7 Nguyên do khiến 99% trader bị dính lời nguyền thua lỗ - Đọc để hoá giải lời nguyền ngay!

7 Nguyên do khiến 99% trader bị dính lời nguyền thua lỗ - Đọc để hoá giải lời nguyền ngay!

7 Nguyên do khiến 99% trader bị dính lời nguyền thua lỗ - Đọc để hoá giải lời nguyền ngay!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,288
32,439
"Trading rất khó" - đây là điều mà trader chúng ta đã biết, nhưng có những tác động tâm lý nào đã được chứng minh để giải thích tại sao tâm trí con người lại không được tạo ra để giao dịch?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu 7 hiện tượng tâm lý phổ biến nhất, ý nghĩa của chúng đối với trader và những điều cần lưu ý khi bạn tương tác với các trader khác.

#7. Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon effect)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet1.png


Nói chung: Hiệu ứng đoàn tàu mô tả hiện tượng xác suất một số người chấp nhận niềm tin tăng lên dựa trên số lượng người giữ niềm tin đó.

Điều này có nghĩa là nếu nhiều người cùng chia sẻ một niềm tin nào đó, thì dù đó là một niềm tin sai lầm, nhiều khả năng những người khác vẫn sẽ đồng ý và cũng chấp nhận các ý tưởng hay giả định của nhóm.

Trong trading: Nếu bạn là thành viên của một nhóm giao dịch, đọc các thread trên các diễn đàn giao dịch hoặc chỉ trao đổi ý kiến với các trader khác, bạn có nhiều khả năng nghĩ rằng các ý tưởng giao dịch đó sẽ đúng.

Việc trở thành một phần của nhóm giao dịch có thể rất hữu ích, nhưng mục tiêu duy nhất không phải là nhận được sự xác nhận cho các tín hiệu giao dịch. Hãy tự nghĩ về điều này nhé!

#6. Tâm lý bầy đàn (Herding)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet2.jpeg

Nói chung: Tâm lý bầy đàn giải thích tác động của việc mọi người có xu hướng tụ tập lại với nhau, đặc biệt là trong những thời điểm không chắc chắn hoặc khi tình hình trở nên khó khăn.

Nếu bạn phải đối mặt với một quyết định khó khăn hoặc phải đối mặt với một tình huống mà bạn không thể giải thích, bạn thường sẽ tìm kiếm những người khác và bắt chước hành vi của họ.

Cơ sở lập luận của bạn cho rằng một nhóm, đặc biệt là một nhóm lớn, không thể sai hoặc bị lừa một cách dễ dàng.

Trong trading: Có 2 tác động tiêu cực đối với trader tồn tại thông qua hành vi "herding".

Đầu tiên, tâm lý bầy đàn có thể là lý do tạo ra bong bóng tài chính. Khi ngày càng có nhiều người nói về một khoản đầu tư nhất định (chẳng hạn như đợt drama GameStop vừa qua), mọi người đều có xu hướng tin rằng đó là "điều chắc chắn" bởi vì "đám đông không thể sai được".

Và thứ hai, nếu các trader không hiểu được sự phát triển của thị trường hoặc của một giao dịch, họ sẽ tụ tập lại với nhau để đưa ra một số lời giải thích ngẫu nhiên nhất định hoặc chỉ nhất trí rằng "thị trường kỳ lạ và phi lý".

Sự thiếu hiểu biết và ảo tưởng này sẽ dẫn đến các quyết định giao dịch sai lầm hơn nữa, hoặc đổ lỗi cho thị trường thay vì đối mặt với sai lầm của chính mình.

#5. Thiên kiến xác nhận (Information bias)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet3.jpg


Nói chung: Thiên kiến xác nhận mô tả xu hướng tìm kiếm thông tin xác nhận trong khi không thay đổi kết quả của một tình huống nhất định - nhiều thông tin hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn.

Trong trading: Thiên kiến xác nhận đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của một trader. Khi các trader gặp phải thua lỗ, họ tin rằng đó là lỗi của họ và có một số đièu anh ta không biết, nhưng có thể ngăn anh ta rơi vào thua lỗ lần sau.

Do đó, anh trader này sẽ ra ngoài mua sách, đọc trên các diễn đàn giao dịch hàng ngày, hàng tuần và xem các hội thảo trên web về trading không ngừng với mục đích thu thập thêm kiến thức về "cách thị trường và trading hoạt động".

Nhưng trong thực tế, thua lỗ không xảy ra bởi vì một trader biết quá ít. Mà chính bởi thiên kiến xác nhận, đó là lý do chính dẫn đến việc nhảy từ hệ thống này sang hệ thống khác và cuộc truy tìm chén thánh bất tận trong trading.

#4. Hiệu ứng đà điểu (Ostrich effect)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet4.png


Nói chung: Hiệu ứng đà điểu mô tả hiện tượng bỏ qua thông tin nguy hiểm hoặc tiêu cực bằng cách "vùi đầu" vào trong cát, giống như một con đà điểu.

Những người nghiện thuốc lá là một ví dụ điển hình về hiệu ứng đà điểu khi họ bỏ qua thực tế rằng hút thuốc gây ung thư và nhiều loại bệnh - ngay cả khi phải đối mặt với những bức ảnh khủng khiếp bên ngoài bao thuốc lá.

Trong trading: Khi các trader thấy mình thua lỗ, nhưng không thể chấp nhận mình đã sai, họ sẽ biến mình thành "đà điểu".

Để cố gắng vượt qua thị trường và biến một trade thua thành trade thắng, trader thường sẽ cố gắng bình quân giá giảm (average down), tức là thêm vị thế mới vào trade thua - một công thức dẫn đến thảm hoạ.

Một sai lầm phổ biến khác của "đà điểu" là nới rộng điểm dừng lỗ (hay gỡ bỏ hoàn toàn) để trì hoãn việc hiện thực hoá vị thế thua lỗ với hy vọng rằng thị trường có thể quay đầu theo hướng có lợi cho họ.

#3. Thiên lệch bởi kết quả (Outcome bias)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet5.jpg


Nói chung: Thiên lệch bởi kết quả mô tả thực tế là con người thường đánh giá một quyết định dựa trên kết quả, chứ không phải cách quyết định đó được đưa ra.

Nếu bạn thắng được nhiều tiền khi đánh bạc bằng tất cả giá trị tài sản ròng của mình, điều đó không có nghĩa đấy là một việc làm khôn ngoan.

Trong trading: Thiên lệch bởi kết quả là một tác động rất nguy hiểm đối với các trader vì nó có thể dẫn đến những giả định sai lầm về cách hoạt động của trading.

Nếu một trading từ bỏ kế hoạch giao dịch của mình và thực hiện một giao dịch ngẫu nhiên dựa trên "linh cảm" hoặc suy đoán thuần tuý, nhưng lại thấy mình đang trong một giao dịch chiến thắng, anh ta có thể tin rằng anh ra không cần kế hoạch giao dịch mà vẫn phát triển được một số ý tưởng về cách thị trường di chuyển. Trong khi trên thực tế, đó hoàn toàn là may mắn.

Do đó, đừng bao giờ đi chệch khỏi kế hoạch giao dịch của bạn và nhớ luôn tuân thủ theo các quy tắc giao dịch của mình.

#2. Tự tin thái quá (Overconfidence)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet6.jpg

Nói chung: Tự tin thái quá mô tả hiện tượng một số người quá tự tin vào khả năng của mình, điều này khiến họ phải chịu nhiều rủi ro hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong các cuộc khảo sát, 84% người Pháp ước tính rằng họ là những người yêu tốt hơn mức trung bình (Taleb). Nếu không có thiên kiến tự tin thái quá, con số này chính xác chỉ là 50%.

Trong trading: Không quan trọng bạn lắng nghe các trader ở đâu, bạn sẽ luôn có ấn tượng rằng 99% tất cả các trader đều là những triệu phú đáng kinh ngạc, điều khiển thị trường lên xuống thất thường; trong khi trên thực tế, chưa đến 1% tổng số các trader có thể tạo ra lợi nhuận.

Trong một nghiên cứu năm 2006, nhà nghiên cứu James Montier phát hiện ra rằng 74% trong số 300 nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp được khảo sát đánh giá hiệu suất của họ là trên trung bình và gần như 100% tin rằng hiệu suất công việc của họ bằng hoặc tốt hơn mức trung bình.

#1. Thiên kiến truyền tải thông điệp đề cao bản thân (Self-Enhancing Transmission Bias)


7-Nguyen-do-khien-99%-trader-thua-lo-TraderViet7.jpg


Nói chung: Thiên kiến truyền tải thông điệp đề cao bản thân giải thích tác động mà mọi người thích về thành công hơn là về thất bại. Điều này dẫn đến nhận thức sai về thực tế và không thể đánh giá chính xác các tình huống.

Mặc dù rõ ràng là hầu hết mọi người không có thành tích cao như Tiger Woods, Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Elon Musk, nhưng những người bình thường sẽ không nói về những thất bại của họ và lý do tại sao họ lại bế tắc trong cuộc sống.

Trong trading: Các trader thích nói về những chiến thắng của họ liên tục, nhưng lại hạ thấp những khoản lỗ của họ. Các khoản lỗ bị bỏ qua bởi vì các trader cho rằng họ có những điều kiện không công bằng, chẳng hạn như một ngày tồi tệ hoặc một sự thiếu chú ý nhỏ, những điều có thể tránh được dễ dàng (trên lý thuyết).

Những trader nào tập trung vào những sai lầm sẽ là những người có thể cải thiện giao dịch của mình hiệu quả hơn nhiều bằng cách khắc phục những thiếu sót của họ. Nhưng một trader không biết về những điểm yếu của chính mình sẽ không thấy cần thiết phải sửa chữa chúng, cho nên họ không bao giờ tiến bộ hơn được.

Kết luận: Con người không được tạo ra để trở thành những trader có lợi nhuận


Tâm lý học và nghiên cứu cho thấy rằng con người không được tạo ra để giao dịch và thứ hai, hệ thống niềm tin của chúng ta có thể được sử dụng để chống lại chúng ta, bởi những nhà marketing khôn ngoan.

Thông điệp rút ra từ bài viết này là nhận thức được cách bộ não của bạn hoạt động khi giao dịch là một yếu tố quan trọng trên con đường trở thành một trader có lợi nhuận và nó giúp bạn tránh được một số cạm bẫy giao dịch phổ biến nhất.

Nguồn: tradeciety

Nếu thấy bài viết này hay hoặc hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo quy luật chắc phải chờ đợi lâu lắm mới vào lệnh (60% tâm lý còn Ptkt 10%) - mạng xã hội và khối lượng là động lực lớn mình vào lệnh (mình là day trading)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 472 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 574 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,749 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 77 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên