Amos Hostetter - Nhà hiền triết Trader và những châm ngôn giao dịch để đời!

Amos Hostetter - Nhà hiền triết Trader và những châm ngôn giao dịch để đời!

Amos Hostetter - Nhà hiền triết Trader và những châm ngôn giao dịch để đời!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,284
32,433
Amos Hostetter đồng sáng lập nên Commodities Corporation cùng với Helmut Weymar vào năm 1969. Commodities Corporation là công ty giao dịch đã sản sinh ra nhiều thiên tài trader huyền thoại, có thể kể đến như Bruce Kovner, Michael Marcus, Paul Tudor Jones, Ed Seykota...

Hostetter được coi là nhà hiền triết và người cố vấn thông thái của nhóm. Ông được công nhận là đã truyền dạy cho nhiều người trong số những trader vĩ đại trong lĩnh vực kinh doanh này bằng sự khôn ngoan và kiến thức mà họ đã sử dụng để đạt được đỉnh cao của mình.

Sau khi ông qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1977, các giám đốc của Commodities Corporation đã uỷ quyền cho Morris Markovitz - một trong những trader của họ - thu thập và ghi lại triết lý vượt thời gian của Hostetter về thị trường và trading. Mục đích là để đảm bảo các trader của Commodities Corporation trong tương lai có thể tiếp nối những lời dạy vô giá của ông. Và kết quả là chúng ta có một tập sách nội bộ có tựa là "Amos Hostetter"; "A Successful Speculator’s Approach to Commodities Trading."

Triet-ly-giao-dich-cua-Amos-Hostetter-TraderViet1.png


Triết lý giao dịch của Hostetter có thể được tóm tắt lại như sau:
  1. Cố gắng thu thập từng chút thông tin cơ bản có sẵn. Đọc và nghiền ngẫm thật sâu.
  2. Đồng thời, hàng ngày phải tiếp xúc các biểu đồ và phát triển cảm nhận về các xu hướng.
  3. Thực hiện theo các phân tích cơ bản trong giao dịch của bạn, nhưng khi và chỉ khi các biểu đồ không bỏ phiếu bác.
Ông coi quản lý vốn là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ nhà đầu cơ thị trường nghiêm túc nào. Theo lời của Markovitz:

"Quản lý vốn vững chắc là cực kỳ quan trọng để giao dịch thành công. Phân tích thị trường tốt nhất sẽ không thể đưa trader đến điểm mấu chốt - lợi nhuận nhất quán - trừ khi anh ta có chính sách quản lý vốn hợp lý. Đây là một lĩnh vực mà ông Hostetter rất xuất sắc.

Đôi khi thật khó để vẽ ra một ranh giới rõ ràng giữa các nguyên tắc giao dịch và các nguyên tắc quản lý vốn. Nếu tôi có thể vịn dẫn một câu nói nổi tiếng thay cho ý của mình, thì tôi nghĩ quy tắc quản lý vốn và giao dịch quan trọng nhất của Hostetter sẽ tóm tắt chính xác: Thị trường, là người chỉ huy, cần được tuân lệnh theo. Với tư cách là một trader, Hostetter nhận thức được khả năng thất bại của mình. Ông đã cố gắng bảo vệ mình khỏi những sai sót bằng các quy tắc giao dịch mà ông ấy đã sử dụng và bằng cách cố gắng dự đoán các khu vực có thể xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên, chỉ điều này là không đủ. Nếu các thị trường chống lại ông vì một lý do nào đó mà ông không hiểu, ông thường sẽ thoát ra mà không đợi một quy tắc giao dịch của mình đưa mình ra: là một nhà quản lý vốn, ông biết ông không thể chịu được sự xa xỉ của một cuộc tranh cãi kéo dài với thị trường.

Có lẽ nguyên tắc quản lý vốn quan trọng nhất của ông là: "Hãy chăm non cho khoản lỗ của bạn, phần lợi nhuận để nó tự lo liệu." Điều này có nghĩa là, một trader nên tập trung vào việc giữ cho thua lỗ của mình ở mức nhỏ, bởi vì 2 hoặc 3 khoản lỗ lớn liên tiếp sẽ là một đòn tấn công gây tê liệt."

Triet-ly-giao-dich-cua-Amos-Hostetter-TraderViet2.jpeg

Howard Marks

Nguyên tắc quản lý rủi ro của ông - "chăm non cho khoản lỗ của bạn" cũng tương tự như nguyên tắc của Howard Marks tại Oaktree Capital: "Nếu chúng ta tránh được thua lỗ, thì chiến thắng sẽ tự lo cho mình." Sự thật này là quy luật đầu cơ quan trọng nhất. Nghe có vẻ xa vời, nhưng cắt lỗ và để chiến thắng của bạn tự chạy là chủ đề phổ biến nhất trong số các trader vĩ đại.

Hostetter đã sử dụng một cách tiếp cận đa hướng để đánh giá thị trường và các giao dịch tiềm năng. Nhờ ông mà Michael Marcus đã có thể phát triển nên "Marcus-Trifecta" để đánh giá thị trường - bằng cách nhìn vào " phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và tông màu thị trường".

Duy trì một tư duy cởi mở và nhận thức được những thành kiến của bạn là rất quan trọng. Markovitz viết:

"Hostetter chắc chắn không chấp nhận sự chia tách rõ ràng giữa giao dịch theo phân tích cơ bản và kỹ thuật. Cả hai phương pháp đều có thể được sử dụng thành công, nhưng ông đã pha trộn cả hai.

[...] Theo nghĩa thực tế, hành vi của thị trường có thể được phân loại là một biến cơ bản. Tuy nhiên, phương pháp phân tích lại hoàn toàn khác. Khía cạnh kỹ thuật trong giao dịch của Hostetter chủ yếu bao gồm:

  1. Giao dịch theo xu hướng
  2. Vùng hỗ trợ và kháng cự
  3. Nhận diện mô hình
Chúng được liệt kê theo mức độ quan trọng, mặc dù bất kỳ một trong số chúng có thể là ảnh hưởng chi phối tại một thời điểm nhất định."

Nhiều kỹ thuật mà Hostetter sử dụng phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Nói chung, cùng như các vùng giằng co, hầu hết các mô hình sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng mất nhiều thời gian hơn để hình thành và trader nên lưu ý về thời gian cũng như giá cả khi xem xét bất kỳ mô hình kỹ thuật nào. Ví dụ: một thị trường Gấu tồn tại trong 1 năm khó có thể hình thành đáy trong 1 tuần, cũng như một thị trường Bò tồn tại trong 2 tháng khó có khả năng mất 1 năm để tạo đỉnh. Một trader nên ghi nhớ khoảng thời gian kéo dài của con sóng lớn gần đây và kỳ vọng một khoảng thời gian tương xứng để hình thành mô hình hiện tại. (Kiên nhẫn là một đức tính quan trọng - sự vội vàng hiếm khi được đền đáp).

Triet-ly-giao-dich-cua-Amos-Hostetter-TraderViet3.jpeg


Một số kỹ thuật khác được Hostetter sử dụng là:

  • Ông ấy sẽ trở nên lo lắng nghiêm túc nếu thị trường Bò không thể tạo đỉnh mới trong 30 ngày (điều này cũng đúng với thị trường Gấu chưa tạo đáy mới trong 30 ngày).
  • Một phản ứng yếu kém của giá trước tin tức tăng giá tự nó là một điềm xấu đối với các vị thế mua, đặc biệt nếu các dấu hiệu cảnh báo khác đã xuất hiện (chẳng hạn như: thị trường tăng giá đã cũ, đà tăng có dấu hiệu suy yếu, giá gần đạt được mục tiêu cơ bản...).
  • Vấn đề "timing" quan trọng nhất là sự kiên nhẫn. Người ta nên chờ đợi cơ hội của mình, đợi cho đến khi mọi thứ sắp xếp theo đúng kỳ vọng của mình. Thà bỏ lỡ cơ hội ở đâu đó còn hơn là lao vào quá sớm mà không có kế hoạch rõ ràng.
  • Một trader nên làm bài tập phân tích cơ bản của mình, để mắt đến các biểu đồ và kiên nhẫn quan sát. Một khi anh ta có thể hình thành một quan điểm cơ bản chắc chắn, anh ta nên đợi sự xác nhận hành động của thị trường trước khi tiến hành.
Rèn luyện tính kiên nhẫn cần thiết để chiến thắng là một trong những khía cạnh khó nhất của đầu cơ. Nỗi sợ hãi là cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người và nó đứng sau một trong những hội chứng niềm tin phổ biến nhất của trader - nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Thành công chỉ đến với ai nhận ra Định luật Pareto chi phối việc phân phối lợi nhuận. Chỉ một số ít giao dịch mỗi năm là chiếm phần lớn lợi nhuận. Vì thế, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thời cơ chín mùi.

Cuối cùng, đây là tổng hợp những câu châm ngôn và những điều nên làm/ không nên làm trong trading, được Hostter ghi lại bằng lời của mình.

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ CHÂM NGÔN VỀ THỊ TRƯỜNG:
  • Một quy tắc chung và rất quan trọng là: "Chăm non cho khoản lỗ của bạn, phần lợi nhuận để nó tự lo liệu." Đây vừa là châm ngôn giao dịch, vừa là công cụ quản lý vốn. Một trader cần những chiến thắng lớn để bù đắp cho những khoản lỗ của mình và anh ta sẽ không nắm bắt được những chiến thắng lớn này, trừ khi anh ta ở lại với xu hướng đến cùng.
  • Đừng bao giờ có bất kỳ sự phản đối nào khi bị thua lỗ. Phải luôn có một lý do chính đáng trước khi bạn có thể cho phép mình chốt lời.
  • Khi ngờ vực, hãy thoát ra ngoài. Đừng đánh bạc. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng nghi ngờ của bạn là dựa trên điều gì đó có thật (các nguyên tắc cơ bản, hành động thị trường...) chứ không chỉ dựa trên sự lo lắng của bạn về mức giá. Nếu đó chỉ là mức giá khiến bạn lo lắng, thì hãy kiên định với trade thắng, hoặc tệ nhất là sử dụng một điểm dừng lỗ nhạy cảm hơn. Hãy cho xu hướng chính tất cả cơ hội bạn có thể để tăng lợi nhuận của mình.
Triet-ly-giao-dich-cua-Amos-Hostetter-TraderViet4.jpeg


NHỮNG NGUY HIỂM TRONG TRADING DO BẢN CHẤT CON NGƯỜI GÂY RA:
  1. Sợ hãi - Sợ mất lợi nhuận và hành động quá sớm.
  2. Hy vọng - Hy vọng về một sự thay đổi trong xu hướng.
  3. Thiếu tự tin vào phán đoán của mình.
  4. Tin vào những gì khiến ta thoả mãn lòng tin.
  5. Nhu cầu được đúng.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM:
  1. Đừng hy sinh vị thế của bạn cho những biến động.
  2. Đừng kỳ vọng thị trường kết thúc trong ánh hào quang rực rõ. Hãy chú ý đến những cảnh báo.
  3. Đừng bao giờ cố gắng bán tại đỉnh.
  4. Đừng đi ngược xu hướng thị trường.
  5. Đừng cố gắng hạ giá trung bình trong một trận thua.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM:
  1. Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất. Hãy luôn nghe theo nó.
  2. Quan sát hành vi thị trường và kinh nghiệm sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
  3. Vấn đề không phải là mua càng rẻ càng tốt hay bán khống ngay đỉnh, mà là mua và bán đúng thời điểm.
  4. Hãy nhớ rằng, thị trường không bao giờ quá cao để bạn bắt đầu mua và quá thấp để bạn bắt đầu bán.
  5. Sau cú trade đầu tiên, đừng thực hiện cú trade thứ hai trừ khi cú trade đầu tiên cho thấy lợi nhuận.
Nguồn: macro-ops

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 709 Xem / 36 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 209 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,270 Xem / 84 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,162 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên