Bitcoin có thể giảm cực sâu xuống 1000$ vì các lý do sau

Bitcoin có thể giảm cực sâu xuống 1000$ vì các lý do sau

Bitcoin có thể giảm cực sâu xuống 1000$ vì các lý do sau

vitbake

Active Member
235
105
Bitcoin như một chiếc tàu lượn, có khi nó đột ngột đạt đỉnh và cũng có khi giảm sâu một cách bất ngờ. Lịch sử phát triển của Bitcoin chính là một minh chứng cho điều này, BTC đã trải qua 3 lần giảm sâu và một vài lần đạt đỉnh cao. Nhưng những lý do nào đã khiến Bitcoin nhiều lần giảm sâu như thế?

35-1.jpg

Có rất nhiều lý do mà giá Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác có thể lên hoặc xuống, nhưng lý do chính vẫn là cân bằng cung cầu. Tôi từng viết một bài báo nói về 9 lý do mà Bitcoin có thể chạm tới mức giá 100.000 USD hay hơn thế. Tuy nhiên do Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác vẫn còn rất non trẻ vì vậy tôi tin là có ít nhất 12 lý do khiến giá Bitcoin có thể rơi xuống mức 1.000 USD. Giống như một năm trước, chính xác là ngày 26 tháng 3 năm 2017, Bitcoin vẫn được giao dịch ở mức giá dưới 1.000 USD. Sau đây tôi sẽ phác thảo các lý do có thể làm giá Bitcoin giảm đáng kể.

1) Các quy định có thể có tác động lớn nhất:

Các nhà quản lý có thể có tác động lớn nhất lên giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, khi mà nhiều quốc gia hoặc đã triển khai hoặc đang lên kế hoạch đưa các đồng tiền này vào khuôn khổ. Nếu như các quy định quản lý trở nên quá nặng nề, chúng có thể có tác động tiêu cực lên việc sử dụng và giá trị của các đồng tiền mã hóa.

Hàn Quốc:

Hàn Quốc đã và đang triển khai khá nhiều quy định nhằm chống lại nạn đầu cơ và hoạt động tội phạm để đưa thị trường này vào khuôn khổ luật pháp.Nước này tuyên bố giới thương nhân tiền số sẽ phải chịu một khoản phạt nếu họ không chuyển đổi từ các tài khoản ẩn danh sang các tài khoản sử dụng tên thật.

Một dấu chỉ cho thấy các quy định có thể ảnh hưởng ra sao đến giá trị của các đồng tiền mã hóa là khi Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc đưa ra một phát biểu thiếu cân nhắc về việc cấm giao dịch tiền mã hóa. Sau khi phát biểu này được đính chính, giá trị của EOS, một đồng tiền mã hóa phổ biến ở Hàn Quốc, tăng vọt tới 40%.

Nhật Bản:

Nhật Bản bắt đầu tổ chức chỉnh đốn lại Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác sau khi Mt.Gox, một sàn giao dịch Bitcoin đã sụp đổ và phá sản vào năm 2014. Năm ngoái, nước này cũng thông qua một bộ luật hợp pháp hóa Bitcoin cùng các loại tiền mã hóa khác và xem chúng như một loại tiền tệ hoặc tài sản hợp pháp. Đây là những động thái tích cực giúp cho các đồng tiền này trở nên chính thống hơn, nhưng với mỗi bộ luật được thông qua, các quy định cũng có thể được thêm vào và tạo nên tác động tiêu cực.

Trung Quốc:


Trong một bài báo của Reuter vào 27/1 có đoạn viết:
Các cơ quan chức năng nên cấm hoàn toàn việc giao dịch tập trung của các loại tiền mã hóa, cũng như các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tương tự.​
Nước này cũng đã ra lệnh cấm đối với các ICO, các sàn giao dịch tiền mã hóa và giới hạn việc khai thác Bitcoin.

Hoa Kỳ:

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) trong tháng 12 đã đưa ra một báo cáo về “Các loại tiền mã hóa và việc Phát hành ICO”. Báo cáo này giải thích tình trạng hiện tại của thị trường (mở hoàn toàn và do đó các nhà đầu tư phải hết sức cẩn thận), những câu hỏi mà các nhà đầu tư có thể đặt ra và đồng thời cũng cho thấy SEC đang rất quan tâm đến công nghệ mới này.

Thách thức với các quy định quản lý hiện tại cũng như trong tương lai, kể cả khi một hay nhiều quốc gia cấm hoàn toàn việc giao dịch tiền mã hóa thì việc đó cũng không ngăn được các nhà đầu tư thực hiện giao dịch tại một nước khác.

2) Bitcoin không có “giá trị”:

Tiền ảo Bitcoin hay các loại tiền mã hóa khác không tạo ra doanh thu hay lợi nhuận theo cách truyền thống. Bằng việc đào mỏ, các thợ đào có thể tạo ra lợi nhuận cho bản thân, còn các thương gia tạo ra lợi nhuận bằng cách ăn chia hoa hồng, nhưng một đồng Bitcoin thì thực sự không làm gì cả. Nó không hiện diện trên thực tế (các hình ảnh như ở đầu bài viết này cũng chỉ mang tính minh họa), nó và các loại tiền mã hóa khác chỉ là các bit dữ liệu trong máy tính.

Vì nó không tạo ra lợi nhuận nên nó không thể được định giá theo cách mà hầu hết các tài sản khác có thể được định giá. Trong khi một hàng hóa như vàng có thể được sử dụng để tạo ra thứ gì đó có giá trị còn một Bitcoin lại luôn luôn nằm yên trong một chiếc máy tính nào đó. Nếu những cách thức sử dụng Bitcoin không thể được phát triển thêm, nhu cầu đối với nó có thể sẽ suy giảm.

3) Các biến động có thể gây ra sự lo lắng:

Goldman Sachs có một biểu đồ thể hiện sự biến động hàng ngày của Bitcoin so với các khoản đầu tư khác như dầu mỏ, vàng, cổ phiếu và một vài thứ khác nữa. Bitcoin khó lường hơn rất nhiều so với các tài sản khác. Điều này tốt với các thương gia (cho đến khi họ còn biết họ đang làm gì) nhưng tạo ra nhiều khó khăn với các nhà đầu tư dài hạn. Việc này nếu còn tiếp diễn sẽ làm suy giảm nghiêm trọng nhu cầu về Bitcoin đối với một số lượng lớn các nhà đầu tư.
36.png

Biểu đồ thể hiện mức độ biến động của Bitcoin so với những tài sản khác

4) Đòn bẩy nhiều khi lại tạo ra những tình trạng tồi tệ:

Sàn giao dịch tùy chọn Chicago Board Options Exchange (CBOE) và CME Group đã bắt đầu tạo nên một thị trường cho hình thức giao dịch tùy chọn Bitcoin vào tháng 12 năm ngoái. Đây có thể là các khoản đầu tư kiểu đòn bẩy (leveraged investment) với chỉ 44% tổng giá trị cần phải trả. 44% là cao hơn rất nhiều so với các giao dịch hợp đồng tương lai khác, nhưng nếu xét đến sự biến động khó lường của giá Bitcoin thì lại hợp lý. Tuy nhiên giá Bitcoin biến động quá mạnh có thể buộc các chủ hợp đồng phải thanh lý, do đó điều này lại tạo thêm nhiều áp lực lên giá Bitcoin.

5) Một sự thanh lọc sắp diễn ra:

Có đến 1.450 đồng tiền mã hóa được niêm yết trên Coinmarketcap, với một nửa trong số đó có vốn hóa thị trường dưới 10 triệu USD (lưu ý là vốn hóa thị trường của Bitcoin là hơn 200 tỷ, kể cả khi giá của nó rơi xuống mức chỉ 12.300 USD)

Có thể có một vài cách sử dụng chính đáng cho các đồng tiền mã hóa nhỏ hơn này, nhưng tôi nghĩ là hàng trăm đồng trong số này sẽ sớm biến mất. Việc này trên lý thuyết sẽ làm giảm nguồn cung tiền mã hóa và khiến các nhà đầu tư chuyển tiền của họ sang các đồng tiền khác. Hoặc có thể xảy ra tình huống, các khoản đầu tư sẽ bị xóa sạch và vết nhơ của các đồng tiền bị xóa sổ sẽ khiến cho nhu cầu với tiền mã hóa giảm mạnh.

6) ICO:

Sự gia tăng liên tục của giá Bitcoin đã dẫn đến sự ra đời của hàng trăm ICO trong vòng chỉ vài tháng đầu năm. Dentacoin ra đời tháng 8 năm ngoái để phục vụ ngành nha khoa. Mức vốn hóa của đồng tiền này tăng vọt lên tới 2 tỷ USD giữa tháng 1 và hiện tại chỉ còn gần 139 triệu USD, có nghĩa là mức giao dịch của đồng coin này chỉ còn 0.000426 USD.

SEC đã cảnh báo về các dự án ICO lừa đảo, vì hiện tại ngày càng xuất hiện nhiều về dạng ICO này. Quá nhiều ICO lừa đảo sẽ làm nhu cầu của các nhà đầu tư đối với tiền mã hóa nói chung suy giảm.

7) Các vụ tấn công và trộm tiền mã hóa:

Vụ trộm Bitcoin nổi tiếng nhất có lẽ là vụ Mt.Gox, một sàn giao dịch Bitcoin tại Nhật Bản. Sàn này từng có lúc xử lý tới hơn 70% các giao dịch Bitcoin trên toàn cầu, nhưng nó đã bị hack vào tháng 2 năm 2014 và 850.000 bitcoin đã bị bốc hơi. Vào lúc đó số Bitcoin này có giá 850 triệu USD, hiện nay giá trị của chúng có thể lên tới khoảng 10 tỷ USD.

Vào cuối năm 2017, Youbit – một sàn giao dịch Bitcoin tại Hàn Quốc, cũng đã bị hack. Gần 4.000 Bitcoin, tương đương với 17% tổng tài sản của sàn, trị giá 48 triệu USD đã bị đánh cắp. Tất cả tài sản tiền mã hóa của các khách hàng đều bị mất 25% giá trị. Điều này quả thật không dễ chịu chút nào đối với giới đầu tư.

8) Hội chứng FOMO:

FOMO là ghi tắt của chữ Fear Of Missing Out, ta có thể hiểu nôm na là sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ. Hiện hội chứng FOMO đang là một vấn đề nan giải của xã hội chứ không riêng gì ngành đầu tư tài chính. Một khi bị mắc vào hội chứng này, con người nói chung và các trader nói riêng sẽ “lao vào” những thứ mình không rành rẽ, dẫn đến việc tốn kém không cần thiết hoặc bị lừa, hoặc đầu tư vào những thứ đã vượt quá giá trị thực của nó, khiến bản thân bị thua lỗ trầm trọng.

Một ví dụ tích cực cho hội chứng này là vụ sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase đã tăng trưởng từ 11,7 triệu người dùng trong tháng 10 lên 13,3 triệu trong tháng 11, với hơn 300.000 người dùng mới mỗi tuần.

Tuy nhiên FOMO cũng có thể tạo hiệu ứng ngược lại. Nếu một số lượng lớn các chủ sở hữu Bitcoin quyết định ‘xả hàng’, giá Bitcoin có thể giảm một cách ghê gớm. Ví dụ tiêu biểu cho hiệu ứng tiêu cực này là vụ Mt.Gox bán tháo một số lượng lớn BitcoinBitcoin Cash có giá trị khoảng 400 triệu USD. Việc này đã khiến giá trị của hơn 80% đồng coin trong top 100 sụt giảm mạnh trong vài tuần qua.

9) Lừa đảo trong lĩnh vực khai thác Bitcoin:

Trong một bài viết về khai thác Bitcoin trên trang 99bitcoins có một đoạn viết về cách thức lừa đảo: Có một khái niệm mới gọi là “cloud mining”, có nghĩa là bạn không cần phải mua phần cứng để khai thác mà có thể thuê sức mạnh tính toán từ một công ty khác và được trả lãi tùy thuộc vào lượng sức mạnh mà bạn sở hữu (số tiền mà bạn đầu tư). Mới nghe thì có vẻ là một ý kiến hay, bởi vì bạn không cần lo lắng về việc mua, bảo quản hay làm mát thiết bị.

Tuy nhiên nếu tính toán một chút, bạn sẽ thấy không một dịch vụ “cloud mining” nào có thể có lãi về lâu dài. Những dịch vụ tỏ ra có lãi thường là lừa đảo, họ thậm chí còn không sở hữu thiết bị khai thác, chẳng qua họ đang vận hành một mô hình ponzi mà thôi.

Nếu xét đến những sự cường điệu xung quanh Bitcoin hiện nay thì việc này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng quá nhiều người bị lừa sẽ khiến niềm tin vào Bitcoin và tiền mã hóa đổ vỡ.

10) Liên hệ quá mật thiết với tội phạm và các nước độc tài:

Một trong những lý do khiến các chính phủ lo lắng về Bitcoin và tiền mã hóa là chúng đang được sử dụng bởi giới tội phạm và rửa tiền. Ngoài ra, cũng có những suy đoán về việc các quốc gia như Bắc Triều Tiên và Nga có thể sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa để vượt qua các lệnh cấm vận.

Bởi vì người dùng Bitcoin là ẩn danh và có thể đến từ mọi nơi trên thế giới, việc này có thể dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu đối với đồng tiền này. Tuy nhiên nếu như các chính quyền tìm ra cách để quản lý các vấn đề trên thì nhu cầu đối với Bitcoin có thể suy giảm.

11) Các bên thứ 3 thay đổi suy nghĩ:

Đã có các thẻ ghi nợ Bitcoin đến từ một số nhà cung cấp. Tuy nhiên vào ngày 5 tháng 1, có vẻ như Visa Europe đã yêu cầu các nhà cung cấp này đóng các dịch vụ của họ do chúng không phù hợp với các quy định của Visa. Dù chỉ là một thị trường nhỏ nhưng đây cũng không phải là một bước đi tích cực trong việc làm cho tiền mã hóa được chấp nhận rộng rãi.

12) Bitcoin và Blockchain làm gợi nhớ tới bong bóng dot-com năm 1999:

Kodak và Long Island Ice Tea (giờ là Long Blockchain Corp) là hai công ty gần đây hoặc đã đổi tên hoặc tuyên bố họ sẽ cho ra đời một đồng tiền mã hóa và một nền tảng tiền số. Sau khi họ tiết lộ về việc tham gia vào lĩnh vực tiền kỹ thuật số, cả hai đều chứng kiến cổ phiếu của mình tăng giá mạnh.

Trong khi các động thái của Kodak là có tiềm năng, thì trường hợp của Long Island Ice Tea thực sự là quá sức tưởng tượng. Nếu có quá nhiều công ty tham gia vào trào lưu tiền mã hóa này, sự việc sẽ trở nên rất giống với bong bóng dot-com năm 1999. Chúng ta đều biết việc gì đã xảy ra.

Tất cả đều quy về niềm tin:

Theo nhiều cách, toàn bộ hệ thống tài chính thế giới được dựa trên niềm tin giữa các cá nhân, công ty và chính phủ. Có một điều đáng suy nghĩ: chúng ta hiện nay đang tin tưởng các máy tính, thứ cho chúng ta biết mình đang sỡ hữu bao nhiêu cổ phần trong công ty, bao nhiều tài sản trong ngân hàng và bao nhiêu tiền chúng ta phải trả cho hàng hóa ta mua. Ở một mức độ rộng hơn, tất cả những thông tin này được lưu trữ trong các máy tính ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác cũng tương tự ở khía cạnh này. Tuy nhiên, nếu như niềm tin vào các đồng tiền mã hóa đổ vỡ thì giá trị của chúng cũng sẽ chịu số phận tương tự.

Nguồn Blogtienao
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên