6 dạng hỗ trợ và kháng cự quan trọng - Đừng trade nếu chưa biết

6 dạng hỗ trợ và kháng cự quan trọng - Đừng trade nếu chưa biết

6 dạng hỗ trợ và kháng cự quan trọng - Đừng trade nếu chưa biết

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,509
Thị trường lúc đi lên, lúc đi xuống, lúc đi ngang, đôi lúc đi theo quy luật nhưng đôi lúc cũng phá vỡ quy luật. Tuy nhiên cũng có cách để hiểu được các biến động của thị trường, đó chính là phân tích hành động giá cũng như các mức quan trọng của thị trường nơi mà giá sẽ bật cao hơn hay đảo chiều thấp hơn chúng ta gọi chúng là các mức hỗ trợkháng cự.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với anh em 6 mức hỗ trợkháng cự quan trọng, hiểu được cách thị trường đã, đang và sẽ đi như thế nào, từ đó có cách đặt stop loss, take profit và cách quản trị rủi ro cho hiệu quả.

Các đỉnh trước và đáy trước truyền thống


Có lẽ mức hỗ trợkháng cự quan trọng nhất là các đỉnh trước và đáy trước. Đây là các mức mà anh em sẽ thấy được khi xem các chart tuần hoặc tháng. Bằng cách này, chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường và các điểm đảo chiều quan trọng. Đơn giản chỉ cần xác định các mức mà giá đã đảo chiều cao hơn hoặc thấp hơn và đánh dấu bằng các đường ngang như hình dưới đây:

ho-tro-khang-cu-traderviet-1.png

Sau đó, để chắc ăn hơn anh em có thể vẽ thêm các đường hỗ trợ & kháng cự trên chart ngày, như hình dưới thì các mức cũ cũng giữ nguyên vị trí, tuy nhiên xuất hiện thêm các mức mới mà trên chart tuần không thấy được:

ho-tro-khang-cu-traderviet-2.png



Các đỉnh/đáy trước hình thành kiểu bậc thang


Anh em đã nghe câu “ Hỗ trợ cũ thành kháng cự mới và kháng cự cũ thành hỗ trợ mới” chưa? Điều này là một dạng của thị trường khi mà các đỉnh & đáy cao hơn hình thành, hoặc các đỉnh & đáy thấp hơn hình thành, trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Đánh dấu lại các mức này, và khi giá phá vỡ lên hoặc xuống chúng ta có thể chờ trade hồi lại, còn gọi là trade pullback. Khi bắt gặp hiện tượng này, anh em có thể biết là đang có một xu hướng chắc chắn tồn tại.

ho-tro-khang-cu-traderviet-3.png

Các đỉnh/đáy trước để quản trị rủi ro


Trong ví dụ dưới đây, anh em để ý giá phá vỡ thấp hơn, xuống dưới tận hỗ trợ, rồi nó giữ nguyên vị trí dưới mức đó, và kể từ đó mức này trở thành mức kháng cự. Chúng ta có thể bán tại mức này hoặc ngay dưới nó nếu giá vẫn nằm dưới. Bằng cách này, chúng ta có thể biết vị trí để chờ đợi cú trade tiếp theo, và nếu giá vượt qua mức đó thì ý tưởng của chúng ta đã hoàn toàn vô dụng, thế thì đặt stop loss vừa trên mức đó là hợp lý. Thêm nữa, chúng ta có thể vận dụng các đỉnh/đáy trước lân cận như các điểm chốt lời.

ho-tro-khang-cu-traderviet-4.png






Các mức hỗ trợ và kháng cự biến động


Biến động ở đây là các mức có sự di chuyển, hay nói cách khác là trung bình động. Một đường trung bình động di chuyển lên hay xuống cho thấy hành động giá. Dưới đây là ví dụ đường trung bình động hàm mũ ( ema) 50 chu kỳ dùng để phát hiện xu hướng giảm và điểm vào lệnh:

ho-tro-khang-cu-traderviet-5.png

Đường 21 ema cũng có thể được dùng theo cách tương tự, nhớ rằng ema chu kỳ càng ngắn thì giá càng tương tác với ema thường xuyên hơn, do đó trong thị trường co dãn ít thì anh em nên dùng ema chu kỳ ngắn như 21 chẳng hạn:

ho-tro-khang-cu-traderviet-6.png



Trade range theo các mức hỗ trợ & kháng cự


Trade range theo các mức hỗ trợ & kháng cự có thể cho chúng ta nhiều cơ hội vào lệnh giá trị đối với một price action Trader. Ý tưởng chính là đầu tiên chúng ta tìm một range (giá chỉ bật lên xuống giữa 2 mức song song nhất định), sau đó tìm tín hiệu price action giữa các mức này.
Trong hình ví dụ dưới đây, chúng ta có một range khá bự vì giá chỉ biến động giữa hỗ trợ & kháng cự:

ho-tro-khang-cu-traderviet-7.png

Vùng hỗ trợ & kháng cự theo sự kiện


Các vùng có sự kiện là các mức quan trọng của thị trường khi một sự kiện hành động giá xảy ra. Nó có thể là một cú đảo chiều mạnh mẽ hoặc một tín hiệu price action rõ ràng, cả hai đều dẫn đến một hướng đi mạnh của giá.

ho-tro-khang-cu-traderviet-8.png

Trên hình ví dụ, anh em có thể thấy một mức sự kiện được hình thành sau một nến đảo chiều giảm mạnh trên chart tuần (cũng có một pin bar giảm mạnh trên chart ngày tại đó). Anh em cần đánh dấu lại mức này vì nó là một mức quan trọng để chờ vào lệnh bán tại điểm blind entry hoặc tín hiệu bán trên chart 1H hoặc 4H hoặc ngày.

Trên đây là các mức hỗ trợ & kháng cự quan trọng mà anh em Trader cần để ý, từ các mức này anh em có thể nắm được nước đi của thị trường từ đó vào lệnh và quản trị rủi ro hiệu quả. Anh em thấy hữu ích thì like nhé. Chúc anh em trade an toàn.

Xem thêm:

>> Trader học được gì từ lần thất bại của một sinh viên năm ba?

 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bác Nhật Hoài có thể cho mình hỏi thêm về phần ( Các mức hỗ trợ và kháng cự biến động ) ở hình thứ 2, ở 1 trend tăng như thế, thì mình có thể đợi giá hồi về đường Support EMA và kết hợp PA thích hợp để entry, nhưng ở phía sau thì lại không có mức Resi nào vậy mình dựa vào đâu để chọn điểm take TP hợp lý ạ :confused:

 
Bài viết hay, hình ảnh trực quan hơn bài viết có cùng nội dung của bác Oliver. Thanks
 
Lâu rồi có dịp đọc lại vẫn hữu ích nghiền ngẫm thêm. Thanks Hoài
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 740 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,242 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên