự nhanh hơn trong mỗi lần chạm. Các mô hình như tam giác hoặc Cốc và tay cầm cũng dựa trên khái niệm "hấp thụ lệnh" này.

Hình bên dưới sẽ cho thấy một ví dụ như vậy.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet1.png


Giá Bạc quay trở lại về cùng một mức kháng cự sớm hơn (như các mũi tên cho thấy). Điều này hàm ý rằng ít người bán quan tâm đến việc bán ở mức kháng cự hơn ở mỗi lần chạm. Trong trường hợp này, ngưỡng kháng cự ngày càng trở nên yếu hơn.

Hơn nữa, ngay trước khi có cú breakout xảy ra, xu hướng đang tăng tốc đi lên (như mũi tên nét đứt cho thấy). Cuối cùng, giá đã phá vỡ ngưỡng kháng cự và xu hướng tăng được kéo rộng khi phe bán không còn nhiều hứng thú nữa.

Bí mật số #2: Các giai đoạn biểu đồ


Tại bất kỳ thời điểm nào, giá có thể tăng, giảm hoặc đi ngang. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng như chúng ta đã thấy trong quá trình phân tích hình nến, chúng ta có thể nhanh chóng có được cái nhìn toàn diện khi chia nhỏ các dữ kiện phức tạp thành các thành phần đơn lẻ của nó.

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy mỗi biểu đồ bao gồm 5 giai đoạn sau:

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet2.png


Trend (xu hướng)


Nếu giá tăng trong một khoảng thời gian, thì nó được gọi là một cú "rally" (bật tăng), "bull market" (thị trường tăng giá) hoặc chỉ là "upward trend" (xu hướng tăng). Nếu giá giảm liên tục, nó được gọi là một cú "sell-off" (bán tháo), "bear market" (thị trường giảm giá) hoặc "downward trend" (xu hướng giảm).

Các xu hướng khác nhau có thể có các mức độ khác nhau. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh riêng của phân tích xu hướng.

Correction (điều chỉnh)


Điều chỉnh là những chuyển động giá ngắn so với xu hướng chủ đạo.

Ví dụ, trong một xu hướng tăng, điều chỉnh chính là các giai đoạn ngắn hạn trong đó giá sẽ giảm. Như chúng ta sẽ thấy, giá không phải lúc nào cũng di chuyển trên một đường thẳng theo một hướng trong các giai đoạn xu hướng, mà liên tục di chuyển lên xuống trong các con sóng giá.

Consolidation (tích luỹ/hợp nhất)


Tích luỹ là giai đoạn giá đi ngang (sideways). Trong giai đoạn này, giá sẽ đi ngang trong một "hành lang giá" đã được xác định rõ ràng và không có xung lực nào để bắt đầu một xu hướng.

Breakout (phá vỡ)


Giả sử, phe mua và phe bán ở trong trạng thái cân bằng trong một giai đoạn đi ngang. Nếu tỷ lệ sức mạnh giữa 2 phe thay đổi trong quá trình tích luỹ và một bên của những người chơi trên thị trường giành được quyền kiểm soát, thì một cú phá vỡ sẽ xảy ra từ một pha sideways như vậy.

Sau đó, giá sẽ bắt đầu một xu hướng mới. Vì thế, breakout là mối liên hệ giữa sự hợp nhất và các xu hướng mới.

Trend reversal (đảo chiều xu hướng)


Nếu một sự điều chỉnh tiếp tục trong một thời gian dài và nếu cường độ của nó tăng lên, thì một cú điều chỉnh giá có thể dẫn đến đảo chiều xu hướng hoàn toàn và bắt đầu một xu hướng mới.

Vì thế, giống như các cú breakout, thì các kịch bản đảo chiều xu hướng sẽ báo hiệu sự chuyển đổi từ giai đoạn thị trường này sang giai đoạn thị trường tiếp theo.

* Các giai đoạn biểu đồ có thể được quan sát trên toàn thế giới vì chúng đại diện cho cuộc chiến giữa phe mua và phe bán. Khái niệm này mô tả cơ chế gây ra mọi biến động giá:
  • Giai đoạn xu hướng sẽ đẩy giá lên, cho thấy phe mua đang chiếm hữu thị trường.
  • Giai đoạn tích luỹ đánh dấu sự dừng lại của xu hướng tạm thời. Tuy nhiên, một xu hướng sẽ được tiếp tục cho đến khi giá không đạt được mức cao mới trong xu hướng tăng.
  • Giai đoạn điều chỉnh cho thấy sự gia tăng ngắn hạn của phe đối lập. Nếu giá bị chặn lại thì xu hướng sẽ tiếp tục quay lại chuyển động ban đầu của nó.
  • Mặt khác, các giai đoạn điều chỉnh dài cuối cùng sẽ phát triển thành các xu hướng mới khi tỷ lệ sức mạnh thay đổi hoàn toàn.
8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet3.png


Mặc dù trình tự và độ mạnh của các giai đoạn biểu đồ riêng lẻ có thể khác nhau rất nhiều, nhưng bất kỳ biểu đồ cũng chỉ chứa các giai đoạn này. Nếu chúng ta hiểu chúng một cách toàn diện thì việc phân tích giá trở nên tương đối đơn giản.

Bí mật số #3: Độ dài và độ dốc của sóng


Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn. Sau khi thấy rằng bất kỳ biểu đồ nào cũng chỉ có thể được tạo thành từ các giai đoạn trên, được tạo thành từ chính sóng giá, thì chúng ta sẽ khám phá 4 yếu tố khác nhau của phân tích sóng.

Độ dài của các sóng xu hướng riêng lẻ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của chuyển động giá.

Trong một xu hướng tăng, các sóng xu hướng tăng dài không bị ngắt quãng bởi các sóng điều chỉnh cho thấy, phe mua chiếm đa số. Mặt khác, các sóng xu hướng nhỏ hơn hoặc chậm hơn cho thấy xu hướng không mạnh hoặc đang dần mất đà.

Hình dưới đây cho thấy các giai đoạn xu hướng được mô tả rõ ràng bởi các sóng giá dài góp vào hướng xu hướng cơ bản.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet4.png


Tỷ lệ giá tăng trong một xu hướng cũng rất quan trọng. Nhìn chung, các xu hướng vừa phải có tuổi thọ dài hơn và giá tăng đột ngột thường cho thấy một xu hướng kém bền vững hơn. Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này trong cái gọi là bong bóng (giá), trong đó giá giảm trở lại nhanh chóng sau một cú tăng bùng nổ.

Sự phát triển về độ dốc của các xu hướng và sóng giá, so với bổi cảnh biểu đồ tổng thể, cũng rất quan trọng: Sóng giá tăng mạnh hoặc suy yếu có thể cho thấy rằng một xu hướng đang tăng nhanh hoặc đang dần đi đến bế tắc.

Các mối tương quan thú vị có thể được thấy từ độ dốc và độ dài của sóng:
  • Một xu hướng là nguyên vẹn nếu chúng ta tìm thấy các sóng xu hướng dài hoặc sóng dài hơn với một góc vừa phải và tăng dần.
  • Mặt khác, một xu hướng với các sóng xu hướng ngày càng ngắn hơn và đồng thời mất đi độ dốc của nó, cho thấy một sự kết thúc có thể xảy ra.
Ảnh bên dưới cho thấy một tình huống trong đó độ dài và độ dốc thay đổi trong xu hướng tăng. Ngay sau đó là một cú đảo chiều hoàn toàn.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet5.png


Bí mật số #4: Vị trí vào lệnh - cải thiện giao dịch của bạn ngay lập tức


Ngay cả khi bạn nhận thấy tín hiệu hành động giá tốt nhất, bạn vẫn có thể tăng tỷ lệ cược của mình lên rất nhiều bằng cách chỉ thực hiện các giao dịch ở các mức giá quan trọng và có ý nghĩa. Hầu hết các trader nghiệp dư đều mắc lầm khi nhận các tín hiệu hành động giá bất kể chúng xảy ra ở đâu, sau đó tự hỏi tại sao winrate của họ lại thấp đến như vậy.

Một tín hiệu tốt tại một khu vực kháng cự/ hỗ trợ hoặc cung/cầu rất quan trọng thường có thể báo trước một giao dịch tuyệt vời.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet6.png


Để tăng khả năng có cơ hội giao dịch thành công, đừng tham gia giao dịch một cách mù quáng trong các vùng hỗ trợkháng cự như vậy. Bạn nên chờ thêm các yếu tố hợp lưu, ví dụ: mô hình nến Vai-Đầu-Vai hoặc mô hình 2 đỉnh xuất hiện ở mức kháng cự/ hỗ trợ, như vậy thì xác suất thắng là rất cao!

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy mô hình Vai-Đầu-Vai bên trái đã xảy ra như thế nào ngay tại mức kháng cự dài hạn ở bên phải.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet7.png


Điểm 4 trên chart bên phải đánh dấu nơi hình thành đầu và vai. Việc phóng to và thu nhỏ chart thường sẽ giúp bạn nhìn thấy bức tranh lớn hơn và cho phép bạn thu thập các manh mối quan trọng.

Khi chúng ta thu nhỏ chart lại, chúng ta có thể thấy rằng mô hình Vai-Đầu-Vai hình thành trực tiếp ở phần dưới của mức kháng cự mạnh, tạo ra sự hợp lưu bổ sung cho giao dịch của chúng ta.

Bí mật số #5: Ngừng tìm kiếm các mô hình trong sách giáo khoa


Một vấn đề lớn đó là các trader luôn tìm kiếm các mô hình trong sách giáo khoa và sau đó họ áp dụng kiến thức sách giáo khoa đó vào các biểu đồ.

Chỉ cần tự hỏi bản thân: Tại sao nhiều trader thua lỗ? Liệu nó có thể liên quan đến thực tế là tất cả họ đều đọc cùng một cuốn sách, giao dịch cùng một mô hình và nhìn vào các biểu đồ giống nhau? Mình nghĩ là có! Là một trader, bạn cần phải tư duy khác đi.

Trading không hoạt động theo cách này và giá là một khái niệm rất động. Giá và mô hình thay đổi liên tục, nếu mọi người đang cố gắng giao dịch theo cùng một cách trên cùng một mô hình, thì những tay to trên thị trường sẽ tận dụng điều đó để có lợi cho họ.

Đây có thể là một trong những bí mật hành động giá bị hiểu lầm nhiều nhất. Hãy ngừng tìm kiếm các phím tắt và đừng chờ đợi các mô hình được in sẵn trong sách giáo khoa - hãy đọc các suy nghĩ và giao dịch như một dân chuyên thực thụ.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet8.png

Bí mật số #6: 4 manh mối của nến và hành động giá


Để hiểu phân tích giá và hình nến, sẽ rất hữu ích nếu bạn hình dung biến động giá trên thị trường tài chính như một trận chiến giữa phe mua và phe bán. Phe mua suy đoán rằng giá sẽ tăng và đẩy giá lên thông qua các giao dịch/ sở thích mua của họ. Ngược lại, phe bán đặt cược vào giá giảm và đẩy giá xuống cùng với sở thích bán của họ.

Nếu bên này mạnh hơn bên kia, thị trường tài chính sẽ xuất hiện những xu hướng sau:
  • Nếu có nhiều người mua hơn người bán, thì người mua sẽ chẳng có bất kỳ ai để khớp lệnh được. Giá sau đó sẽ tăng cho đến khi trở nên cao đến mức người bán một lần nữa thấy đủ hấp dẫn để vào cuộc. Đồng thời, giá cuối cùng quá cao khiến phe mua không thể tiếp tục mua.
  • Tuy nhiên, nếu có nhiều người bán hơn người mua, giá sẽ giảm cho đến khi sự cân bằng được khôi phục và nhiều người mua tham gia vào thị trường hơn.
  • Sự mất cân bằng giữa 2 phe càng lớn thì sự chuyển động của thị trường theo một hướng càng nhanh. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch không quá lớn, thì giá có xu hướng thay đổi chậm hơn.
  • Khi nhu cầu mua và bán ở trạng thái cân bằng, không có lý do gì để giá thay đổi. Cả hai bên đều hài lòng với mức giá hiện tại và có sự cân bằng trên thị trường.
Bạn cần phải ghi nhớ điều này, vì bất kỳ phân tích giá nào cũng nhằm mục đích so sánh tỷ lệ sức mạnh của 2 bên để đánh giá những người chơi trên thị trường, bên nào mạnh hơn thì giá sẽ di chuyển theo hướng đó.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet9.png

i) Độ dài của đuôi nến


Nếu bạn thấy rất nhiều đuôi nến dài, thì điều đó có nghĩa là sự biến động và không chắc chắn đang tăng lên.

ii) Đuôi nến tăng vs. Đuôi nến giảm


Bạn thấy đuôi nến nhiều hơn/ dài hơn ở phía trên hay phía dưới? Những đuôi nến thò ra ở phía dưới thân nến thường báo hiệu sự từ chối và những nỗ lực giảm giá thất bại.

iii) Vị trí của thân nến


Thân nến nằm gần đỉnh hay đáy nến hơn? Thân nến gần đỉnh hơn thường báo hiệu áp lực tăng giá.

iv) Thân nến


Nến có thân lớn và đuôi nhỏ thường biểu thị nhiều sức mạnh, trong khi nến có thân nhỏ và đuôi nến lớn lại báo hiệu sự do dự.

Bí mật số #7: Thời gian của broker không thành vấn đề


Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu thời gian của broker và thời gian đóng cửa của nến có ảnh hưởng nhiều đến hành động giá hay không? Thực ra, nó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào đối với giao dịch tổng thể của bạn, mặc dù các khung thời gian như H4 hay Daily trông sẽ khác nhau đối với các broker khác nhau.

Hình ảnh dưới đây cho thấy cùng một thị trường và cùng một khoảng thời gian, và cả hai đều là khung H4.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet10.png


Họ đã sử dụng các thời gian đóng cửa khác nhau cho các cây nến của mình và do đó, biểu đồ trông hơi khác một chút. Một số manh mối quan trọng mà thị trường bên trái thể hiện không xuất hiện trên biểu đồ bên phải và ngược lại.

Vậy, không có thời gian của broker nào là "tốt hơn" so với broker nào - chỉ là các tín hiệu bạn nhận được sẽ hơi khác nhau. Điểm quan trọng nhất là bạn phải đưa ra các quyết định nhất quán và đừng làm mình bối rối khi thay đổi giữa các nguồn cấp dữ liệu broker khác nhau.

Bí mật số #8: Ép chốt lệnh và săn stoploss các trader nghiệp dư


Các mô hình hành động giá phổ thông thường rất rõ ràng và nhiều trader tin rằng broker của họ luôn tìm cách săn stoploss của mình, vì họ dường như luôn bị "stop out" - mặc dù setup đã rất rõ ràng.

Không quá khó để các trader chuyên nghiệp ước tính nơi mà các trader nghiệp dư vào lệnh và đặt dừng lỗ khi mô hình hành động giá hình thành.

Việc săn stoploss mà bạn thấy không phải do broker của bạn thực hiện, mà bởi những trader có lợi nhuận, những người chỉ đơn giản là ép những trader nghiệp dư chốt lệnh để tạo ra nhiều thanh khoản hơn.

Đây là một trong những bí mật hành động giá có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho hiệu suất giao dịch của một trader.

8-Bi-mat-hanh-dong-gia-cho-trader-TraderViet11.png


Lời kết


Hầu hết các mẹo trên có thể không được các pro trader coi là bí mật hành động giá, nhưng những trader từ tầm thấp đến tầm trung có thể cải thiện chất lượng giao dịch cũng như cách họ nhìn nhận thị trường một cách đáng kể chỉ với một vài mẹo trong số đó.

Hy vọng bài viết là hữu ích với mọi người. Happy Trading!

Nguồn: tradeciety
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 502 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 419 Xem / 41 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,735 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 69 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 186 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên