7 Thói quen xấu khiến trader thua lỗ truyền kiếp và cách để phá vỡ chúng!

7 Thói quen xấu khiến trader thua lỗ truyền kiếp và cách để phá vỡ chúng!

7 Thói quen xấu khiến trader thua lỗ truyền kiếp và cách để phá vỡ chúng!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,446
Thói quen giao dịch xấu có thể nhanh chóng làm cạn kiệt tài khoản giao dịch của bạn. Xác định những thói quen xấu của bạn là một nửa trận chiến, vì nhiều trader không thể dễ dàng nhận ra chúng.

Khi mạo hiểm một số vốn lớn trong một thị trường vốn đã rủi ro bằng cách sử dụng đòn bẩy cao, những thói quen xấu có thể gây suy nhược nếu không muốn nói là chết người, nói theo nghĩa bóng. Đó là bởi vì bạn có thể không nhận thức được những thói quen xấu của chính mình. Và nếu những thói quen xấu của chúng ta có tác động nhiều hơn những hành vi tốt, thì BẠN là rủi ro lớn nhất của chính bạn trên thị trường – và bạn thậm chí có thể không nhận ra điều đó.

Mỗi trader đều có những điểm yếu, kém hiệu quả và kỳ quặc của riêng mình. Công việc của bạn là phải hiểu rõ hơn về bản thân một chút để hiểu chi tiết về cách bạn vận hành, một cách có ý thức hay trong tiềm thức. May mắn thay, những thói quen xấu mà nhiều trader có khá phổ biến và được xếp vào các nhóm có thể nhóm lại: quản lý rủi ro, kiến thức thông thường và kỷ luật.

Dưới đây là 7 rào cản chính có thể cản trở bạn trong việc giao dịch thành công.

Thói quen giao dịch xấu 1 - Không quản lý được rủi ro giao dịch của bạn


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet1.jpeg


Có thể vấn đề là bạn liên tục nắm giữ các cú trade đang trở nên tồi tệ. Hoặc có thể bạn không biết khi nào thì cú trade chuyển sang trạng thái “tệ”, bất kể nó có đảo chiều hay không.

Hãy nhớ rằng “cú trade tệ” không phải lúc nào cũng là giao dịch thua lỗ. Đó là kết quả của một giao dịch. Một cú trade tệ là một giao dịch mà bạn không hình dung hoặc kiểm soát một cách chiến lược từ đầu đến cuối.

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng hãy hiểu như thế này:
  • Một cú trade tệ kết thúc với lợi nhuận được gọi là “may mắn”.
  • Một cú trade tệ dẫn đến mất tiền chỉ là một cú trade tệ được thực hiện.
  • Một cú trade tốt kết thúc với lợi nhuận là cú trade được thực hiện tốt.
  • Một cú trade tốt mà cuối cùng lại thua lỗ là một khoản drawdown được kỳ vọng về mặt thống kê.
Lãi và lỗ đều là một phần của công việc kinh doanh trading. Bạn cần phải mong đợi cả hai nhưng liên quan đến một mô hình thuận lợi về mặt thống kê (cho dù là thực tế hay giả thuyết).

Không một trader nào có suy nghĩ đúng đắn mà lại áp dụng một hệ thống hoặc phương pháp đã được chứng minh là thất bại ngay từ đầu. Tuy nhiên, nhiều trader vẫn giữ các hệ thống luôn tiêu hao vốn của họ.

Vì vậy, nếu cách tiếp cận giao dịch của bạn liên tục thua, thì:
  • a) bạn đã không kiểm tra kỹ lưỡng cách tiếp cận trước đó;
  • b) bạn không biết cách đánh giá một cách tiếp cận nhất định (điều quan trọng), hoặc;
  • c) cách tiếp cận của bạn không đi kèm với một chiến lược quản lý rủi ro vững chắc.
Cách khắc phục: Trước khi bạn áp dụng bất kỳ phương pháp hoặc hệ thống giao dịch nào, hãy đảm bảo bạn đánh giá những gì bạn sắp áp dụng. Đảm bảo rằng mẫu dữ liệu đủ lớn để thể hiện đầy đủ cách nó đã hoạt động theo thời gian. Nếu bạn không biết cách đánh giá một hệ thống (và có nhiều cách để thực hiện việc này), hãy dành nhiều thời gian để học cách thực hiện.

Khi bạn thực hiện một giao dịch, bạn không chỉ phải biết tỷ lệ cược của hệ thống bạn đang sử dụng mà còn ở cấp độ chiến thuật, vị trí của điểm vào lệnh và thoát lệnh, quy mô vị thế của bạn và tác động của giao dịch có thể có trên vốn tổng thể của bạn nếu nó trở thành giao dịch thua lỗ.

Thói quen giao dịch xấu 2 - Không phân biệt tỷ lệ thắng (winrate) với quy mô hoàn vốn (payoff)


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet2.jpeg


Một trader tự hào rằng các giao dịch của anh ta kết thúc có lãi trong 80% thời gian. Đối với mỗi trade thắng, anh ta kiếm được trung bình $100. Nhưng đối với mỗi trade thua, hiếm khi xảy ra, trung bình anh ta lỗ $400.

Cuối cùng, anh ta kiếm được lợi nhuận thị trường bằng không, nhưng với hoa hồng giao dịch, phí và các chi phí khác, anh ta thu được một khoản lỗ nhỏ và rất nhiều thời gian bị lãng phí.

Một trader khác có winrate thua kém là 20%. Vì vậy, 80% thời gian, anh ta mất tiền - trong trường hợp của anh ta, trung bình là $100. Nhưng khi anh ta có trade thắng, anh ta kiếm được trung bình $500.

Cuối cùng, anh ấy là một người chiến thắng ròng.

Có thể bạn đang tự hỏi, làm thế nào mà người đầu tiên lại có thể thua lỗ khi anh ta thắng thường xuyên như vậy và làm thế nào mà tảder kia có thể trở thành người chiến thắng khi anh ta ít khi có giao dịch có lãi?

Một mình winrate không thể xác định nên khả năng sinh lời và quy mô payoff (dương và âm) của bạn cũng vậy. Bạn phải kết hợp cả hai. Và đây là điều mà nhiều trader chỉ đơn giản là không hiểu.

Cách khắc phục: Có một công thức đơn giản dựa trên kỳ vọng để giúp bạn phân tích hiệu suất hoặc đánh giá tiềm năng của một phương pháp nhất định.

(%Thắng * Số tiền thắng trung bình) - (%Thua * Số tiền thua trung bình) = Kỳ vọng

Nếu kỳ vọng lớn hơn 0, thì bạn có khả năng sinh lời; nếu bé hơn 0, thì nó có khả năng không sinh lời. Số không có nghĩa là hòa vốn.

Nếu bạn đang giao dịch mà không biết công thức trên, thì bạn có thể đã giao dịch mù quáng. Hãy áp dụng nó cho các giao dịch của riêng bạn và xem bạn đã đạt được kết quả tốt như thế nào nhé!

Thói quen giao dịch xấu 3 - Giao dịch trả thù sau khi thua lỗ


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet3.jpeg


Nếu bạn đã từng đọc Binh pháp Tôn Tử, thì bạn sẽ hiểu nguyên tắc chung là không lao vào trận chiến. Như ông ấy cẩn thận khuyên rằng, bạn không bao giờ có thể buộc phải thắng, nhưng bạn luôn có thể chuẩn bị để nắm bắt lợi thế khi nó xuất hiện.

Giao dịch trả thù, đặc biệt là sau khi thua lỗ, là một nỗ lực theo cảm xúc để buộc phải thắng. Đó là hành động phản hiệu quả, phản chiến lược, tìm kiếm may mắn, ngu ngốc và tất cả đều quá phổ biến ở những trader vô kỷ luật.

Không có hệ thống nào kết hợp giao dịch trả thù vào chiến lược của nó. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bản thân giao dịch trả thù, thì tức là bạn đang giao dịch mà không có chiến lược hoặc bạn đang đi ngược lại chiến lược của mình.

Cách khắc phục: Thực hiện theo chiến lược của bạn. Nếu một cơ hội tự xuất hiện, thì hãy nắm lấy nó. Nếu không, hãy tiếp tục. "Cách khắc phục" là chế ngự những cơn bốc đồng của bạn.

Nếu bạn không thể làm điều đó, thì bạn có thể gọi nó là ngừng giao dịch hoặc thay đổi cách tiếp cận giao dịch của bạn sang một thứ gì đó có thể phù hợp hơn với bạn, cho dù đó là day trading, swing trading, position trading, đầu tư, thử sức với các loại tài sản khác hoặc thuê một chuyên gia để quản lý danh mục đầu tư của bạn.

Thói quen giao dịch xấu 4 - Nhảy từ hệ thống này sang hệ thống khác


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet4.png


Dù tin hay không, một số người không thể xử lý các khoản drawdown, ngay cả trong các hệ thống thuận lợi (hoặc chiến thắng) cung cấp số liệu thống kê về số lần drawdown trước đây.

Nếu một hệ thống có mức drawdown "trung bình" là -30% và mức drawdown tồi tệ nhất trong lịch sử là -50%, thì bạn không nên lo lắng trừ khi mức drawdown hiện tại vượt quá mức drawdown trong lịch sử tồi tệ nhất.

Nếu đúng như vậy, thì bạn phải xem xét liệu đợt drawdown hiện tại có phải là đợt drawdown xấu nhất trong lịch sử “mới” và sẽ phục hồi hay hệ thống thực sự mới bắt đầu thất bại. Nhưng tuy nhiên, một số người sẽ hoảng sợ ngay cả khi mức drawdown dao động quanh mức trung bình.

Một số trader sẽ “bỏ rơi” một hệ thống để nhảy sang một hệ thống khác đang hoạt động tốt – nhưng chỉ để hứng chịu drawdown của nó. Họ sẽ loại bỏ hệ thống đó và rồi lại nhảy vào một hệ thống khác, bắt lấy drawdown hệ thống đó.

Cuối cùng, một số trader sẽ ghi nhận hiệu suất kém nhất của một số hệ thống mà rốt cuộc sẽ hoạt động tốt. Nếu đây là bạn, thì bạn đang gặp rắc rối và tài khoản giao dịch cạn kiệt của bạn là bằng chứng về điều đó.

Cách khắc phục: Hãy chú ý đến mức drawdown trung bình và kém nhất trong số liệu thống kê của hệ thống của bạn. Đừng hoảng sợ nếu mức drawdown của bạn dao động quanh mức trung bình. Nếu nó giảm xuống dưới mức drawdown tồi tệ nhất trong lịch sử, thì bạn sẽ phải đánh giá lại chiến lược.

Có thể nó đã tạo ra một đợt drawdown tồi tệ nhất trong lịch sử mới hoặc hệ thống đang bắt đầu lỗi thời và có thể không còn hiệu quả nữa.

Thói quen giao dịch xấu 5 - Không tuân theo kế hoạch giao dịch của bạn


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet5.jpeg


Tại sao lại đi chệch khỏi kế hoạch giao dịch trong khi bạn đã phân tích đầy đủ và quyết định rằng bạn hoàn toàn tin tưởng vào hiệu suất của nó?

Nếu bạn đã đi chệch khỏi hệ thống của mình mà không có lý do gì liên quan đến việc “điều chỉnh” các cơ chế của nó để cải thiện – nghĩa là bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng tác động của các thay đổi trước đó – thì đơn giản là bạn đang vô kỷ luật.

Thói quen xấu này là vấn đề của sự bốc đồng và mất tập trung cá nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó phản ánh sự thiếu tin tưởng vào hệ thống. Và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem liệu sự thiếu tự tin của bạn có chính đáng hay không.

Cách khắc phục: Nếu bạn đi chệch hướng khỏi hệ thống của mình vì bạn không hoàn toàn bị thuyết phục rằng nó có thể hoạt động ngay cả khi bạn đã đánh giá kỹ lưỡng, thì việc phát triển kỷ luật cao hơn là giải pháp duy nhất. Nếu bạn đi chệch khỏi hệ thống của mình vì bạn không có đủ vốn để giao dịch, hãy dừng lại và quay lại khi bạn có đủ vốn.

Nhưng nếu bạn đi chệch khỏi hệ thống của mình vì bạn chưa đánh giá toàn diện hệ thống của mình, thì hãy ngừng giao dịch và đánh giá nó (và đừng làm điều đó nữa).

Thói quen giao dịch xấu 6 - Bám chặt kế hoạch giao dịch của bạn khi nó đang chứng tỏ sự thất bại


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet6.jpeg


Đã có giao dịch phòng vệ EUR/CHF từng hoạt động trước khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ neo đồng Franc với Euro vào năm 2011. Giao dịch đó đã thất bại sau đó.

Có một hệ thống giao dịch EUR-CHF khác đã hoạt động trong khi tỷ giá neo được áp dụng, đó là cho đến khi SNB bỏ neo tỷ giá vào năm 2015.

Nếu bạn mắc kẹt với bất kỳ phương pháp, hệ thống hoặc chiến lược nào trong số này mà không thất bại, thì thất bại có thể sẽ tìm thấy bạn và rút hết tiền giao dịch của bạn.

Đây là một ví dụ khác: ai đó bắt đầu giao dịch một hệ thống có mức drawdơn trung bình thấp là 20% và mức drawdown thấp nhất trong lịch sử là 35% (nhân tiện, mức này là rất thấp).

Nếu hệ thống trải qua mức drawdown xuống dưới 20% thì đây là lúc bạn phải chú ý đến nó. Nếu nó giảm xuống dưới 35% – đó là mức lịch sử tồi tệ nhất – thì bạn phải quyết định xem điều này có thiết lập một đợt drawdown lịch sử tồi tệ nhất “mới” hay không, hay hệ thống về cơ bản không còn khả thi nữa (như trong các ví dụ ở trên, vì lý do liên quan đến thị trường hoặc môi trường kinh tế).

Cách khắc phục: Việc phân biệt giữa hệ thống xui xẻo và hệ thống sắp nghẻo là rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Những gì bạn dựa vào lúc này là giới hạn tổn thất cá nhân của riêng bạn. Nếu những khoản lỗ đã ghi nhận của bạn ngăn cản bạn tận dụng những cơ hội có lợi hơn, thì tại sao không nắm lấy chúng?

Khi một hệ thống đang hoạt động dưới mức mong đợi của nó (ngay cả khi nó quay đầu lại), đó không phải lỗi của bạn. Đây là lúc bạn phải cân nhắc các khoản lỗ tiềm năng với chi phí cơ hội.

Vẫn trung thành với một hệ thống rõ ràng đang thất bại theo “bằng chứng” (hoặc số liệu thống kê) hiện có không phải là minh chứng cho tính kỷ luật. Nó được hiểu bạn là một kẻ ngốc và ai đó chỉ là đang lấy đi tiền của bạn.

Thói quen giao dịch xấu 7 - Trở nên cảm xúc và thiếu kiên nhẫn


7-thoi-quen-xau-khien-trader-thua-lo-TraderViet7.jpg


Có một câu nói rằng "giao dịch tốt thì nhàm chán." Nếu bạn đã trải qua điều này, bạn có thể hiểu rõ về nó và bạn đã tìm thấy một phương pháp hiệu quả. Đôi khi bạn thấy nó thua lỗ, và bạn thấy nó tạo ra lợi nhuận. Khi kết thúc một loạt giao dịch, bạn đã tạo ra nhiều vốn hơn số vốn bạn đã bỏ ra hoặc bị mất. Đó là tất cả câu chuyện trading.

Nếu bạn có một phương pháp hoạt động hiệu quả và bạn vẫn còn cảm xúc, thì đó là vấn đề với tư duy của bạn. Có thể hệ thống hoặc thị trường không phù hợp với tính cách của bạn. Nếu bạn không thể thích nghi với môi trường giao dịch, thì tại sao không thử chuyển đổi thị trường hoặc phương pháp khác?

Bây giờ, nếu bạn liên tục ở trong tình trạng bấp bênh và phương pháp của bạn không hoạt động, thì có lẽ bạn có lý do chính đáng cho sự bấp bênh đó. Hãy quay lại xuất phát điểm. Đánh giá chiến lược. Sau đó đánh giá những đánh giá của bạn hoặc thậm chí khả năng của bạn để đưa ra đánh giá. Phát hiện lỗi của bạn, cải tiến và quay lại phương pháp của bạn. Bạn có đủ vốn để trade không? Nếu không, hãy điều chỉnh phương pháp hoặc thị trường để tương thích với số vốn bạn có.

Nếu bạn có mọi lý do để không cảm thấy đa sầu đa cảm trước các giao dịch của mình, và nếu bạn vẫn còn sợ hãi hoặc tham lam, thì có lẽ trading không dành cho bạn.

Cách khắc phục: Lo lắng trong trading là một tín hiệu quan trọng: có điều gì đó không ổn với phương pháp của bạn, việc bạn áp dụng phương pháp đó hoặc chỉ do bạn (mức vốn, khả năng chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm hoặc tư duy của bạn).

Phương pháp này không phù hợp với sở thích giao dịch và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn hay là bạn không hoàn toàn bị thuyết phục rằng hệ thống của bạn đủ thuận lợi để giao dịch?

Đây là một cái gì đó bạn phải tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Có nhiều cách để khắc phục thói quen xấu này. Tuy nhiên, chỉ có một dấu hiệu cho bạn biết điều gì đó chắc chắn: nếu bạn không giữ được bình tĩnh, bất kể hệ thống hoạt động hiệu quả đến mức nào hoặc bất kể bạn đã tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm, thì có lẽ trading không dành cho bạn.

Nguồn: optimusfutures.com
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây đúng là phần mình hay mắc lỗi trong trading FX- đã bao lần thắng nhõ nhưng thua đậm hứa rồi lại lỳ đây là lần đầu thua 75% giá rớt gần 1500 pip gồng lỗ... Rất thích FX nhưng chưa bao giờ có 1% lời hay trái ngọt cũng may nó không xãy ra trong ck... Nhìn thấy dễ nhưng hồi vẫn sập, 6 tháng price action cũng ổn, 2 tuần liên tiếp thua đậm ($500 vốn đầu tư như luyện bí kiếp hiện tại còn 89$) bõ tiếp chắc cũng vậy. Đã bơm 300$ cho tradingview for papertrade... Thường thì mua rồi tắt đèn đi ngũ dòm chi cho mệt ăn thua chã bao xem mình đoán xu hướng đúng hay sai, bó tay bõ thì tiếc chơi tiếp chưa đủ trình độ, thôi quyết ỡ lại học tiếp 1.5 years kinh nghiệm trỡ lại lớp mẫu giáo hơi khũng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,498 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 874 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 276 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,759 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên