Bí kíp và bảo bối của Nishant Arora - một trader thành công đi lên từ công việc bán máy in!

Bí kíp và bảo bối của Nishant Arora - một trader thành công đi lên từ công việc bán máy in!

Bí kíp và bảo bối của Nishant Arora - một trader thành công đi lên từ công việc bán máy in!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,419
Xin chào cả nhà!

Hôm nay, mình sẽ kể cho mọi người nghe về một kỹ sư máy tính có bằng MBA trong ngành Marketing và cách anh ấy chinh phục cuộc sống bằng cách trải qua rất nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau. Đó chính là Nishant Arora!

Từ bỏ công việc được trả lương cao chỉ trong vòng 3 tháng vì nó không đủ thách thức, Nishant Arora đã lao đầu vào công việc bán máy in cho công ty. Mặc dù những sự từ chối mua hàng ban đầu gây ra không ít thất vọng cho anh, nhưng chúng chính là động lực để Arora học cách thuyết phục khách hàng và thu thập kiến thức bằng cách đọc mọi thứ về sản phẩm mà anh ấy đang bán. Trong vòng hai năm, Arora đã tự tin rằng mình có thể bán được bất cứ thứ gì.

Sự tự tin này đã khiến Arora mạo hiểm trên lĩnh vực kinh doanh, bắt đầu từ kinh doanh theo kiểu đại lý cho nhiều công ty tiêu dùng và một công ty quản lý sự kiện.

Trong khoảng thời gian này, Arora tiếp tục nghiên cứu và tự dạy mình cách chơi guitar, piano và organ. Trong một lần tìm tòi tài liệu học, anh đã tìm thấy những cuốn sách về đầu tư và giao dịch. Và cơ duyên đến với trading khởi đầu từ đây...

Phong-van-Nishant-Arora-TraderViet1.jpg

Hành trình trở thành một trader và nhà đầu tư thành công của Arora cũng gian nan như hầu hết những người khác. Nhưng khác với số đông, Arora muốn rút ngắn thời gian học tập cho những ai đang vật lộn để trở thành trader thành công. Anh đã thành lập một cộng đồng Facebook dành cho các trader và nhà đầu tư muốn tìm hiểu về "cách thức" đằng sau quá trình giao dịch thay vì là "trade cái gì".

Hãy cùng lắng nghe bài phỏng vấn Q&A dưới đây về hành trình giao dịch của Nishant Arora nhé!

------------------------------​

Q: Trước khi chúng ta đi vào chi tiết về công việc trading của anh, anh có thể nói cho chúng tôi biết về cộng đồng Techno-Funda Society của mình không?


A: Tôi đã ở trong thị trường gần một thập kỷ. Tôi bắt đầu bằng đầu tư rồi mới chuyển sang trading. Trong vài năm qua, tôi đã nhận ra rằng các nguồn lực cần thiết cho trading và đầu tư không hề sẵn có một cách dễ dàng. Có một sự mất kết nối rõ ràng giữa những gì cần thiết và những gì sẵn có.

Phong-van-Nishant-Arora-TraderViet2.jpg

Và đó là lúc tôi quyết định thành lập nhóm Facebook dưới cái tên Techno-Funda Society (TFS). Trong vòng 6 tháng, chúng tôi đã có 7.000 thành viên tham gia. TFS không phải là nơi để thảo luận về các cổ phiếu cụ thể hay nên mua hoặc bán cái gì. Những gì chúng tôi thảo luận đó là về "cách thức" đầu tư và giao dịch.

Q: Bây giờ hãy chia sẻ về hành trình của anh với tư cách là một nhà đầu tư, trader và nhà giáo dục đi nào!


A: Tôi không có background giáo dục về thương mại. Tôi từng là một kỹ sư máy tính, có bằng MBA về Marketing và CNTT. Sau khi học xong, tôi làm việc cho một công ty đa quốc gia có uy tín. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng tôi chỉ là một trong số 40.000 nhân viên ở đó - không có nhiều điều để học hỏi trong một công ty lớn như vậy. Trong vòng 3 tháng, tôi nghỉ việc và làm việc cho một đại lý nhỏ bán các sản phẩm máy tính với mức lương bằng 1/4.

Đây là công việc mà tôi buộc phải bán máy in và máy tính cho các tập đoàn. Với kiến thức bằng không, tôi chẳng làm được gì ấn tượng trong 6-7 tháng đầu tiên. Nhưng không dễ bỏ cuộc, cuối cùng tôi cũng gặt hái được thành công to lớn nhờ kiên trì nghiên cứu cách thuyết phục người mua cũng như kiến thức về sản phẩm.

Máu kinh doanh sôi sục, tôi muốn tự mình mở chi nhánh và khởi nghiệp sau 2 năm làm việc. Tôi thành lập một loạt các doanh nghiệp, mạo hiểm với mảng sản xuất thực phẩm và chăm sóc cá nhân. Sau đó, chúng tôi đã chuyển sang mảng quản lý sự kiện và xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Đông Nam Á.

Tôi là một đứa ham đọc sách và tiếp tục nghiên cứu khi vận hành các doanh nghiệp. Vô tình trong một lần tìm sách để đọc, tôi đã đọc được một cuốn sách về Warren Buffett. Sau đó, tôi đã bị hút vào thế giới của Warren Buffett, Charlie Munger, Benjamin Graham,...

Phong-van-Nishant-Arora-TraderViet3.jpg


Đây là một thế giới và hành trình hoàn toàn mới đối với tôi. Warren Buffett là người giúp tôi hiểu về đầu tư, nhưng sẽ thật khó để đầu tư trở thành một công việc full-time nếu như tôi không có vốn đủ lớn. Trong lúc tôi cân nhắc cách để tạo ra vốn thì đã vô tình đọc được cuốn "Market Wizards" của Jack Schwager, trong đó tác giả đã phỏng vấn các trader thành công. Schwager đã mở ra cánh cửa đến với một thế giới mới và vô cùng thú vị.

Khi học hỏi và cải thiện khả năng giao dịch của mình, tôi thấy rằng mặc dù nó đã tiêu tốn phần lớn thời gian của mình, nhưng cũng bõ công lắm. Do đó, tôi bắt đầu giao dịch toàn thời gian và quyết định đóng cửa các công ty của mình. Kể cả bây giờ, tôi vẫn sử dụng lợi nhuận mà tôi tạo ra từ trading để bỏ vào đầu tư.

Q: Anh có thể nói cụ thể hơn về cách anh đầu tư và giao dịch không? Hãy cùng bắt đầu với việc đầu tư trước...


A: Trong khi đầu tư, tôi làm theo 3 phương pháp thông thường. Đầu tiên, tôi tìm kiếm các cổ phiếu giá trị. Thứ hai là các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng tích cực đằng sau. Và cuối cùng là workout.

Về giá trị, tôi tìm kiếm các công ty giao dịch với mức định giá hợp lý dựa trên dòng tiền chiết khấu. Trong trường hợp không có bất kỳ dòng tiền nào để chiết khấu, tôi sẽ tìm cách để định giá tài sản.

Lấy ví dụ là mã cổ phiếu MTNL mà tôi đã giao dịch trong năm 2013-2014. Đó là một công ty đang rơi vào tình trạng thua lỗ lớn. Mặc dù không có gì trong tài khoản P&L, nhưng họ có tài sản lớn. Trong năm 2013-2014, tôi đã định giá cổ phiếu ở mức 9 rupee/cổ phiếu khi mua nó. Trong vòng 8-9 tháng, nó được giao dịch ở mức 35 rupee/cổ phiếu.

Cuối cùng là workout. Về cơ bản, đây là các sự kiện như sáp nhập hoặc mua lại. Chúng cung cấp các cơ hội tăng giá trị trong ngắn hạn đến trung hạn.

Q: Và chiến lược giao dịch của anh là gì?


A: Tôi là một trader cơ hội. Tôi giao dịch nhiều chiến lược khác nhau. Tôi có giao dịch kéo dài trong vài ngày, thậm chí chỉ vài phút. Tôi lấy swing trading làm nền tảng, trong khi vẫn tìm kiếm cơ hội thông qua day trading. Tôi về cơ bản là một technical trader, nhưng không phải là kiểu truyền thống.

Phong-van-Nishant-Arora-TraderViet4.jpg

Nhận thức chung là một nhà phân tích kỹ thuật thường sẽ "vạch lá tìm sâu", cứ mở chart ra ngồi quan sát các mô hình và quyết định thị trường sẽ di chuyển theo hướng nào. Tuy nhiên, tôi cảm thấy phân tích kỹ thuật lại là nghiên cứu người mua và bán trên thị trường. Thị trường là câu chuyện về con người, chứ không phải về mô hình.

Nghiên cứu của tôi là về con người. Ở đây, tôi cố gắng nghiên cứu cuộc chiến giữa phe Bò và phe Gấu, các trận chiến khốc liệt gần các khu vực hỗ trợkháng cự.

Q: Anh là một price action trader hay anh đã thử các chiến lược giao dịch khác trước khi chọn phong cách hiện tại? Khoảng khắc Eureka của anh trong trading là khi nào?


A: Tôi đã có một khởi đầu gian nan như bao người. May mắn thay, tôi đã nhanh chóng phát hiện ra rằng trading không được vận hành theo một cách khoa học máy móc. Giá không thể đi lên, sau đó điều chỉnh đến mức Fibo 38,2% rồi bật lại như cách mà các Fibonacci trader vẫn hay nghĩ.

Thứ điều khiển trader không phải là khoa học, mà là cảm xúc! Đằng sau mỗi mô hình kỹ thuật là những cảm xúc của những người liên quan. Tôi mất 6-7 tháng để nhận ra điều này.

Khoảng khắc Eureka của tôi xảy ra trong năm đầu tiên tôi giao dịch - khi tôi cố gắng giành chiến thắng trên mọi cú trade như bất kỳ ai. Chính tư duy này đã dẫn đến những thua lỗ về sau.

Phong-van-Nishant-Arora-TraderViet5.jpg


Cuộc đời tôi, với tư cách là một trader, đã bước sang trang mới khi đọc được cuốn sách của Mark Douglas, trong đó nói rằng: "Điều quan trọng không phải là về số lần bạn giành chiến thắng, mà là về số lần bạn thắng khi bạn đúng." Tôi bắt đầu nghiên cứu về cách định cỡ vị thế, quản lý rui ro và quản lý giao dịch. Tôi học được rằng, dù chỉ đúng 50% cũng được xem là một con số cao trong trading rồi.

Nhận thức này đã thay đổi cuộc đời tôi. Bạn không thể thắng trên mọi cú trade. Thay vì phân tích từng giao dịch riêng lẽ, bạn nên phân tích trong một tập hợp các giao dịch. Mỗi giao dịch chỉ là một điểm dữ liệu trong đường cong phân phối của sự nghiệp trading của bạn, vậy tại sao bạn lại quan trọng hóa nó đến vậy? Việc hiện thức hóa ý nghĩ này là khoảng khắc Eureka đối với tôi.

Q: Anh có lời khuyên nào cho các trader không?


A: Trước tiên, hãy biết bạn là kiểu người tham gia thị trường nào - trader hay là investor? Thứ hai, từ đó hãy lựa sách phù học mà đọc. Có nhiều nhà cố vấn so sánh giao dịch với bơi lội rằng bạn không thể học bơi bằng cách chỉ đọc trên sách vở. Nhưng tôi thì nghĩ khác! Tôi tin rằng giao dịch giống như một cuộc phẫu thuật não - bạn không thể thực hiện phẫu thuật cho người ta mà chưa có kiến thức căn bản trước tiên!

Nguồn: moneycontrol
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 916 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,888 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,682 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 183 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên