7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 1

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 1

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 1

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,449
29,154
Khối Order Block (OB) là một trong những khái niệm quan trọng trong giao dịch theo SMC. Có nhiều trader còn còn chưa nắm được OB là như thế nào, tại sao nó hình thành trên biểu đồ và nó có ý nghĩa gì với anh em trader chúng ta.

Có thể nói OB chính là khối lệnh đặt hàng cuối cùng của các tổ chức lớn trước khi di chuyển giá theo hướng mà họ muốn. Thực tế khối lệnh chính là một vùng giá đi ngang hoặc tích lũy thể hiện được các tổ chức lớn đang tích lũy vị thế của họ. Tuy nhiên với trader chúng ta thì chỉ cần xác định được khối lệnh cuối cùng trong khối lệnh đặt hàng của họ để giao dịch là được.

Các khối lệnh được xem như những vùng giá mà thị trường có thể quay trở lại kiểm tra và khả năng đảo chiều tại vùng đó khá cao vì các tổ chức lớn sẽ cố gắng không để giá vượt qua nó, đó cũng là lý do vì sao mà rất nhiều trader tìm kiếm cơ hội giao dịch tại những khối OB này.

Anh em có thể đọc thêm chủ đề này ở link bên dưới:

>>> Đọc thêm về Order Block: https://traderviet.org/t/68567/

Còn bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung chính. Đó là có khá nhiều khối OB xuất hiện trên biểu đồ. Chúng ta có 7 loại, và thị trường đều có khả năng hồi về những khối OB này để kiểm tra lại.

Bài viết này chúng ta sẽ xác định 7 loại khối OB có thể được sử dụng giao dịch và đặc biệt là trong hệ thống SMC.

1. Khối OB thông thường


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là khối OB tăng giá:

upload_2022-10-14_16-25-39.png

  • Khối OB tăng giá được định nghĩa là cây nến giảm giá thấp nhất và gần với ngưỡng hỗ trợ.
  • Một khối OB tăng giá được xác nhận khi giá cao nhất của nến giảm giá đó bị vượt qua bởi nến tiếp theo hình thành.
  • Chúng ta có thể giao dịch khối OB này khi giá đi khỏi khối OB này một cách mạnh mẽ sau khi nó được xác nhận. Bạn nên đợi cho thị trường có một phản ứng mạnh mẽ trước khi giao dịch. Sau đó thì bạn có thể đợi giá hồi và kiểm tra lại khối OB là có thể giao dịch. ở bước này chúng ta gọi đó là sự dịch chuyển giá khỏi khối OB.
  • Cuối cùng, khi giá dịch chuyển khỏi khối OB thì nó có thể quay trở về để kiểm tra lại khối lệnh. Đó là lúc chúng ta có thể giao dịch khối OB này. Điểm vào lệnh mua là giá cao nhất khối OB và dừng lỗ ở phía dưới khối OB.
Đó là khối OB tăng giá. Khối OB giảm giá thì ngược lại thôi nhé anh em. Hình bên dưới là cách khối OB giảm giá hình thành và điểm mà chúng ta có thể giao dịch với khối lệnh này:

upload_2022-10-14_16-26-43.png


2. Mitigation Block (Khối lệnh giảm thiểu)


Anh em nhìn hình bên dưới chính là những khối Mitigation Block (MB) giảm giá:

upload_2022-10-14_16-29-4.png

  1. Đầu tiên là giá cần được đẩy lên ngưỡng kháng cự và giảm xuống phá vỡ cấu trúc chuyển qua hướng giảm giá. Trong đợt giảm giá này anh em chú ý đến nến giảm cuối cùng, đó sẽ là vùng mà chúng ta sẽ canh bán.
  2. Sau đó giá hồi về trong ngắn hạn.
  3. Giá giảm xuống và tiếp tục phá vỡ cấu trúc. Và đánh dấu nến giảm cuối cùng trước đợt hồi.
  4. Tới đây bạn có thể giao dịch khi đợt hồi tiếp theo diễn ra, và vùng giá mà chúng ta canh bán đó chính là cây nến giảm cuối cùng trước đợt hồi đầu tiên được đánh dấu ở số 1. Cây nến đó chính là Mitigation Block. Nếu bạn vẫn tin rằng giá sẽ tiếp tục giảm xuống tạo đáy thấp hơn thì lúc này bạn có thể canh bán tại đó. Và tương tự với khối mitigation block được đánh dấu ở số 3.
Các bạn nhìn ví dụ ở hình bên dưới. Bên trái là khối MB trong xu hướng giảm và bên phải là trong xu hướng tăng:

upload_2022-10-14_18-45-3.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/69625/

3. Breaker Block


Khối Breaker Block ( BB) này khá giống với Mitigation Block, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt quan trọng.

Các bạn nhìn hình bên dưới là khối BB của chúng ta:

upload_2022-10-14_18-56-13.png

  • Giá hình thành một khối OB và khối này có vẻ sẽ được giá quay trở lại kiểm tra lại.
  • Sau đó chúng ta thấy giá giảm tạo đáy ngắn hạn thấp hơn.
  • Giá thậm chí giảm xuống để khớp những lệnh sell stop bên dưới ngưỡng hỗ trợ và tịa đây những người canh bán bên dưới ngưỡng hỗ trợ đều bị bẫy.
  • Sau đó chúng ta thấy giá quay trở lại khối OB đồng thời là vùng đáy ngắn hạn trước đó vừa mới được hình thành.
  • Tuy nhiên thì giá phá vỡ qua luôn vùng đỉnh cũ trước đó và bắt đầu cú hồi về kiểm tra lại vùng đỉnh đó.
  • Giá tôn trọng vùng đỉnh này và sau đó quay trở lại tăng lên tín hiệu này đồng thời xác nhận rằng khối OB giảm giá này trở thành khối OB tăng giá. Khối OB như thế chúng ta gọi nó là Breaker Block (BB).
Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2022-10-14_19-1-47.png


Biểu đồ bên trái là khối BB giảm giá, nó là cây nến giảm ở đáy gần nhất trước khi đỉnh cũ bị phá vỡtaoj đỉnh cao hơn.

Tương tự biểu đồ bên phải của chúng ta là khối BB tăng giá, nó là cây nến tăng ở đỉnh gần nhất trước khi đáy cũ bị phá vỡ tạo đáy thấp hơn.

Hết phần 1.

Chúng ta còn 4 khối OB khác nữa và mình sẽ viết tiếp phần còn lại nhé.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: Twitter
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 813 Xem / 59 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 6 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 478 Xem / 5 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 240,921 Xem / 1,089 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên