[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần II

[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần II

[Tổng hợp] 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD - Phần II

namthang

Editor
Trial mod
2,987
16,045
Hello cả nhà,

Dưới đây là 1 bài tổng hợp rất chi tiết về 50 yếu tố chi phối mạnh mẽ tới giá trị của đồng USD mà mình thiết nghĩ là rất quan trọng đối với anh em trader chúng ta, mình xin được phép chia ra thành nhiều phần bởi vì nó khá dài và đầy đủ. T

Trong phần I mình đã tổng hợp lại các nội dung chính rồi, anh em có thể đọc lại theo link bên dưới:

>>> Xem lại: https://traderviet.org/t/tong-hop-50-yeu-to-chi-phoi-manh-me-toi-gia-tri-cua-dong-usd-phan-i.64577/

Trong phần này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết 3 phần lớn đầu tiên:

I. Cán cân thương mại và đầu tư (Balance of trade and investment)


Cán cân thương mại và đầu tư có tầm ảnh hưởng quan trọng bậc nhất đến giá trị của đồng USD.

upload_2022-4-19_20-6-30.png

Cán cân thương mại thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Mỹ. Trong khi đó, cán cân đầu tư cho thấy sự chênh lệch về "xuất khẩu" và "nhập khẩu" nguồn vốn (ví dụ: tiền dùng để mua chứng khoán).

Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nó được gọi là thặng dư. Khi nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, nó được gọi là thâm hụt.

1. Cán cân thương mại (Balance of trade)
: Cán cân thương mại là chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Mỹ đang bị thâm hụt so với phần còn lại của thế giới. Với mức 2 tỷ đô la một ngày và đang tiếp tục nhập siêu. Điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng và có thể ảnh hưởng đáng kể đến đồng USD.

2. Sự giảm giá của nhóm hàng hóa nhập khẩu (Falling prices on foreign goods)
: Khi giá hàng hóa của các nước xuất khẩu giảm (Mỹ nhập khẩu), thì hiển nhiên nó trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, tạo ra thâm hụt thương mại lớn hơn. Ngược lại, sự tăng giá của hàng hóa nhập khẩu, được gây nên bởi lạm phát hoặc do nhu cầu tăng lên, có thể làm cho hàng hóa của Mỹ trông hấp dẫn hơn và giúp thu hẹp thâm hụt thương mại. Điều này cũng hỗ trợ ngành công nghiệp Mỹ và nền kinh tế. Tất cả đều ảnh hưởng tới giá trị đồng USD.

3. Cán cân đầu tư (Balance of investment)
: Khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm, các nhà đầu tư từ các nước khác phải mua đồng USD để mua chứng khoán Mỹ, hỗ trợ cho đồng USD. Ngược lại, nếu dòng vốn chảy ra khỏi Mỹ, các nhà đầu tư sẽ phải bán đồng USD để mua vào đồng tiền của các nước mà họ đang có ý định đầu tư.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/60709/

II. Chính trị (Politics)


Chính sách của chính phủ thường có tác động lớn đến giá trị của đồng đô la. Các nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ theo dõi sát sao tình trạng chính trị của Mỹ, đặc biệt khi chính phủ ban các sắc lệnh tác động đến sức mạnh của nền kinh tế và khả năng trả nợ của Mỹ.

upload_2022-4-19_20-7-3.png


1. Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia (Budget deficit and national debt): Ngân sách của chính phủ Mỹ có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài thấy chính phủ Mỹ đang chi tiêu nhiều tiền hơn so với hiện tại, họ biết rằng Mỹ sẽ buộc phải vay mượn từ các nước khác cũng như từ khu vực tư nhân từ các tổ chức nước ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng USD. Nợ quốc gia của Mỹ hiện đang ở mức 9 nghìn tỷ đô la và đang tăng hơn 1 tỷ đô la mỗi ngày.

2. Ít hoặc không có nợ (Little or no default on debt)
: Khi chính phủ Mỹ có tình trạng tín dụng tốt, rủi ro sẽ giảm và đồng USD sẽ được hỗ trợ. May mắn thay, Mỹ hiện được coi là người vay đáng tin cậy nhất thế giới, đây là lý do lớn giải thích tại sao đồng USD vẫn mạnh.

3. Tổng thống (President’s popularity): Thông thường, sự nổi tiếng của Tổng thống Mỹ gắn liền với giá trị của đồng USD. Các chuyên gia vẫn đang tranh luận về việc liệu cả hai có ảnh hưởng đến nhau hay không, nhưng các báo cáo chỉ ra rằng "các nhà đầu tư quốc tế thích nhìn thấy một vị Tổng thống mạnh mẽ, bởi vì họ thích một người quyết đoán có thể thiết lập chương trình nghị sự cũng như có khả năng "lấn át" Quốc hội". Một vị tổng thống có sự nổi tiếng nhất định sẽ ảnh hưởng tốt đến đồng USD.

4. Các cuộc tấn công khủng bố và chiến tranh (Terrorist attacks and war): Tấn công khủng bố gây thiệt hại cho người tiêu dùng và sự tự tin của doanh nghiệp, cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng chiến tranh. Khi có khủng bố, thâm hụt ngân sách sẽ tăng lên nhằm hỗ trợ cho những chi tiêu liên quan tới khủng bố. Một cuộc chiến là rất đắt đỏ. Nó làm cho các nhà đầu tư lo lắng vì nó có khả năng sẽ làm tăng nợ quốc gia. Đây là yếu tố tác động xấu đến đồng USD.

5. Các sự kiện địa chính trị (Geopolitical events): Bất cứ xung đột hoặc sự can dự của nước ngoài đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng USD.

6. Sự nhất quán của chính sách (Consistent policies): Nếu các nhà đầu tư cảm thấy chính sách của Mỹ đang có những sự nhất quán, họ sẽ đổ xô vào đồng USD, bởi vì đó là một vụ đặt cược an toàn. Điều này làm tăng nhu cầu và do đó, giá trị của đồng USD sẽ tăng. Ngoài ra, nếu các nhà đầu tư tin rằng chính sách của Mỹ đang đi đúng hướng, họ sẽ đầu tư vào nước Mỹ, từ đó giúp tăng giá trị của đồng USD Ngược lại, nếu các nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và các chính sách mới, thì họ sẽ do dự khi đầu tư vào Mỹ, khiến giá trị đồng USD giảm sút.

7. Sự mở rộng của chính phủ (Government expansion): Việc mở rộng các phòng ban và bộ máy chức năng mới của chính phủ cũng cần tiền. Việc mở rộng hoặc thành lập các cơ quan mới có thể làm giảm giá trị của đồng USD do chi phí tăng cao.

8. Bầu cử (Elections)
: Niềm tin hoặc mất niềm tin vào một chính quyền mới sau mỗi cuộc bầu cử có thể khiến các nhà đầu tư đổ xô mua hoặc chạy khỏi đồng USD. Ngoài ra, khi các thành viên mới của Quốc hội được bầu, luật mới được thông qua cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể phản ứng tích cực hoặc tiêu cực với những thay đổi này, ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD.

9. Cắt giảm thuế người tiêu dùng (Tax cuts for consumers): Cắt giảm thuế cho người tiêu dùng có thể cải thiện nền kinh tế của đất nước. Điều này có thể tốt cho đồng USD miễn là nó không làm thâm hụt thương mại hoặc thâm hụt ngân sách quốc gia. Mặt khác, việc tăng thuế không khuyến khích chi tiêu cá nhân, nhưng giúp chi tiêu và nợ của chính phủ giảm. Điều này có thể làm chậm nền kinh tế, nhưng đồng thời làm giảm thâm hụt.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/50676/
III. Các nước khác (Other countries)

Tác động chính trị lên đồng USD đôi lúc không bắt nguồn từ Hoa Kỳ; nó có thể đến từ khắp nơi trên thế giới. Thương mại, xung đột, tiêu thụ và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến đồng USD từ bên ngoài nước Mỹ.

upload_2022-4-19_20-7-52.png


1. Sự bất ổn ở các quốc gia khác (Turmoil in other countries)
: Khi các quốc gia khác đang ở trong tình trạng xung đột, tiền tệ của họ có thể được xem là không ổn định. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư có thể đổ xô vào đồng USD bởi vì nó an toàn hơn.

2. Sự ổn định ở các quốc gia khác (Stability in other countries): Mặt khác, nếu các nước khác có chính sách nhất quán, hoặc chính trị và kinh tế ổn định, đồng USD có thể bị suy yếu, vì các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào các quốc gia này, hỗ trợ cho đồng tiền tệ quốc gia đó.

3. Sự thay đổi trong dự trữ ngoại hối (A change in foreign reserves): Đồng USD được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Hầu hết các ngân hàng trung ương nắm giữ nhiều đô la hơn bất kỳ đồng tiền nào khác, nhưng đồng đô la phải đối mặt với vấn đề lớn khi cacs nhà đầu tư quyết định đa dạng hóa các khoản đầu tư tiền tệ của họ. Điều này có nghĩa là họ sẽ bán đô la hoặc đơn giản là ngừng mua. Hành động này đặc biệt gây tổn hại khi một quốc gia lớn như Trung Quốc quyết định ngừng thêm USD vào dự trữ ngoại hối.

4. Đồng Euro mạnh lên (A strengthening Euro): Đồng USD phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đồng Euro. Đồng Euro cũng là một lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi chọn đa dạng hóa. Nếu đồng USD trở nên không ổn định, các nhà đầu tư cũng sẽ lựa chọn đồng Euro.

5. Sự chấp nhận trong việc mua dầu mỏ bằng USD (Acceptance of oil in dollars): Miễn là phần lớn các hợp đồng dầu mỏ trên thế giới được thanh toán bằng USD thì nhu cầu về đồng USD vẫn còn tăng. Hầu hết các nhà xuất khẩu dầu mỏ đều đang nắm giữ một số USD đáng kể.

6. Sự mạnh mẽ của các nền kinh tế nước ngoài (Strong foreign economies): Nếu nền kinh tế của các nước khác đang bùng nổ, đồng USD có thể sẽ giảm vì nó trở thành một nơi tương đối kém hấp dẫn để đầu tư, các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào các quốc gia đang có nền kinh tế bùng nổ đó!

Đây là phần I, anh em ngâm cứu nhé. Anh em nhớ để lại comment "tôi quan tâm" để được tag vào các bài viết sau nhé :D

Thân tag @ú u ú ù @Butter Daisy

Nguồn tham khảo: currencytrading.net​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên