Ba khung thời gian trong phân tích kỹ thuật mà mọi trader nên biết

Ba khung thời gian trong phân tích kỹ thuật mà mọi trader nên biết

Ba khung thời gian trong phân tích kỹ thuật mà mọi trader nên biết

namthang

Editor
Trial mod
2,985
16,040
Mình tham gia diễn đàn được một thời gian và cảm thấy được diễn đàn khá bổ ích, hôm nay mình muốn có một chút gọi là đóng góp cùng với mọi người.

Bài viết này không phải của mình mà là một bài viết mình dịch lại, mình thấy bổ ích nên chia sẻ lên đây cùng anh em, mong anh em đón nhận, bài viết của tác giả tên là Dave trên một diễn đàn về trading:

Tôi thường tự hỏi liệu rằng các chỉ báo kỹ thuật hoạt động trên các khung thời gian khác nhau như thế nào. Câu trả lời ngắn gọn là: "Có, chúng hoạt động". Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu những điều này.

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng tự khóa mình vào một khung thời gian cụ thể, trong đó họ quên rằng họ cũng chịu tác động đến từ sự biến động của thị trường trên các khung thời gian khác. Hãy nhìn vào đường màu cam trong hình dưới đây – đây là ví dụ thể hiện giá của một cổ phiếu hoặc một mặt hàng trên khung thời gian đầu tư thông thường mà bạn vẫn hay sử dụng. Giả sử chúng ta đang nói về khoảng thời 6-12 tháng. Về cơ bản, bạn đang cố gắng dự đoán đường màu cam đó sẽ đi về đâu.

1.jpg




Trong hình trên chúng ta đã đơn giản hóa các chuyển động của giá, điều này cũng giống như khối lượng của các vật thể đều bằng nhau trong chân không vậy.

Tuy nhiên, khi nhìn một cách rõ ràng và gần hơn, chúng ta sẽ thấy đường màu cam thực sự được hình thành từ các đỉnh và đáy của các chuyển động giá trên các khung thời gian bé hơn và thể hiện hành động giá ngắn hạn. Cùng với đó sẽ là một chu kỳ dài hơn lên tới vài năm. Bây giờ chúng tôi sẽ thêm các thành phần bổ sung này, nó sẽ trông như thế này:

2.jpg


Bên cạnh việc cố gắng dự đoán đường màu cam sẽ đi về đâu, bạn sẽ cũng phải đối phó với những biến động ngắn hạn của đường màu xanh, cũng như xu hướng dài hạn của đường màu đen.

Đây là thực tế của trò chơi đầu tư. Bạn luôn phải chịu sự thay đổi của giá trong các khung thời gian mà bạn cố gắng bỏ qua!

Ở đây, cách tôi muốn giải thích việc sử dụng phân tích kỹ thuật trong ba khung thời gian này:

Untitled.png

  • Trong những gì tôi gọi là thị trường ngắn hạn, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thị trường có xu hướng hoàn nguyên (Mean Reversion – Hay còn gọi là hiện tượng đảo chiều về giá trị trung bình).





Điều đó có nghĩa là về cơ bản, giá thường chuyển động qua lại và ổn định theo xu hướng trung hạn. Vì vậy, nếu bạn tập trung vào khung thời gian này, bạn nên mua vào khi giá hồi quy ngược xu hướng trung hạn và bán ra tại các vùng quá bán (Tương tự với thị trường xuống).

Những chỉ báo như RSI có thể được sử dụng để tìm các bước ngoặt trên khung thời gian này. Lưu ý rằng, trên biểu đồ trên, các đỉnh và đáy trong chỉ báo RSI có xu hướng trùng với các đỉnh và đáy trong chỉ báo RSI 5 ngày.

3.jpg


Bạn cũng có thể nhận thấy một số phân kỳ xuất hiện, chẳng hạn như các đỉnh thấp hơn trong chỉ báo RSI vào tháng 9 và tháng 10 với mức giá cao hơn. Điều này cho thấy sự suy yếu của động lực trong cú tăng giá cuối cùng.
  • Khung thời gian trung hạn là khung thời gian tuyệt vời cho những người giao dịch theo xu hướng. Trên khung thời gian 6-12 tháng, xu hướng thị trường có xu hướng kéo dài. Nói cách khác, bạn nên mua khi giá thể hiện sức mạnh và bán khi sức mạnh đó mất đi. Đây là thời điểm mà hầu hết các nhà đầu tư và quỹ hoạt động, đây là lý do tại sao các chỉ báo động lượng hoạt động và cũng là lý do tại sao hầu hết các tổ chức hay quỹ là những người theo xu hướng.
4.jpg




Biểu đồ ở trên cho thấy vì sao mà RSI ít hiệu quả hơn hơn cho xu hướng ngắn hạn với mean reversion và hiệu quả nhiều hơn cho trend following. Cổ phiếu đã bước vào một xu hướng giảm vào giữa năm 2015 và khi giá giảm xuống, chỉ số RSI dao động trong khoảng từ 20 đến 60. Một khi xu hướng tăng mới xuất hiện vào năm 2016, chỉ báo RSI đã tăng lên đến ngưỡng 40 đến 80. Vì vậy, về cơ bản, phạm vi của RSI xác nhận xu hướng chung. Trong giai đoạn tăng giá, miễn là chỉ số RSI vẫn trên 40, xu hướng tăng có thể sẽ vẫn còn nguyên.

Bạn sẽ chú ý trong hình minh họa của tôi về ba khung thời gian mà tôi đã chỉ ra với khung thời gian nào nên sử dụng PHÂN TÍCH CƠ BẢN. Trên khung thời gian ngắn hạn, nơi thị trường có xu hướng hoàn nguyên (Quay trở lại giá trị trung bình), phân tích kỹ thuật là điều cần thiết, vì có rất ít dữ liệu cơ bản cộng hưởng cho khung thời gian đó.

Khung thời gian trung hạn cho thấy cách tiếp cận hòa hợp nhất, hay là sự pha trộn giữa phân tích cơ bản và kỹ thuật. Tại đây, chúng ta có thể nắm bắt được đà tăng giá và theo xu hướng, cũng như sắp xếp các yếu tố đầu vào đó với các yếu tố cơ bản, ví dụ: tăng trưởng thu nhập và tỷ suất lợi nhuận, hoặc các tin kinh tế.

Trên khung thời gian càng dài, tôi nhấn mạnh rằng phân tích kỹ thuật ngày càng ít liên quan hơn vì cuối cùng, cổ phiếu, hàng hóa và tiền tệ giao dịch với định giá cơ bản của chúng.

Lợi ích thực sự của phân tích kỹ thuật là tận dụng các khung thời gian ngắn hơn, nơi các cổ phiếu hoặc các mặt hàng ít có liên kết với thị giá của chúng. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, hiểu được mối quan hệ giữa sự hoàn nguyên (Xu hướng trở về với giá trung bình) của xu hướng ngắn hạn và xu hướng trung hạn sẽ cho phép bạn tối đa hóa lợi nhuận và tránh được các giao dịch tồi.

Trên đây là một bài viết mình thấy khá hay, đây cũng là lý do vì sao các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên diễn đàn chúng ta yêu thích phân tích kỹ thuật vì phần lớn chúng ta đều giao dịch trong ngắn hạn. Trong khi đó, các nhà giao dịch dài hạn hơn sẽ chú ý đến các yếu tố cơ bản nhiều hơn. Bên cạnh đó, xu hướng hoàn nguyên (quay trở lại giá trị trung bình) trên khung ngắn hạn và dài hạn cũng là một điều anh em cần chú ý khi giao dịch.

Xin cảm ơn mọi người,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Xin chào các bạn, tuần trước mình hơi bận một chút nên hôm nay mới post.
Đầu tiên, mình muốn bổ sung một chút cho hình số 2 của bạn @namthang , vì hình này khá là mang tính kỹ thuật nên mình bổ sung khía cạnh cơ bản nhé.
ai0.wp.com_marketbusinessnews.com_wp_content_uploads_2018_08_Iec979883c4579ee0fcea5b80eb09b24f.jpg

Trong phân tích cơ bản có một khái niệm là "Intrinsic value" - Giá trị nội tại. Bạn nào đầu tư cổ phiếu đều sẽ biết khái niệm này, nó được phát minh bởi Ben Graham và sau này được phổ biến bởi Warren Buffett.
Intrinsic value ý nói là giá trị thực sự của một cổ phiếu hoặc một tài sản tài chính, giá trị đó là tổng hợp của tất cả các yếu tố về sức khỏe tài chính, ban lãnh đạo, lợi thế thương mại, hoặc đặc tính của tài sản mà nhà đầu tư cần nó (chẳng hạn như với Options thì đặc tính đó là một khoản bảo hiểm cho rủi ro tăng giá/giảm giá underlyings của NĐT, hoặc với Vàng thì đặc tính là Hầm trú ẩn với rủi ro và bảo vệ tài sản khỏi lạm phát)...
Intrinsic value này thay đổi theo thời gian, và Price (giá thị trường) cũng thay đổi theo thời gian nhưng có xu hướng là biến động quanh Intrinsic value.

Trên hình số hai của chủ thớt, intrinsic value là đường màu đen và Price sẽ có xu hướng biến động quanh đường này.

Rồi, sau khi đã giải thích về intrinsic value thì mình có một số lưu ý cho anh em nếu có ý định áp dụng song song phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật:
1. Thị trường luôn đúng?
Là một người sử dụng Phân tích cơ bản và kiếm tiền từ phương pháp này, mình nhận thấy thị trường không phải bao giờ cũng đúng, ngược lại, thị trường thường xuyên có những bất thường và nhờ đó mà Phân tích cơ bản kiếm được tiền. Cụ thể là thị trường thường hay ở trong hai trạng thái Sợ hãi quá mức hoặc Hưng phấn quá mức, khiến cho tài sản bị định giá thấp (undervalued) hoặc bị định giá cao (overvalued) và đó là lúc dân PTCB tranh thủ.
2. PTCB dùng để làm gì?
Hãy cố gắng tìm ra intrinsic value của tài sản mà các bạn đang trade. Ý tưởng của chúng ta là khi Price thấp hơn Intrinsic value, hãy dùng phân tích kỹ thuật để tìm điểm buy mà thôi. Ngược lại, nếu Price cao hơn Intrinsic value, hãy dùng PTKT để chỉ tìm điểm sell. Nói cách khác, PTCB sẽ định hình ra cái trend dài hạn, còn PTKT thì tìm điểm vào lệnh trong cái trend đó.
Có một ví dụ rất trực quan về việc sử dụng PTCB để định hình trend là hoạt động mua bán vàng của quỹ SPDR gold trust:
Trong năm 2019, từ khóa "rủi ro" trên thị trường tài chính vẫn xoay quanh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự suy thoái của các nền kinh tế. Môi trường chung là rủi ro. Đồng thời hàng loạt ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ, điều này sẽ tạo ra lạm phát. Và với môi trường đó thì giá vàng rất thuận lợi để tăng.

Do đó nếu để ý, các bạn sẽ thấy là năm 2019 quỹ SPDR Gold Trust liên tục mua vào vàng, họ bán rất ít, và sau khi bán lượng nhỏ ở giá cao thì họ tiếp tục mua vào lượng lớn ở giá thấp hơn. Chừng nào kinh tế còn rủi ro và nới lỏng tiền tệ tiếp tục gây lạm phát thì chừng đó vàng sẽ còn tăng giá. Trend chính của vàng là trend tăng. Chỉ canh mua mà thôi. Và bởi vì Fed (NHTW lớn nhất thế giới và điều hành đồng tiền thanh khoản cao nhất thế giới) cũng đã hạ lãi suất tới 2 lần trong khi kinh tế Mỹ còn tiếp tục khỏe mạnh, lạm phát càng cao hơn nữa. Đó là lý do mà giá vàng Retrace rất ít, nhiều người kỳ vọng về quanh vùng 1400-1430 để buy nhưng sẽ rất khó để buy được giá đó.

Mình cũng thực hành điều này, từ đầu năm 2019 đến nay chỉ canh mua vàng chứ nhất quyết không sell, dù tín hiệu nến có đẹp như thế nào chăng nữa. Và mình cũng không chờ giá vàng retrace kiểu "lọt khe" hay retrace 50%, từ 1550 về 1500 là múc được rồi, không phải vì FOMO, mà vì mình biết là các yếu tố cơ bản hiện tại không ủng hộ cho giá vàng giảm quá sâu.

Đó là một chút chia sẻ, hy vọng sẽ có ích cho các bạn.
 
Xin chào các bạn, tuần trước mình hơi bận một chút nên hôm nay mới post.
Đầu tiên, mình muốn bổ sung một chút cho hình số 2 của bạn @namthang , vì hình này khá là mang tính kỹ thuật nên mình bổ sung khía cạnh cơ bản nhé.
View attachment 113838
Trong phân tích cơ bản có một khái niệm là "Intrinsic value" - Giá trị nội tại. Bạn nào đầu tư cổ phiếu đều sẽ biết khái niệm này, nó được phát minh bởi Ben Graham và sau này được phổ biến bởi Warren Buffett.
Intrinsic value ý nói là giá trị thực sự của một cổ phiếu hoặc một tài sản tài chính, giá trị đó là tổng hợp của tất cả các yếu tố về sức khỏe tài chính, ban lãnh đạo, lợi thế thương mại, hoặc đặc tính của tài sản mà nhà đầu tư cần nó (chẳng hạn như với Options thì đặc tính đó là một khoản bảo hiểm cho rủi ro tăng giá/giảm giá underlyings của NĐT, hoặc với Vàng thì đặc tính là Hầm trú ẩn với rủi ro và bảo vệ tài sản khỏi lạm phát)...
Intrinsic value này thay đổi theo thời gian, và Price (giá thị trường) cũng thay đổi theo thời gian nhưng có xu hướng là biến động quanh Intrinsic value.

Trên hình số hai của chủ thớt, intrinsic value là đường màu đen và Price sẽ có xu hướng biến động quanh đường này.

Rồi, sau khi đã giải thích về intrinsic value thì mình có một số lưu ý cho anh em nếu có ý định áp dụng song song phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật:
1. Thị trường luôn đúng?
Là một người sử dụng Phân tích cơ bản và kiếm tiền từ phương pháp này, mình nhận thấy thị trường không phải bao giờ cũng đúng, ngược lại, thị trường thường xuyên có những bất thường và nhờ đó mà Phân tích cơ bản kiếm được tiền. Cụ thể là thị trường thường hay ở trong hai trạng thái Sợ hãi quá mức hoặc Hưng phấn quá mức, khiến cho tài sản bị định giá thấp (undervalued) hoặc bị định giá cao (overvalued) và đó là lúc dân PTCB tranh thủ.
2. PTCB dùng để làm gì?
Hãy cố gắng tìm ra intrinsic value của tài sản mà các bạn đang trade. Ý tưởng của chúng ta là khi Price thấp hơn Intrinsic value, hãy dùng phân tích kỹ thuật để tìm điểm buy mà thôi. Ngược lại, nếu Price cao hơn Intrinsic value, hãy dùng PTKT để chỉ tìm điểm sell. Nói cách khác, PTCB sẽ định hình ra cái trend dài hạn, còn PTKT thì tìm điểm vào lệnh trong cái trend đó.
Có một ví dụ rất trực quan về việc sử dụng PTCB để định hình trend là hoạt động mua bán vàng của quỹ SPDR gold trust:
Trong năm 2019, từ khóa "rủi ro" trên thị trường tài chính vẫn xoay quanh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự suy thoái của các nền kinh tế. Môi trường chung là rủi ro. Đồng thời hàng loạt ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ, điều này sẽ tạo ra lạm phát. Và với môi trường đó thì giá vàng rất thuận lợi để tăng.

Do đó nếu để ý, các bạn sẽ thấy là năm 2019 quỹ SPDR Gold Trust liên tục mua vào vàng, họ bán rất ít, và sau khi bán lượng nhỏ ở giá cao thì họ tiếp tục mua vào lượng lớn ở giá thấp hơn. Chừng nào kinh tế còn rủi ro và nới lỏng tiền tệ tiếp tục gây lạm phát thì chừng đó vàng sẽ còn tăng giá. Trend chính của vàng là trend tăng. Chỉ canh mua mà thôi. Và bởi vì Fed (NHTW lớn nhất thế giới và điều hành đồng tiền thanh khoản cao nhất thế giới) cũng đã hạ lãi suất tới 2 lần trong khi kinh tế Mỹ còn tiếp tục khỏe mạnh, lạm phát càng cao hơn nữa. Đó là lý do mà giá vàng Retrace rất ít, nhiều người kỳ vọng về quanh vùng 1400-1430 để buy nhưng sẽ rất khó để buy được giá đó.

Mình cũng thực hành điều này, từ đầu năm 2019 đến nay chỉ canh mua vàng chứ nhất quyết không sell, dù tín hiệu nến có đẹp như thế nào chăng nữa. Và mình cũng không chờ giá vàng retrace kiểu "lọt khe" hay retrace 50%, từ 1550 về 1500 là múc được rồi, không phải vì FOMO, mà vì mình biết là các yếu tố cơ bản hiện tại không ủng hộ cho giá vàng giảm quá sâu.

Đó là một chút chia sẻ, hy vọng sẽ có ích cho các bạn.

Hay lắm bạn, mình xin phép đưa bài bạn lên trang chủ cho nó phổ biến rộng rãi nhé, hoặc bạn có thể viết một bài riêng về chủ đề này :)
 
Trend chính của vàng là trend tăng. Chỉ canh mua mà thôi.

Mình cũng thực hành điều này, từ đầu năm 2019 đến nay chỉ canh mua vàng chứ nhất quyết không sell, dù tín hiệu nến có đẹp như thế nào chăng nữa. Và mình cũng không chờ giá vàng retrace kiểu "lọt khe" hay retrace 50%, từ 1550 về 1500 là múc được rồi, không phải vì FOMO, mà vì mình biết là các yếu tố cơ bản hiện tại không ủng hộ cho giá vàng giảm quá sâu.
Chào các bạn. 6 tháng đã trôi qua. Có ai đầu tư vàng mà lồi mồm cùng tôi chưa? :D

1800 USD/oz nhé :D
 
Luôn phải theo xu hướng lớn hơn nhưng ko có nghĩa là cần phải sử dụng đa khung thời gian, điều này cũng giống việc có người chỉ sử dụng nến nhưng có người lại dùng thêm indicator. Có người chỉ trade một vài sản phẩm nhưng có người lại giao dịch rất đa dạng các sản phẩm khác nhau. Trong trading vốn ko có khuôn khổ gì cả vì vậy nên cá nhân tôi nghĩ nên thỏa sức sáng tạo và chiêm nghiệm dần
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên