Phỏng vấn Kathy Lien - Cựu JP Morgan Trader tiết lộ về cách giao dịch của một banker!

Phỏng vấn Kathy Lien - Cựu JP Morgan Trader tiết lộ về cách giao dịch của một banker!

Phỏng vấn Kathy Lien - Cựu JP Morgan Trader tiết lộ về cách giao dịch của một banker!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,419
Trong cuộc phỏng vấn này, Kathy Lien tiết lộ cách các bank trader giao dịch Forex cũng như phân tích thị trường. Cô ấy cũng sẽ chia sẻ với bạn chiến lược giao dịch, cách cô ấy trở thành một nhà giao dịch JP Morgan.

Là một cựu trader cho ngân hàng đầu tư, cô ấy cũng sẽ chia sẻ với bạn những ngày tháng trong cuộc đời của một banker và một trader chuyên nghiệp trên Phố Wall.

Kathy là giám đốc điều hành quản lý tài sản BK và là người đồng sáng lập BKforex với Boris Schlossberg. Cô tốt nghiệp Đại học New York và bắt đầu công việc đầu tiên với tư cách là một nhà giao dịch chuyên nghiệp tại JP Morgan. Sau đó, cô ấy học phân tích kỹ thuật từ các kỹ thuật viên khác và đó là nơi cô ấy bắt đầu phát triển chiến lược giao dịch của mình.

Trong cuộc phỏng vấn này, bạn cũng sẽ tìm hiểu cách giao dịch của các ngân hàng và các chiến lược được các bank trader sử dụng. Cô ấy cũng sẽ chia sẻ với bạn thế mạnh của các nữ trader là gì! Cô ấy là một trong số ít những nữ Forex trader nổi tiếng trên Phố Wall và bạn chắc chắn có thể lấy cảm hứng từ cô ấy cho dù bạn là nam hay nữ.

Bài phỏng vấn này được đăng trên kênh Youtube chính thức của Karen Foo - một Forex trader và diễn giả truyền động lực người Singapore nhé mọi người. Và còn chần chờ gì nữa, chúng ta cùng bóc băng nó thôi!


Karen: Tôi cá là các bạn đã biết đây là ai rồi... Cô ấy là Kathy Lien, người đã xuất hiện trên rất nhiều kênh truyền thông tài chính như CNBC, Bloomberg, MarketWatch... Cô ấy làm việc tại thành phố New York và là tác giả của rất rất nhiều cuốn sách best-selling. Kathy có hơn 20 năm kinh nghiệm giao dịch trên thị trường tài chính. Trước tiên, tôi muốn hỏi về hành trình giao dịch của cô? Cô đã bắt đầu trading như thế nào?

Phong-van-Kathy-Lien-Cuu-JP-Morgan-Trader-TraderViet1.png


Kathy: Lời đầu tiên, tôi cảm ơn bạn rất nhiều vì đã mời tôi tham gia buổi phỏng vấn hôm nay, Karen. Tôi nghĩ hành trình giao dịch của tôi khá đặc biệt và dù bạn có tin hay không, thì mọi thứ đã đến rất tự nhiên. Tôi còn nhớ khi tôi còn học đại học, chuyên ngành học của tôi lúc đó là Pre-Med (thuộc về ngành Y). Tôi biết, bố mẹ nào cũng mong muốn con của họ trở thành bác sĩ, luật sư cả, mẹ tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng sự thật là tôi sợ xanh mặt khi nhìn thấy máu - một dấu hiệu kinh khủng cho thấy chuyện này sẽ chẳng đi đến đâu.

May quá, tôi đã chuyển đến New York University. Họ có một dạng chương trình luân chuyển, cho phép bạn tham gia học các lớp khác nhau để tìm ra những gì bạn thực sự muốn làm. Một trong những lớp tôi học là Kinh tế vĩ mô và vì một lý do nào đó, tôi rất thích học nó và tôi không gặp khó khăn gì cả, khác hẳn với lúc tôi phải học môn Hoá học hữu cơ. Sau đó, tôi đã chuyển sang trường NYU Stern School of Business. Và khi tôi sang đó, chúng tôi được yêu cầu phải tham gia thực tập. Thật may là tôi có được cơ hội thực tập với Market Techinicians Association (Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường). Độ khoảng năm 1996, chẳng có ai giao dịch với máy tính, và về nghĩa đen, chúng tôi lập biểu đồ bằng bút và giấy. Và đó là nơi tôi đã học phân tích kỹ thuật. Khi tôi tốt nghiệp, công việc đầu tiên của tôi là làm cho JP Morgan. Nhưng tôi thực sự chưa bắt đầu ngay với trading. JP Morgan cũng có chương trình luân chuyển trong lúc training của họ và công việc đầu tiên của tôi là bộ phận công cụ phái sinh tín dụng. Và ơn Chúa, tôi đã không ở lại. Và vị trí luân chuyển thứ hai của tôi là tại bàn giao dịch FX của JP Morgan. Một lần nữa, tôi lại vô cùng yêu thích công việc này - bàn làm việc của nhà tạo lập thị trường. Khi ấy, tôi chỉ là một junior trader (nhà giao dịch mới).

Phong-van-Kathy-Lien-Cuu-JP-Morgan-Trader-TraderViet2.jpeg


Khi Chase và JP Morgan sáp nhập, tôi có cơ hội tham gia vào một prop trading desk. Vì vậy, tôi cần phải nhìn thị trường từ góc độ bên trong lẫn bên ngoài. Cụ thể, tôi cần phải có cái nhìn bao quát từ góc độ vĩ mô, và có cái nhìn chi tiết từ góc độ của dòng tiền và hành động giá hàng ngày, rồi mới giao dịch bằng vốn của ngân hàng. Tôi làm công việc đó trong một vài năm. Bạn biết đấy, tôi tốt nghiệp đại học khá sớm (năm 18 tuổi) nên sau khi đi làm vài năm, tôi được khoảng 23, 24 tuổi gì đấy. Tôi đã nhìn lại mình đang làm những gì. Tôi nhìn người phụ nữ ngồi kế bên tôi tầm 50-60 tuổi, và tôi đang làm y chang những gì bà ấy làm. Tôi nghĩ rằng, tôi không thể làm như thế này trong suốt phần đời còn lại của mình được.

Vào thời điểm ấy, ai cũng làm việc cho dotcom vì đó là thời kỳ bùng nổ của nó. Tôi quyết định sẽ thực hiện một chuyến phiêu lưu. Đúng lúc này, FXCM đang tuyển dụng. Họ là một công ty cực kỳ nhỏ, 25 người. Và tôi đã tham gia và giúp họ bắt đầu bàn nghiên cứu (reseach desk), giúp họ phát triển thành một công ty có 500 nhân viên.

Sau đó, một công ty có tên là GFT đã gửi cho tôi một lời mời cộng tác để giúp họ làm điều tương tự. Nhưng rốt cuộc, GFT đã bị bán. Đồng nghiệp Boris và tôi đã quyết định tự thân giao dịch. Bản thân chúng tôi trước tiên phải là một trader, sau đó mới là nhà phân tích.

Phong-van-Kathy-Lien-Cuu-JP-Morgan-Trader-TraderViet3.jpeg


Tôi đã có cơ hội tinh chỉnh các kỹ năng cũng như đăng các bài viết phân tích cơ bản và nội dung nghiên cứu ra công chúng. Khi GFT sắp sửa bị thâu tóm, chúng tôi quyết định tự làm full-time cho công ty của chính mình. Kể từ đấy, đó là những gì chúng tôi vẫn đang làm.

Karen: Vậy một ngày trong đời của một bank trader trên Phố Wall sẽ như thế nào?

Kathy: Về cơ bản, tôi nhớ những gì diễn ra khi làm cho JP Morgan là... Chúng tôi đến văn phòng trước 6 giờ sáng và họp để bàn về các thị trường qua đêm, biết được chuyện gì đã xảy ra và đảm bảo cập nhật các tin tức. Sau đó, chúng tôi sẽ ngồi theo nhóm, nói về những gì mình nghĩ có thể ảnh hưởng đến tiền tệ vào ngày hôm đó, chia sẻ một vài ý tưởng về phân tích kỹ thuậtphân tích cơ bản, có gì hay, chiến lược nào sẽ được áp dụng. Tiếp đến, chúng tôi sẽ vào bàn làm việc và phân tích biểu đồ, chờ cơ hội để mua hoặc bán. Tuỳ thuộc vào loại chiến lược chúng tôi sử dụng, chúng tôi thường vào lệnh trước khi thị trường chứng khoán New York mở cửa, bởi vì 7-8 giờ sáng thường là khung giờ vàng, trước khi dữ liệu được công bố - có rất nhiều cơ hội giao dịch ngắn hạn.

Sau đó, khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa, chúng tôi có thể thực hiện các giao dịch dựa trên Risk on, Risk off. Xong, chúng tôi có thể lắng nghe yêu cầu giao dịch của các khách hàng. Và rồi, chúng tôi ăn trưa. Sang buổi chiều, chúng tôi sẽ đánh giá một số giao dịch đã thực hiện và cũng nhìn vào các giao dịch qua đêm mà chúng tôi có thể muốn thực hiện khi sang phiên Á. Chúng tôi uống cà phê, tán gẫu, đưa cho nhau lời khuyên về các cú trade và nói chuyện về các khách hàng. Thông thường, ngày làm việc sẽ kết thúc vào khoảng 4 giờ chiều. Giai đoạn căng thẳng nhất trong ngày là từ 6:45 sáng đến 12:00 trưa - phiên Âu đóng cửa. Khi ấy, thị trường chuyển động và mọi thứ đều rất nhạy cảm, chúng tôi ai cũng giao dịch cả. Nhưng khi sang buổi trưa, mọi thứ bắt đầu yên ắng dần.

Karen: Theo cô, những điểm mạnh mà một nữ trader sở hữu là gì?

Phong-van-Kathy-Lien-Cuu-JP-Morgan-Trader-TraderViet4.png


Kathy: Tôi nghĩ một trong những điểm mạnh chính của các nữ trader đó là những bà mẹ như tôi trải qua rất nhiều thứ trong cuộc sống, bạn không thể cứ bám víu lấy quá khứ. Và đó cũng là cách mà tôi tiếp cận với trading. Tôi có những tuần tốt, tôi có những tuần tệ (ơn giời những tuần tốt vẫn nhiều hơn những tuần tệ), nhưng tôi vẫn không bám víu vào chúng. Boris, đồng nghiệp của tôi, luôn tự hỏi làm sao mà tôi có thể xoay sở nhanh đến thế (tôi trade khung daily, còn anh ấy trade khung weekly). Và tôi đáp rằng, tôi chỉ đơn giản là khởi động mọi thứ lại từ đầu và nhìn vào mỗi ngày như một ngày giao dịch mới. Tôi không để cho quá khứ ảnh hưởng đến tương lai. Tôi nghĩ đó là trực giác của phụ nữ, theo một cách nào đó.

Tôi có một chiến lược giao dịch được sử dụng trong một thời gian rất lâu, nó hoạt động khá hiệu quả khi backtest và tôi tin tưởng nó. Kể cả khi tôi có một ngày tồi tệ, hoặc một tuần tồi tệ, thì cũng không thể nói được hiệu suất của nó sẽ như thế nào trong dài hạn. Tôi nghĩ, phụ nữ vô cùng tôn trọng bằng chứng. Bất cứ khi nào tôi phát triển một chiến lược giao dịch, tôi luôn đảm bảo rằng, mình đã tìm ra đủ chứng cứ để thuyết phục bản thân rằng, nó sẽ hiệu quả khi áp dụng trên môi trường thực tế, hoặc trước khi tôi dạy nó cho ai đó. Tôi cũng cho rằng, phụ nữ sẽ làm việc chăm chỉ hơn đàn ông nhiều đấy. Chúng tôi phải gồng gánh rất nhiều chuyện trong cuộc sống thường nhật, cho nên cũng không ngạc nhiên khi chúng tôi tạo ra kết quả như thế.

Karen: Ý của cô có phải là, phụ nữ có khả năng multi-tasking (đa tác vụ) tốt hơn đàn ông?

Kathy: Chắc chắn rồi! Buổi sáng, tôi vừa giao dịch, vừa làm bữa sáng và bữa trưa cho các con, đồng thời cũng theo dõi các thị trường. Buổi tối, tôi phải nấu ăn cho gia đình, cho các con tắm, ngủ, rồi mới giao dịch. Có những hôm làm việc tại nhà, tôi phải chạy từ bếp vào phòng làm việc để kiểm tra thị trường, nhưng may mắn thay, tôi rất tin tưởng chiến lược giao dịch của mình, nên cũng không cần kiểm tra quá thường xuyên.

Karen: Một trong những chiến lược mà cô sử dụng là cách tiếp cận Top-down. Vậy, cô có thể chia sẻ cho chúng tôi biết quá trình phân tích của cô diễn ra như thế nào không?

Phong-van-Kathy-Lien-Cuu-JP-Morgan-Trader-TraderViet5.jpeg


Kathy: Về cơ bản, tôi sẽ nhìn vào vị trí hiện tại của thị trường và thành thực mà nói, phân tích cơ bản sẽ không thay đổi ngày qua ngày. Ví dụ, khi bạn có triển vọng cho Úc, họ đang phải phong toả, thì họ sẽ vẫn bị phỏng toả trong vài tuần nữa. Khi dữ liệu được công bố, nó cũng có giá trị trong vòng ít nhất là một tháng. Vậy, tôi sẽ bắt đầu với bức tranh tổng quát - những quốc gia này đang làm gì, các ngân hàng trung ương đang nói gì, nhắm đến các hành động chính sách như thế nào, các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội nào đang nổi cộm có thể ảnh hưởng đến các quốc gia này? Kết hợp tất cả lại với nhau, tôi gọi chúng là bản đồ nhiệt phân tích cơ bản. Tôi sẽ đánh giá nó một tuần một lần. Và từ đây, tôi thiết lập nền tảng cho các giao dịch.

Mỗi ngày, chiến lược giao dịch của tôi sẽ quét trên biểu đồ khung H1 và khi setup hình thành, tôi chỉ bắt tay vào trade khi setup đồng bộ với quan điểm phân tích cơ bản của tôi. Chẳng hạn, một ngày, tôi có một vị thế mua cặp EURNZD, nhưng tôi cho rằng, okay, ECB đang "dovish" và họ không muốn giảm bớt việc mua tài sản, trong khi RBNZ lại là một trong những ngân hàng trung ương "hawkish" nhất ngoài kia. Vì thế, tôi sẽ không thực hiện cú trade này. Tôi sẽ chờ cho đến khi xuất hiện tín hiệu bán cặp EURNZD! Có một yếu tố kết hợp nữa, đó là "sentiment" (tâm lý thị trường) của ngày giao dịch, liệu thị trường đang cảm thấy như thế nào, tâm lý đang là "risk on" hay "risk off", liệu phe gấu đặt cược vào NZD hơn là EUR? Nếu như vậy, kể cả khi tôi có nhận định giảm giá trên cặp EURNZD từ quan điểm phân tích cơ bản, và kể cả khi tôi có tín hiệu Sell từ chiến lược, và chúng ta sắp có một đợt sell-off khủng trên thị trường, NZD chắc chắn sẽ giảm nhiều hơn so với EUR bởi vì nó là một đồng tiền nhạy cảm hơn, thì điều này nói với tôi này, đã đến lúc tránh xa cú trade này.

Nhưng! Nếu tất cả đều thuận theo một hướng: nhận định giảm trên cặp EURNZD, tín hiệu Sell từ chiến lược, cả hai đồng EUR và NZD đều di chuyển theo cùng một động lượng; thì đó là một setup hoàn hảo cho một giao dịch! Và đó là cách phân tích Top-down của tôi với phân tích cơ bản + phân tích kỹ thuật + phân tích tâm lý thị trường.

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
thường thì mình chỉ nghe youtube bằng tiếng anh nếu là trading ( vì nguồn tài liệu dồi dào). có nghe 1-2 bài của đồng chí karen này, nhưng mà k thể nào nghe nổi với cái kiểu phát âm singlish của bác. k phải k hay, k phải k hiểu. đơn giản là mình k thích nghe giọng singlish. chả có cảm hứng gì cả ấy.
 
thường thì mình chỉ nghe youtube bằng tiếng anh nếu là trading ( vì nguồn tài liệu dồi dào). có nghe 1-2 bài của đồng chí karen này, nhưng mà k thể nào nghe nổi với cái kiểu phát âm singlish của bác. k phải k hay, k phải k hiểu. đơn giản là mình k thích nghe giọng singlish. chả có cảm hứng gì cả ấy.
Kiểu oke lah phải không bác?
 
thường thì mình chỉ nghe youtube bằng tiếng anh nếu là trading ( vì nguồn tài liệu dồi dào). có nghe 1-2 bài của đồng chí karen này, nhưng mà k thể nào nghe nổi với cái kiểu phát âm singlish của bác. k phải k hay, k phải k hiểu. đơn giản là mình k thích nghe giọng singlish. chả có cảm hứng gì cả ấy.
Vậy là bạn chưa nghe người Nga nói tiếng Anh rùi. Công nhận người Sing nói khó nghe thiệt, nhưng khi nghe người Nga nói, bạn sẽ cảm thấy giọng Singlish đáng yêu hơn nhiều :v
 
Tin người nổi tiếng có mà ăn cháo, sợ ngay cả cháo cũng không có mà ăn. Chẳng có trader ngân hàng nào trade bằng tay cả. Là nhà tạo lập thị trường, có có đầy đủ các loại thông tin, ví dụ real volume ở từng mức giá, vùng có nhiều TP, SL,v.v Nhiệm vụ của họ là dùng chiến lược nào tìm thanh khoản, tức là thả mồi để bẫy các trader trên thị trường như thế nào. Ai rảnh đâu mà ngồi ptkt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tin người nổi tiếng có mà ăn cháo, sợ ngay cả cháo cũng không có mà ăn. Chẳng có trader ngân hàng nào trade bằng tay cả. Là nhà tạo lập thị trường, có có đầy đủ các loại thông tin, ví dụ real volume ở từng mức giá, vùng có nhiều TP, SL,v.v Nhiệm vụ của họ là dùng chiến lược nào tìm thanh khoản, tức là thả mồi để bẫy các trader trên thị trường như thế nào. Ai rảnh đâu mà ngồi ptkt
"real volume ở từng mức giá, vùng có nhiều TP, SL,v.v" cái này hông phải là phân tích kỹ thuật hả anh? :p
 
"real volume ở từng mức giá, vùng có nhiều TP, SL,v.v" cái này hông phải là phân tích kỹ thuật hả anh? :p

Cái này là rảnh rỗi quá đấy thôi.

Mình thấy cô ta đang làm truyền thông cho nhà cái, những ý tưởng mà cô ta chia sẻ, đó là những suy nghĩ của trader nhỏ nhe hay quĩ đầu tư nhỏ, không phải là suy nghĩ của trader ngân hàng. Nhiệm vui chính của trader ngân hàng là tìm thanh khoản phục vụ cho nhu cầu trao đổi ngoại tệ của doanh nghiệp. Công việc này dẫn tới việc săn SL, vì ở đâu có LS, ở đó có thanh khoản.

Mà ai lại tự nhận mình là 1 stoploss hunter kia chứ, xấu hổ muốn chít luôn á
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 457 Xem / 20 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 17 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,444 Xem / 1,065 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 70 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên