Bí mật cách thị trường vận hành và sự thật đằng sau các kiểu lệnh

Bí mật cách thị trường vận hành và sự thật đằng sau các kiểu lệnh

Bí mật cách thị trường vận hành và sự thật đằng sau các kiểu lệnh

firestorm

Member
21
113
Thân chào các bằng hữu anh chị em, các đồng môn và những trader tiền bối đã đi trước bậc đàn em hàng mấy năm nay. Mình là STEVEN.

Có thể mọi người ai cũng biết rằng forex,chứng khoán và những sản phẩm giao dịch điện tử khác là một thị trường rất “tiềm năng” giúp mọi người có thể kiếm tiền và từ đó có thể thực hiện những mong muốn khác trong cuộc sống. Nhưng chắc hẳn ai ở đây cũng biết chữ “ tiềm năng “ nó cũng có nghĩa 2 chiều, tiềm năng trắng tay và cả tiềm năng nhảy bậc túi tiền của bạn đều lớn như nhau nhưng bản thân mình lại thấy nó đã giết nhiều trader hơn từ thời “ khai bang khởi tổ ” cho đến nay bởi vì họ ko muốn và ko biết tìm hiểu bản chất của thị trường.

upload_2019-4-7_12-34-40.png


Là do đâu? Bản thân mình cũng đã từng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này từ lúc nghiệp trading nó gọi mình. Và mình biết nhiều người ngay cả chính mình ngay từ đầu đã không biết tìm hiều từ đâu mới là gốc rể của sự vận động thị trường và do đâu thị trường tăng giảm.

Mình không dám nhận là cao nhân nhưng mình biết chắc có thể bạn hiểu sai, hiểu chưa đúng nhưng đa phần là hiểu chưa đầy đủ. Mình hy vọng sau bài viết này sẽ giúp cho ae đồng đạo có cái nhìn sâu sắc và hiểu đúng hơn về sự vận động của thị trường. Cái gì làm cho giá nó di chuyển và khi nào nó hoạt động đúng bản chất của nó và khi nào không? mình đã tốn nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc để tìm hiểu và chứng minh nó đúng. Okay mình sẽ bắt đầu giải thích và chứng minh cho các bạn hiểu.



I. HOW THE MARKET REALLY WORK ( thị trường vận hành thực tế như thế nào )

Thi trường như các bạn đã hiểu là tiền và khối lượng trong thi trường không tự sinh ra và mất đi mà nó đều xuất phát từ hành vi mua bán của trader lớn nhỏ nói chung. Trước đây mình tìm hiểu tất cả các indicator, mình mua nhiều loại sách chuyên ngành về tài chính ngoại hối và forex, kể cả những nguồn kiến thức online nhưng có một điều mình nhận được là toàn bộ ý đều giống nhau về nền tảng chung chung cơ bản của kiến thức. Nó nói y chang nhau và đôi khi mình tìm nát cả cai google cũng không gặp được một bài viết sâu hơn, cặn kẽ hơn.

Chính vì điều đó, hôm nay mình sẽ chia sẻ tất cả những kiến thức mình đã mất công lĩnh hội được vả phải bỏ cả tiền bạc học hỏi kiến thức từ bọn tây âu và dĩ nhiên cũng ko cần câu kéo cho lợi ích cá nhân.

Nói đến đây sẽ có nhiều người nghĩ mình làm vậy chả lẽ không cần lợi lộc gì hay mục đích gì… mình xin thưa là chưa cần, hiện tại mình chỉ muốn chia sẽ,giúp đỡ ae đồng đạo trong nghề thôi. Thành công không phải là thành công 1 mình mà là giúp đỡ những con người khác thành công - “ KANEKO từng nói với chị mình như thế. Bạn có thể search KAEKO là ai trên google”
Bình thường người ta vẫn tin rằng giá cả trên thị trường tăng hoặc giảm chính là do những ý sau :

upload_2019-4-7_12-35-16.png


1. Cung cầu tăng giảm làm tăng sức mua hoặc tăng sức bán dẫn đến giá trên thi trường di chuyển.

2. Tin hot release làm tăng sức mua sức bán dẫn dẫn đến giá di chuyển.

3. Và có một số trader sử dụng những indicator để báo tín hiệu mua bán và giao dich ( fibo, price action, RSI, moving everage, sóng elliot v.v… và tất cả các kiểu indicator mình nói chung hết với một quy luật chung là báo hiệu giá tăng khi cắt nhau hoặc tiến đến vùng mua bán nào đó rồi cung cấp tín hiệu giao dich cho trader và thực tế là mình nói với các bạn nó ko có hoạt động. mình thừa nhận nó không báo tín hiệu sai vì nó dùng dữ liệu giá cả thị trường rồi dùng thuật toán phân tích cho ra 1 indicator nhưng nó “ NEVER WORKING”. Vâng, ý mình là nó không thể giúp bạn có được giao dịch thắng vì đơn giản nó cung cấp tín hiệu luôn trễ hơn thì trường. Indicator cho bạn tín hiệu mua/bán thì lúc đó đã muộn. Điều này lý giải vì sao có những trader cứ than phiền tại sao khi tôi vừa vào lệnh y như rằng hit SL hoặc market đảo chiều.

Còn đối với quan điểm 1 & 2 là do cung cầu làm ảnh hưởng sức mua bán và dẫn đến giá tăng/giảm. Mình xin thưa nó cũng đúng các bác ạk nhưng cái phân tích chỉ dựa trên thuyết đó thì KHÔNG đủ để cho cái hệ thống giao dịch riêng của bạn có thể hoạt động tốt và sinh lợi nhuận tối đa. Mình xin bật mí với các bác là pro trader họ đa số chỉ toàn dùng lệnh chờ để giao dich và ít khi dùng market orders là lệnh mở ngay lập tức để mở lệnh vì họ biết chính xác mức giá nào tại thời điểm nào để vào lệnh, họ chỉ dùng lệnh này đa phần để quét SL, và vì lúc đó “cá con” đã ngủm hết chỉ còn cá mập thống trị thị trường trong khoảng thời gian ngắn đủ để gom lúa về kho, và thị trường vẫn còn một loài cá to hơn cá mập nha các bạn ( nó giống như biển cả vậy, cá mập tuy hung dữ nhưng không phải là kẻ khổng lồ ) các bạn có thể nghĩ nó là cá voi.

Cá mập đại diện cho pro trader ( những người giao dich số tk lớn), các hedge fund, brokers.
Cá voi đại diện cho liên ngân hàng, ngân hàng trung ương, cục dữ trữ liên bang mỹ thông qua các hệ thống giao dịch với ngân hàng nhỏ lẻ nhu EBS , router… bọn này không thể thích làm gì thì làm được vì mục đích của họ không phải vì lợi ích nhỏ bé được tạo ra bởi sự chênh lêch về giá và họ tồn tại để đảm bảo an toàn về kinh tế, đảm bảo đồng tiền của họ được ở đúng vị trí giá trị của nó so với nền kinh tế hiện hành. Nhưng một khi di chuyển thì không có gì chống lại được kể cả cá mập. Dù vậy bọn cá mập mới chính là nguyên nhân làm mưa làm gió.

Còn lại những sinh linh bé nhỏ chính là chúng ta, những người newbies, những người giao dich lâu năm vẩn thua, những người không có nhiều tiền như bọn cá mập.
Nên việc mình giải thích quy luật vận hành của thị trường mục đích là để chúng ta hiểu được bọn chúng và đi cùng hướng bọn cá mập chứ không phải chống lại chúng.


upload_2019-4-7_12-36-7.png




Thay vì chúng ta đi tìm hiểu tại sao nhưng chúng ta lại bỏ tiền di mua nhũng cái hệ thống giao dich tự động và kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận đều đặn cho mình và đặt niềm tin vào những cái indicator thì khi bạn thua, câu trả lời của sàn sẽ là kinh doanh mà anh/chị phải có thắng thua nhưng ở đây là bọn IB ko hiểu vì sao lại thua và nếu là tk của bọn nó thì cũng thua nhiều hơn thắng… bạn đã bị họ lừa.

Những hệ thống được bán trên thị trường đó cũng dựa vào data của thị trường và cũng từ nó mà “cá mập,borkers hiểu được hành vi của các bạn rõ ràng hơn. Ngoài ra, trader cũng thường dùng những cái technology analysis như : price pattern, double top, double bottom, những cái flags, morning star của price action, những cái mô hình, đếm sóng v.v… và nó hoàn toàn không hoạt động vì bạn nên hiểu như vậy :
GIÁ CẢ TẠO NÊN PRICE PATTERN VÀ CÁC KIỂU MÔ HÌNH CHỨ PRICE PATTERN VÀ CÁC MÔ HÌNH KHÔNG TẠO NÊN SỰ DI CHUYỂN CỦA GIÁ

upload_2019-4-7_12-37-3.png

Nên nếu dùng nó để phân tích giá cả thì bạn tự hiểu ( sẽ vẫn có tỷ lệ win nha, mình ko nói thua hoàn toàn nhưng nó ko nhiều và ko nằm trong control của bạn) và cá mập luôn hiểu điều đó. Cá mập thực sự không đủ mạnh để làm giá trên thị trường nhưng họ có thể bẫy những retail traders ( cá nhỏ ) và sau đó mới thống trị trường và gom lúa (^^) trong khoảng thời gian ngắn.

Điều cuối cùng mình muốn phân tích cho các bạn hiểu đúng về sự di chuyển của giá. Đó là nếu như khi bạn nghĩ rằng giá di chuyển là do người mua nhiều hơn người bán và ngược lại là SAI. Trader thông thường nghĩ rằng giá di chuyển tăng là do buyer nhiều hơn seller hoặc giá di chuyển giảm là do seller nhiều hơn buyer => Wrong

SỰ THẬT giá cả không di chuyển do buyer nhiều hơn seller hay seller nhiều hơn buyer. Giá di chuyển được chính là do aggressive của buyer ( người mua chủ động ) và aggressive của seller ( người bán chủ động ). aggressive buyer/aggressive seller đại diện cho những người sử dụng market order/order executive (lệnh thi trường).

Aggressive bạn hiểu là sự tấn công mạnh bằng lệnh thị trường của một phe bán hoặc mua.
PASSIVE BUYER/PASSIVE SELLER là người mua và người bán bị động. Passive buyer/seller đại diện cho các lệnh còn lại như buy/sell limit và buy/sell stop.

upload_2019-4-7_12-37-30.png

Vậy điều gì xảy ra nếu như thị trường toàn là passive buyer/seller và cũng đồng nghĩa chỉ toàn lệnh chờ ? và thật sự nếu như vậy thì giá trên thị trường không thể di chuyển tăng hoặc giảm được mà giá di chuyển chính là do aggressive buyer/seller (những trader chủ động mở lệnh giao dich ngay mà không dùng lệnh chờ, chính xác hơn chính là những trader dùng lệnh market orders/ market execution ) mở lệnh giao dịch ngay. Đó là lý do giải thích tại sao người nào nói buyer nhiều hơn seller => giá tăng hoặc seller nhiều hơn buyer => giá giảm là hoàn toàn SAI. Mình sẽ phân tích sâu hơn sự khác biệt của những trader này và những trader dùng lệnh chờ có tác động lên thị trường như thế nào sau.



Cuối cùng mình muốn tổng kết lại với các bạn một điều ngắn gọn như sau ở phần I :
Giá di chuyển không phải bởi vì cầu tăng cung giảm và ngược lại . Cũng không phải di chuyển do buyer nhiều hơn seller hoặc seller nhiều hơn buyer. Giá cả di chuyển tăng chính là do aggressive của buyer nhiều seller và giá di chuyển giảm là do aggressive của seller nhiều hơn buyer ( là những người dùng lệnh market orders/market executive, ở đây mình ghi 2 tên gọi là do broker đặt tên khác nhau thôi còn bản chất là như nhau )

upload_2019-4-7_12-37-54.png

P/S : Đến đây mình hy vọng các bạn có thể hiểu được nguyên nhân giá tăng giảm và nguyên lý vận hành của thị trường. Đây là những điều cơ bản căn nguyên nhất dùng để sau này các bạn phân tích thị trường dựa vào hành động của price action. Chúng ta sẽ gặp nhau ngay sau đây, phần bên dưới của nội dung và mình sẽ phân tích sâu hơn vào hành động của giá. Khi bạn hiểu được luật chơi thì mình chắc chắn rằng các bạn sẽ biết chính xác thời điểm nào bạn nên vào lệnh. Bời vì các bạn hiểu được bức tranh lớn của thi trường và nguyên tắc của nó thì phải hiểu được hành vi của từng thời điểm giá như thế nào. Nói cách khác bạn hiểu được hành của từng trader buyer hoặc seller ( vì thi trường cơ bản có 2 loại này thôi ) tại thời điểm đó cũng như các bạn học kinh tế sẽ có vĩ mô và vi mô vậy. Phần II này giải thích chi tiết hơn về các loại lệnh và cách hoạt động của thị trường.

II. Nguyên tắc hoạt động của các loại lệnh trong thị trường và sự ảnh hưởng của từng loại lệnh và cũng là nguyên nhân cốt lỗi làm giá di chuyển tăng/giảm.

Mình xin nhắc các bạn ý này như sau :

Định hình và hiểu được bức tranh lớn của thị trường chính là việc bạn xác nhận xu hướng chính của thi trường. Nó quan trọng nhé, vì nếu thị trường trend tăng mà bạn vào lệnh bán ( giao dịch reversal ) là bạn bạn đang trade sóng quy hồi của nó, có nghĩa bạn phải ra vào thị trường đúng lúc và chính xác thơi điểm hơn vì trade theo quy hồi là đang chống lại trend chính. Và nếu để quá lâu mà không “rút ra” (^^) kịp thời thì các bạn biết hậu quả sẽ như thế nào rồi. Mình khuyên khi các bạn mới trade chưa dày kinh nghiệm đừng trade quy hồi vì thật sự không dễ.

P/S : mình không bàn đến những trader bắt đỉnh bắt đáy cứ bảo là thị trường đã đến lúc đảo chiều, thì kỳ thật rất có thể bạn đang đảo chiều xuống gầm cầu để sống chứ ko còn nhà để về. (^^)

Okay mình sẽ đi vào nội dung quan trọng nhất của phần này :

Hiện tại trên thị trường hay trong tất cả các lệnh cho phép mở trong phần mềm giao dich như MT4 hoặc MT5 hoặc những phần mềm của các broker khác nhau thì cơ bản có 5 lệnh dùng để giao dịch.

- market orders/ executive orders ( lệnh thị trường - là lệnh mua bán chủ động mình đã nói phần trên )
- Buy limit ( lệnh giới hạn mua - lệnh bị động )
- Sell limit (lệnh giới hạn bán - lệnh bị động )
- buy stop ( lệnh dừng mua - lệnh bị động )
- Sell stop ( lệnh dừng bán - lệnh bị động )

Vậy khi những trader dùng những lệnh này sẽ tác động lên thi trường như thế nào? Mình sẽ không buy/sell stop vì nó dùng để canh breakout và mình khuyên dùng limit nó sẽ hay hơn vì bản chất là lệnh chờ như nhau và tại sao mình sẽ nói ngay.

upload_2019-4-7_12-38-13.png


Ở đây mình gọi BID SIZE là khối lượng lệnh mua và ASK SIZE là khối lượng lệnh bán còn PRICE chính là giá thị trường trong ví dụ mình hoạ này. Đầu tiên là thị trường sẽ có trader 1 muốn mua 5 lot tại mức giá 98.

Sau đó trader 2 muốn bán 10 lot tại mức giá 99.

Sau vài phút thì thị trường xuất hiện thêm trader 3 chỉ muốn mua 2 lot tại mức giá 97 và trader 4 muốn bán 3 lot tại mức giá 100.

Tiếp tục ngay sau đó trader 5 mở thêm 4 lot bán ở mức giá 99 cùng với trader 2 nên sau đó tại mức giá 99 đã tăng lên thành 14 lot tổng cộng.

upload_2019-4-7_12-38-29.png

Tất cả 5 trader passive buyer/seller trên họ đều xử dụng lệnh chờ để mở lệnh vì họ chỉ muốn khớp lệnh ở tại mức giá mà họ mong muốn nếu không thì không giao dich. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi thị trường chỉ có vậy ? đó là giá thị trường sẽ hoàn toàn không di chuyển được vì nhu cầu của trader mua và bán không khớp giá nhau và không có lệnh nào được khớp => giá thị trường không di chuyển.



Vậy điều gì làm cho nó di chuyển trong khi thực tế các bạn thấy giá ít khi đứng ở một mức giá mà liên tục lên xuống trên thị trường. Mình sẽ bắt đầu giải thích ngay sau đây.

Đến đây nhân tố quan trong xuất hiện, trên thị trường vẫn tồn tại một kiểu trader đó là aggressive buyer/seller. Những trader này họ hoàn toàn không chịu chờ giá di chuyễn đến đúng mức giá họ mong muốn để giao dịch. Những trader này cho là “ đây là thời điểm thích hợp và vùng giá thích hợp để mua/bán, chúng ta không thể chờ thêm được nũa vì biết đâu giá có thể sẽ đột ngột di chuyển ngược lại và chúng ta mất cơ hội tốt” nên họ chấp nhận lỗ một chút để mua/bán cho bằng được cặp tiền hay hàng hoá giao dịch nào đó ngay tại thời điểm đó.

upload_2019-4-7_12-38-53.png

Vậy chính xác điều đó sẽ diễn ra như thế nào thì hãy theo mình tiếp tục phân tích ví dụ trên. Giả sử bây giờ sẽ xuất hiện 1 trader aggressvie buyer, anh ta không đồng ý đợi, anh ta muốn mua cặp tiền tệ này ngay lập tức và cuối cùng anh sẽ dùng lệnh market order/executive order ( ý nghĩa lệnh này là khớp lệnh ngay lập tức với bất kỳ giá nào trên thị trường, miễn sao đủ số lượng lot cần giao dich )để mở lệnh. Thì bây giờ ta nhớ lại ảnh đầu tiên mình đã minh hoạ, thì bên dưới có 2 mức giá đang có lệnh chờ nhưng tổng cộng đến 3 trader đặt lệnh đó là trader 2 + 4 + 5. Rõ ràng ban đầu trader 2 là người mở lệnh sell đầu tiên với 10 lot sẽ được khớp trước với 5 lot buy của aggressive buyer.

Theo hình bên dưới thì tại mức giá 99 chỉ còn 9 lot. Sau đó thì tạm thời không còn aggressive buyer vào lệnh nữa mà sẽ xuất hiện aggressive seller muốn bán 2 lot, thì các bạn nhớ lại lúc đầu ở hai mức giá 98 và 97 đã có trader 1 + 3. vậy thì lệnh của aggressive seller này sẽ khớp 2 lot của trader 1 trước và vẫn còn lại 3 lot của trader 1 chờ khớp. Vì aggressive seller này chỉ muốn bán 2 lot nên sau khi khớp xong 2 lot thì vẩn còn 3 lot của trader 1 vẫn chưa khớp vì khối lượng không tương xứng nhưng aggressvie seller mở bao nhieu lot thì sẽ khớp bấy nhiêu lot của lệnh chờ mặc dù khối lượng của lệnh chờ là lớn hơn.

upload_2019-4-7_12-39-22.png

upload_2019-4-7_12-39-47.png

Tiếp tục thị trường lại xuất hiện thêm aggressive seller nhưng lần này lại mở lệnh bán 4 lot. Và tại 2 mức giá 98 và 97 còn 5 lot của trader 1 và trader 3. thì lệnh của aggressive seller lần lượt khớp 3 lot còn lại của trader 1 trước và khớp thêm 1 lot của trader 3 cho đủ khối lượng yêu cầu của aggressive seller. Và hiện tại chỉ còn lại 1 lot của trader 3 trên thi trường không được khớp lệnh vì đã đủ khối lượng cần bán của aggressive seller.

upload_2019-4-7_12-40-6.png



Sau đó thị trường xuất hiện aggressive buyer chỉ muốn mua 1 lot với giá tốt nhất thì trên thị trường lúc này, nhưng mức giá 98 không có ai chào bán nên 1 lot này sẽ không được khớp tại mức giá 98 mà tự động dò lên mức giá cao hơn là mức 99 để khớp lệnh. Và tại mức giá 99 sau khi khớp 1 lot của aggressive buyer còn lại 8 lot.

upload_2019-4-7_12-40-26.png

Sau đó thì thị trường lại xuất hiện thêm lần lượt trader 6 ,7 ,8 mở lệnh sell limit tại lần lượt các mức giá 101 = 1 lot, 102 = 2 lot, 103 = 3 lot như hình bên dưới.

Lúc này sau khi chứng kiến thị trường giao dịch qua lại của chúng ta những retail trader thì big trader, pro trader, hedge fund mở lệnh aggressive buyer với khối lượng lớn là 15 lot đều này có nghĩa là giá sẽ di chuyển từ mức giá 99 --> mức giá 103 để khớp cho đủ 15 lot của aggressive buyer sau đó còn lại 2 lot tại mức giá 103.

Và khi ấy thị trường hoàn toàn được thống trị bởi cá mập trong thời gian ngắn vì lúc ấy tất cả các retail trader đã bị hit SL thì lúc đó cá mập dẫn dắt thị trường đi vào xu hướng mới mà không gặp sự ngăn cản nào và thu hút thêm trader mới rồi để lại thị trường cho những người đến sau. Công việc của cá mập đã hoàn thành và chốt lời.

upload_2019-4-7_12-40-38.png

upload_2019-4-7_12-40-47.png

Tổng kết.

1. Cuối cùng, tổng kết ý nghĩa cốt lỗi của thi trường là khi có 1 lệnh mua mở thì sẽ có 1 lệnh bán tứng ứng với khối lượng và giá thì mới khớp lệnh được, điều này có nghĩa là quy tắc nó sẽ cân bằng số lệnh mở với số lệnh đóng, số lượng mua với số lượng bán. Chính vì vậy khi khối lượng lênh mua và bán trên thị trường cân bằng nhau tại một mức giá nào đó thì giá sẽ không di chuyển mà sẽ cân bằng và đứng yên mặc dù khi xét về khối volume tại mức giá hay volume tại thời điểm đó rất nhiều người tham gia vào thị trường để giao dịch.

2. Giá di chuyển tăng/giảm không phải bởi vì buyer nhiều hơn seller hoặc seller nhiều hơn buyer mà giá di chuyển được chính là do aggressive của buyer/seller.

3. Nếu như tại một mức giá nào đó mà :

. Dù khối lượng lot và số lượng người tham gia vào thị trường đông mà cả buyer và seller cân bằng và hai bên đáp ứng đủ số lượng và khối lượng thì giá vẫn thể di chuyên chuyển. Giá chỉ di chuyển chỉ khi có lệnh aggressive được mở và thanh khoản trên thị trường bị thiếu hụt một bên thì lúc đó giá mới di chuyển đi tìm các lệnh chờ ở những mức giá khác để khớp cho đủ khối lượng. Aggressive của buyer/seller càng đông và thanh khoản càng thiếu thì giá di chuyển càng nha. Đó là lý do tại vì sao những lúc “ hot news” được công bố thì giá tăng hoặc giảm rất nhanh vì lúc đó hầu hết các trader đều đổ về một phía.

. Và nếu tại mức giá đó hoàn toàn không có buyer/seller mở lệnh thi dĩ nhiên giá cũng không di chuyển. Nên chúng ta phải xem xét cẩn thận là giá sideway là vì lý do gì chứ không phải chỉ nói “giá di chuyển side” là có thể hiểu được thị trường. Giá di chuyển side way nhưng số lượng trader và khối lượng lệnh ít hay nhiều hay rất ít mới quan trọng hơn.

Lời luận

Đến đây cũng gần khép lại bài viết mở đầu cuộc hành trình trading của mình muốn chia sẻ với các bạn và mình sẽ viết tiếp những phần tiếp theo vào kỳ sau. Nó sẽ xoáy sâu vào hơn, chi tiết hơn về thi trường, những bí mật của thi trường, và những hành vi của các trader. Chi tiết hơn là khi nào và tại sao mình mở lệnh và đóng lệnh. Lúc đó các bạn có thể hiểu được bản thân mình vì sao lại vào lệnh tại mức giá và thời điểm đó và các bạn có thể dùng những kiến thức không có trên google này để khởi đầu sự nghiệp của mình bằng con đường đúng đắn nhất mà không cần phải hoang mang ko biết bắt đầu như thế nào. Với những gì mình lĩnh hội được, khi mình mở lệnh mình sẽ biết được tại sao mình vào lệnh, tại sao và khi nào thì nên đóng lệnh. Nếu có thua thì cũng sẽ biết tại sao mình thua và sẽ rút được kinh nghiệm.Nếu các bạn hiểu rõ ngọn ngành cách vận hành của thi trường thì mình hứa là các bạn sẽ rất it bị cá mập hit SL và tỉ lệ chỉ cao nhất là khoảnh 10%. vì khi đó bạn hiểu được hành vi của thị trường và ý đồ của cá mập.

Vì sao mình nói cũng sẽ có lúc các bạn thua vì mình chắc chắn với các bạn rằng không thể thắng 100% nhưng 70%-80% là hoàn toàn thực thực tế. Bởi vì trên thị trường luôn tồn tại cái gọi là “ UNFORESEEN” là không thể biết được sự cố gì sắp xảy ra vd như :

Chiến tranh, chính tri, hot news,lâu lâu có đứa nào nắm quyền lực trong FED phát biểu kiểu như bò ăn cỏ, thiên tai và cái thực tế có thể xảy ra nhiều nhất trong thị trường đó là bọn pro trader, HFT system và cá mập sẽ tạo “ FALSE BREAKOUT”. mình gọi nó là phá cản ảo vì lúc đó tụi nó biết được tại mức giá đó và thời điểm đó tạo false breakout thì sẽ thống lĩnh được thị trường lúc đó dễ hơn là bình thường. Dĩ nhiên trò false breakout này hoàn toàn nguy hiểm với tụi nó vì nếu không tính kỹ và để lệnh lâu rất có thể bon chúng mất quyền kiểm soát ngắn hạn và bạn biết gì không ? là bọn nó lỗ sặc máu vì vậy bọn nó cũng hạn chế sử dụng. FALSE BREAKOUT là làm cho retail trader hiểu lầm là thị trường phá cản mạnh đi lên hoặc phá cản mạnh đi xuống nhưng nó chỉ là cái bẫy. Kỳ sau mình sẽ nói về nó và nó có thể nhận biết được.

Mình bổ sung thêm về HFT system là gì ? nó là một công cụ giao dich cao tầng, công cụ này sử dụng công nghê cao và sử dụng đường truyền internet tốc độ cao ( mình ước lượng nó tính toán tầm micro second ) cực kỳ nhanh để tính toán lời lỗ khi mở lệnh. Có nghĩa là nó mở lệnh và đóng lệnh rất nhanh, nhanh đến nỗi chúng ta chưa kịp vào lệnh thì nó đã chốt lời. Nhưng yên tâm công cụ này là con dao 2 lưỡi nên bọn nó cũng hạn chế và hiệp hội chứng khoán, tiền tệ cũng đã cấm vì vấn đề công bằng và minh bạch. Nếu có thì cũng chỉ dùng để hit SL thôi.

XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI KỲ SAU !

If you go alone, you can go faster,
But you want to go further we need together.
 

Đính kèm

  • upload_2019-4-7_12-39-31.png
    upload_2019-4-7_12-39-31.png
    118.6 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Xin trích lại của tác giả
3. Và có một số trader sử dụng những indicator để báo tín hiệu mua bán và giao dich ( fibo, price action, RSI, moving everage, sóng elliot v.v… và tất cả các kiểu indicator mình nói chung hết với một quy luật chung là báo hiệu giá tăng khi cắt nhau hoặc tiến đến vùng mua bán nào đó rồi cung cấp tín hiệu giao dich cho trader và thực tế là mình nói với các bạn nó ko có hoạt động. mình thừa nhận nó không báo tín hiệu sai vì nó dùng dữ liệu giá cả thị trường rồi dùng thuật toán phân tích cho ra 1 indicator nhưng nó “ NEVER WORKING”. Vâng, ý mình là nó không thể giúp bạn có được giao dịch thắng vì đơn giản nó cung cấp tín hiệu luôn trễ hơn thì trường. Indicator cho bạn tín hiệu mua/bán thì lúc đó đã muộn. Điều này lý giải vì sao có những trader cứ than phiền tại sao khi tôi vừa vào lệnh y như rằng hit SL hoặc market đảo chiều.

Xin cho nhận xét
=> Never Working với bạn thôi chứ mình có thể kể ra hàng tá các siêu trader dùng chỉ báo, hoặc đơn giản là mình vẫn đang dùng indicator và không hiểu sao vẫn đang sống rất ổn với nghề trade :))
 
chung quy lại là có 3 dang trên thị trường! người đang bán-người đang mua- người mún bán hoặc mún mua! phức tạp làm gì!
 
Bài viết hay quá bác, hơi trúc trắc khó hiểu xíu nhưng đọc đi đọc lại sẽ hiểu được rõ cái "hành động giá " thực tế. Cám ơn bác
 
Cảm ơn bác nha kk tâm huyết quá đê.. mình cũng hình dung ra như bác vậy.
- Trong dài hạn vì sao giá di chuyển luôn theo 1 chiều hướng cố định, sau những lần back ngược lại.. khi nhìn thị trường ở khung 1d kéo lớn khung thời gian ra thì mình tự hỏi tại sao sau bao tin tức này nọ, mỗi ngày có bao tin ra, nhưng cốt yếu là giá vẫn sẽ cứ bám theo cái gọi là xu hướng.. vì tin tức chỉ có nghĩa trong ngắn hạn và có 1 câu mình rất kết là “ thứ mà ai cũng biết là thứ không có giá trị” .. và mình nghĩ là tất cả là do sự cân bằng trên thị trường như bạn nói, các cá voi lớn là chính phủ các nước luôn muốn cân bằng giá trị nội tại đồng tiền của họ vì lợi ích kinh tế chính trị chứ k hẳn là vì để trade..
Bài viết nhiều nội dung bạn viết rất tối nghĩa, ví dụ cũng rất hay nhưng hơi khó hiểu 1 chuta kk
 
Chừng nào mà nghe ai nó viết về săn stop loss hay nhà cái tạo false break thì các bạn đừng đọc nữa. Toàn cái xàm mà thôi.
T chắc chắn rằng cái này dc viết ra từ cuốn sách nào đó. Vì đây ko phải cái a ta nghĩ ra mà đi dịch nên viết mới tối nghĩa thế này
 
Cảm ơn bạn đã mở mang trí thức mới cho ae, thật sự là mình cứ như đc bước vào thế giới mới vậy.
Sau khi đọc xong và mình có vài câu hỏi nhờ bạn giải thích giúp.
1. Dựa vào đâu để biết đc khối lượng đặt lệnh buy/sell limit của các retail trader mà các cá mập/pro trader đặt lệnh Aggressive buyer/seller ? Tức la do có sự chênh lệch lớn giữa khối lượng buy limit và sell limit của retail trader nên các cá mập/ pro trader đặt lệnh aggressive để gom hàng. ?
2. Nhảy Gap có phải là ở vị trí giá đó k có khối lượng đặt lệnh của retail trader k. Tức là tại ví trí giá đó k có thanh khoản nên giá nhảy Gap lên vùng giá có từ thanh khoản cao phải k?
3. Ví dụ rằng có nhiều yếu tố PTKT để khẳng định tại đó có rất nhiều retail trader đặt lệnh sell limit tại mức giá 100, bọn cá mập cũng biết nên đặt lệnh Aggressive buyer. Thì mình sẽ làm gì để né quét SL ?
 
Bài viết rất khó hiểu . GD trong thị trường ngoại hối là GD CÓ QUYỀN SỞ HỮU tài sản thực giữa các ngân hàng lớn với nhau , khi mua bán các loại ngoại tệ với số lượng lớn họ đồng thời tạo ra tỉ giá ở từng thời điểm . Nhu cầu mua bán liên tục các đồng tiền của các định chế tài chính lớn ở các nước , ở các thời điểm khác nhau làm cho tỉ giá thay đổi . Thị trường FX chỉ là thị trương phái sinh của thị trường ngoaji hối , trong đó traders chỉ cá cược với nhau sự tăng hoặc giảm của tỉ giá mà KHÔNG CÓ QUYỀN SỠ HỮU ( tựa như TTCK và TTPS ở VN ) .
Đây cũng chỉ là suy nghĩ riêng của tôi thôi ! Các bạn có thể bình luận thêm vì tôi thấy nhiều người thường đồng nhất 2 thị trường này với nhau !
 
Chừng nào mà nghe ai nó viết về săn stop loss hay nhà cái tạo false break thì các bạn đừng đọc nữa. Toàn cái xàm mà thôi.
T chắc chắn rằng cái này dc viết ra từ cuốn sách nào đó. Vì đây ko phải cái a ta nghĩ ra mà đi dịch nên viết mới tối nghĩa thế này
Đúng là mới đọc qua hơi khó hiểu nhưng bạn có thể đọc lại. Còn bạn đọc lại k hiểu nữa thì có thể đọc lại. Nếu bạn có chính kiến gì thì mình nghĩ bạn nên đóng góp để vấn đề đc giải thích rõ ràng hơn. Mình cũng thấy bạn ghi bình luận cũng k rõ ràng cho lắm. Mình rất hoang nghênh khi đc bạn chia sẽ về nguyên lý vận hành TT. Cảm ơn !!!
 
Bài viết rất khó hiểu . GD trong thị trường ngoại hối là GD CÓ QUYỀN SỞ HỮU tài sản thực giữa các ngân hàng lớn với nhau , khi mua bán các loại ngoại tệ với số lượng lớn họ đồng thời tạo ra tỉ giá ở từng thời điểm . Nhu cầu mua bán liên tục các đồng tiền của các định chế tài chính lớn ở các nước , ở các thời điểm khác nhau làm cho tỉ giá thay đổi . Thị trường FX chỉ là thị trương phái sinh của thị trường ngoaji hối , trong đó traders chỉ cá cược với nhau sự tăng hoặc giảm của tỉ giá mà KHÔNG CÓ QUYỀN SỠ HỮU ( tựa như TTCK và TTPS ở VN ) .
Đây cũng chỉ là suy nghĩ riêng của tôi thôi ! Các bạn có thể bình luận thêm vì tôi thấy nhiều người thường đồng nhất 2 thị trường này với nhau !
Mình có 1 chút thắc mắc thì theo như bạn nói tức là các trader k thể tham gia TT, k tạo ra sự chênh lệch của tỉ giá. Như vậy broker là người tạo ra sân chơi cho các trader, ví như trò chơi sóc dĩa. Nếu họ thấy khả năng ăn thì họ ôm lệnh còn k thì thôi. ví dụ: bên chẵng đặt 10 đồng, bên lẻ đặt 5 đồng. Nếu như nhà cái k muốn ôm 5 đồng của bên chẵn thì sẽ như thế nào ? Còn về các quĩ tư lớn thì họ tham gia TT như thế nào bạn ?
Thanks
 
Chừng nào mà nghe ai nó viết về săn stop loss hay nhà cái tạo false break thì các bạn đừng đọc nữa. Toàn cái xàm mà thôi.
T chắc chắn rằng cái này dc viết ra từ cuốn sách nào đó. Vì đây ko phải cái a ta nghĩ ra mà đi dịch nên viết mới tối nghĩa thế này
Tất cả ai cũng co quyền lựa chọn. Bạn có quyền chọn ko tin, bạn có thể ko quan, cho là mình lôi kéo này nọ nhưng ngay lúc đầu mình nói ý định mình là chia sẻ và cùng nhau đi ở cuối bài. Bạn có thể out chứ vào cmt vây cũng chỉ tăng lượt cmt cho mình thôi. Đúng mình đọc và học từ rất nhiều phương tiện, tốn tiền và cả ko tốn tiền và đã thực hành để chứng minh cái mình nói là đúng. Cái bạn tin hay ko tin thì nó vẫn diễn ra như vậy. Nếu ban hiểu sâu hơn mình thì nên giúp những người khác chứ đừng chỉ đi chỉ trích khi mình đóng góp. Hy vọng đựơc nghe cao kiến của bạn để biết mình sai ở chỗ nào.
 
Đúng là giá tạo ra khi có cung cầu và giao dịch mua bán của các tổ chức lớn. (chủ yếu là giao dịch thỏa thuận) . Mình chỉ có một thắc mắc là tại sao các sàn lớn sinh ra biểu đồ ( chart ) để làm gì? và vai trò của nó như thế nào? khi mà chỉ là sự "vẽ" sau giao dịch? Và tại sao các trader chuyên nghiệp vẫn dùng? Phải chăng họ dùng chart như một nhật ký giao dịch để đoán tương lai của giá?
Thanks chủ thớt.
 
Cảm ơn bạn đã mở mang trí thức mới cho ae, thật sự là mình cứ như đc bước vào thế giới mới vậy.
Sau khi đọc xong và mình có vài câu hỏi nhờ bạn giải thích giúp.
1. Dựa vào đâu để biết đc khối lượng đặt lệnh buy/sell limit của các retail trader mà các cá mập/pro trader đặt lệnh Aggressive buyer/seller ? Tức la do có sự chênh lệch lớn giữa khối lượng buy limit và sell limit của retail trader nên các cá mập/ pro trader đặt lệnh aggressive để gom hàng. ?
2. Nhảy Gap có phải là ở vị trí giá đó k có khối lượng đặt lệnh của retail trader k. Tức là tại ví trí giá đó k có thanh khoản nên giá nhảy Gap lên vùng giá có từ thanh khoản cao phải k?
3. Ví dụ rằng có nhiều yếu tố PTKT để khẳng định tại đó có rất nhiều retail trader đặt lệnh sell limit tại mức giá 100, bọn cá mập cũng biết nên đặt lệnh Aggressive buyer. Thì mình sẽ làm gì để né quét SL ?

Mình sẽ trả lời 3 câu hỏi của bạn vào kỳ phân tích sau. Dĩ nhiên làm sao đo được khối lượng ( khối nằm ngang và cả nằm dọc) thì phải có công cụ và việc của mình là dùng những công cụ đó để phân tích và đọc giá thị trường và hành vi nhà giao dich khác. Chứ ko có công cụ nào nói bạn nghe ở đó có cá mập hay ko. Mình hẹn bạn kỳ sau về những phân tích chi tiết hơn để ae hiểu vì sao, khi nào, mức giá nào để vào lệnh. Kiến thức ko thể 1 ngày có thể lĩnh hội hết. Hiện tại mình đang chạy hê thống giao dịch dựa tren 2 thứ duy nhất khối lượng và price đã đi hơn nữa chặng đường và tỉ lệ đã trên 50% mong muốn, dù vậy đã đâu tư hay kinh doanh thì phải có tham vọng đạt max profit nhất có thể. Và đừng quên ko thể giàu lên sau dăm ba chục lệnh hoặc cả trăm lệnh, đây mình chỉ chia sẻ cách kiếm tiền qua năm tháng ( và mình xem nó như cv nghiêm túc) chứ ko phải đùng cái là đc và ko có ngành nghề nào làm đc ngòai trúng số. Vì ng ta ai cũng kỳ vọng cao do lòng tham nên thua thoi. Còn indicator thì ko thể giúp mình đưa ra quyết định vào lênh vì nó quá muộn.
 
Đúng là giá tạo ra khi có cung cầu và giao dịch mua bán của các tổ chức lớn. (chủ yếu là giao dịch thỏa thuận) . Mình chỉ có một thắc mắc là tại sao các sàn lớn sinh ra biểu đồ ( chart ) để làm gì? và vai trò của nó như thế nào? khi mà chỉ là sự "vẽ" sau giao dịch? Và tại sao các trader chuyên nghiệp vẫn dùng? Phải chăng họ dùng chart như một nhật ký giao dịch để đoán tương lai của giá?
Thanks chủ thớt.
Bạn biết khi muốn đầu tư giao dich thì ng ta cần gì ko. Đó là chart, chart tạo ra ntn mình ko biết đó là về IT, nhưng mục đích của là dùng đo lường giá di chuyển để giao dịch. Nhờ nó mà mọi trader mới giao dich dc chứ. Thử hỏi bạn xem nếu ko có chart thì làm sao ra quyết đinh đặt lệnh. Chart dựa vào sự mua bán của của trader để hiển thị mức giá di chuyển. Giống như bạn đi mua nhà cũng phải biết cái giá mặt bằng chung để mua bán chứ
 
bài viết rất hay bác ạ. có vài phần e k hiểu. k biết bác có zalo hay tele không ạ. cho e kết bạn với bác đc không ?
 
Mình sẽ trả lời 3 câu hỏi của bạn vào kỳ phân tích sau. Dĩ nhiên làm sao đo được khối lượng ( khối nằm ngang và cả nằm dọc) thì phải có công cụ và việc của mình là dùng những công cụ đó để phân tích và đọc giá thị trường và hành vi nhà giao dich khác. Chứ ko có công cụ nào nói bạn nghe ở đó có cá mập hay ko. Mình hẹn bạn kỳ sau về những phân tích chi tiết hơn để ae hiểu vì sao, khi nào, mức giá nào để vào lệnh. Kiến thức ko thể 1 ngày có thể lĩnh hội hết. Hiện tại mình đang chạy hê thống giao dịch dựa tren 2 thứ duy nhất khối lượng và price đã đi hơn nữa chặng đường và tỉ lệ đã trên 50% mong muốn, dù vậy đã đâu tư hay kinh doanh thì phải có tham vọng đạt max profit nhất có thể. Và đừng quên ko thể giàu lên sau dăm ba chục lệnh hoặc cả trăm lệnh, đây mình chỉ chia sẻ cách kiếm tiền qua năm tháng ( và mình xem nó như cv nghiêm túc) chứ ko phải đùng cái là đc và ko có ngành nghề nào làm đc ngòai trúng số. Vì ng ta ai cũng kỳ vọng cao do lòng tham nên thua thoi. Còn indicator thì ko thể giúp mình đưa ra quyết định vào lênh vì nó quá muộn.
Rất háo hức chờ bài mới của bạn, nhớ tag mình với nha =))
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên