Blockchain thực dụng: Giới hạn & tiến hóa (P4)

Blockchain thực dụng: Giới hạn & tiến hóa (P4)

Blockchain thực dụng: Giới hạn & tiến hóa (P4)

Taifx

Active Member
188
826
Tiếp tục loạt bài về “Blockchain thực dụng”, các bạn có thể tham khảo các phần trước theo liên kết bên dưới:
Trước khi nói về giới hạn, chúng ta xem thử blockchain 1.0 & blockchain 2.0 có gì khác nhau.

Khái niệm 1.0 hay 2.0 chỉ mang tính tương đối mà thời đại ngày nay hay dùng để phân biệt những bước cái tiến của thế hệ sau so với thế hệ trước đó chứ bản chất của nó không nói lên điều gì cả. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại lạm dụng quá mức cần thiết, đụng đâu cũng “chấm”.

Chúng ta tạm gọi thế hệ đầu tiên của blockchain là 1.0, đại diện là Bitcoin — ông tổ của các thể loại tiền mã hóa —  cũng là nhân tố định hình cho công nghệ blockchain được tồn tại và phát triển đến bây giờ. Thế hệ blockchain tiếp sau Bitcoin chúng ta tạm gọi là 2.0 với đại diện là Ethereum — bà ngoại của rất nhiều thể loại coin / token mọc lên như nấm trong thời gian gần đây mà chắc chắn các bạn đã gặp qua ít nhất 1 loại.

Blockchain 1.0 có một vài đặc tính như sau:
  • Minh chứng & hình mẫu đầu tiên cho công nghệ blockchain
  • Mỗi chain chỉ đại diện cho duy nhất 1 loại tài sản / giá trị mà người tạo ra gắn cho nó. Vd: Bitcoin, Litecoin… chỉ đơn thuần là tiền mã hóa và không thể bổ sung / thay đổi được
  • Chưa sẵn sàng cho lập trình mở rộng trên mạng lưới
Blockchain 2.0 cải tiến cũng như mở rộng hơn khả năng so với 1.0:
  • Mỗi chain có thể đại diện KHÔNG GIỚI HẠN các loại tài sản được quy định bởi người tham gia mạng lưới dưới khái niệm là 1 token ~ 1 loại tài sản. Đây là bước nâng cấp rất quý giá giúp cho blockchain dễ dàng được tiếp cận bởi nhiều người dùng hơn (cả developers & endusers).
  • Hỗ trợ lập trình mở rộng trực tiếp trên mạng lưới giúp việc phát triển ứng dụng trên nền tảng blockchain trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn — không cần phải tạo thêm một chain mới thì mới làm ứng dụng được mà phát triển trực tiếp trên chain có sẵn.
  • Giới thiệu thêm “smart contract” — một đối tượng đặc biệt có thể được lập trình & tự động hóa theo kịch bản mong muốn để tạo ta ứng dụng trên chain.
Sau 10 năm hình thành và phát triển thì tới thời điểm này, thế mạnh của blockchain đang dần được chấp nhận và đưa vào ứng dụng thực tế nhiều hơn trong cuộc sống. Và chính lúc này đây thì công nghệ blockchain mới hiện diện rõ hơn bao giờ hết tất cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của nó chứ không còn mờ ảo hay khó hiểu như những ngày đầu mới ra đời.

Điểm mạnh hay giá trị của blockchain mang lại thì mình đã chia sẻ khá chi tiết ở những phần trước nên bây giờ chúng ta xem xét những điểm yếu hay giới hạn mà blockchain vẫn còn đang mắc phải.

Nếu bạn dùng google gõ “blockchain limitations” thì sẽ có 1 rừng thông tin viết về các điểm yếu của blockchain như là phức tạp khó dùng, khả năng xử lý thấp… Mình sẽ tập trung vào một số giới hạn mang tính cấp thiết và có khả năng blockchain 3.0 sẽ được hiện hữu khi giải quyết những điểm yếu đó của blockchain 1.0 & 2.0.
  1. Tốc độ xử lý giao dịch hiện tại của bitcoin chỉ là 7 giao dịch mỗi giây, ethereum khá hơn xíu lên được gần 20 giao dịch mỗi giây. Tất nhiên, con số này không có ý nghĩa là thuật toán của blockchain kém cõi trong khả năng xử lý giao dịch mà do đặc thù là lưu trữ phân tán buộc blockchain phải làm chậm tốc độ xử lý lại (tương đương kéo dài thời gian xử lý 1 block) để hạn chế các trường hợp gian lận có thể xảy ra. Và với tốc độ này thì blockchain 1.0 & 2.0 vẫn còn rất xa để có thể đi vào cuộc sống thực tế với những yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý giao dịch trên diện rộng (VISA đang có tốc độ xử lý hơn 50.000 giao dịch / giây). Tất nhiên là giới hạn này chỉ hiện diện với những ứng dụng yêu cầu tốc độ giao dịch cao, còn các ứng dụng khác hầu như không ảnh hưởng.
  2. Rất đa dạng các thể loại chain được ra đời bằng cách “fork” hay còn gọi là nhân bản rồi chỉnh sửa mã nguồn của 1 chain có sẵn trước đó bên cạnh khá nhiều chain được phát triển mới hoàn toàn. Ví dụ: Litcoin là fork của Bitcoin, NEO là fork của ethereum… Sự đa dạng này giúp việc đưa công nghệ blockchain vào cuộc sống được nhanh chóng hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra sự phân mảnh rất lớn trong việc tiếp cận và sử dụng đối với người dùng. Ví dụ hiện tại có hơn 100 loại chain và hơn 1500 loại tài sản trên blockchain, một người dùng muốn sử dụng hết thì có thể phải cài đặt hàng tá phần mềm tương ứng với số lượng chain muốn sử dụng… Nghĩ tới thôi là thấy sợ rồi chứ chưa nói tới là sử dụng. Cảnh này cũng giống như dây sạc điện thoại cách đây 10 năm, mỗi người sẽ phải mang theo 1 mớ thể loại đầu sạc điện thoại mới đủ xài; còn bây giờ thì không cần, 1 dây là đủ. Blockchain cũng sẽ phải như vậy, sẽ có 1 quy chuẩn chung mà tất cả các thể loại blockchain chỉ còn khác nhau về mặt logic vận hành bên trong, còn lại thì tất cả các chain sẽ có thể “nói chuyện” với nhau thoải mái thông quan quy chuẩn chung ấy.
  3. Đặc tính nổi trội của blockchain là lưu trữ phân tán, nghĩa là dữ liệu sẽ được lưu trữ ở khắp mọi nơi chứ không phải tập trung ở 1 nơi. Điều này có còn khả thi khi lượng dữ liệu được lưu trữ trên chain ngày 1 nhiều hơn; rồi sẽ đến 1 ngày mà 1 cá nhân hay 1 nhóm nhỏ sẽ không thể nào lưu trữ được lượng dữ liệu đó mà phải là 1 công ty lớn, 1 tập đoàn mới đủ khả năng tài chính để duy trì nó? Đến lúc đó thì tính phân tán có còn nữa không?
  4. Hao tốn điện năng cực kỳ khủng khiếp trong việc duy trì các mạng lưới blockchain, đặc biệt là với bitcoin hay blockchain 1.0 — sử dụng mô hình PoW (Proof of Work). Mặc dù biết rằng PoW sẽ làm cho năng lượng tiêu hao rất nhiều nhưng để thay thế PoW qua 1 phương thức khác thì không phải dễ dàng với 1 chain đã có thời gian vận hành đủ dài như bitcoin ahy các chain khác tương tự. Hiện tại Ethereum đang dần dần chuyển từ PoW sang PoS (Proof of Stake) để giải quyết điểm giới hạn này.
  5. và rất rất nhiều các điểm giới hạn khác, tuy nhiên các điểm này không quá ảnh hưởng đến việc sử dụng blockchain và cũng dễ dàng được cải tiến trong thời gian tới.
Ba điểm đầu tiên (tốc độ giao dịch, sự phân mảnh, khả năng lưu trữ) sẽ là những giới hạn mà các thế thệ blockchain sau này sẽ cần giải quyết. Tất nhiên, cho tới thời điểm này các điểm yếu đó được giải quyết triệt để và đưa vào cuộc sống 1 cách rộng rãi thì lúc đó chúng ta mới thực sự có thể xác định blockchain tiến hóa lên 3.0 là gì.

Cho tới thời điểm này, bất kỳ dự án nào tự gọi mình là 3.0 hay 4.0 cũng chỉ là “tự sướng” hay chỉ để “ tự quảng cáo” chứ không có giá trị gì. Ngay cả với Ethereum được ra đời từ trước 2013 thì đến mãi 2016 mới thực sự thấy được ứng dụng thực tiễn của nó có giá trị và lúc này thì người dùng mới xác nhận blockchain 2.0 tồn tại. Giả sử không ai dùng ethereum thì tới thời điểm này chúng ta vẫn đang phải đi tìm blockchain 2.0 là gì.

Chúng ta đang chờ đợi gì ở blockchain 3.0? Tốc độ thanh toán siêu nhanh? Chỉ cần kết nối 1 chain là có thể tương tác trên tất cả các chain? Và ai sẽ là người dẫn dắt cho thế hệ thứ 3 của blockchain?

Nếu các bạn để ý thì thời gian gần đây các đại thụ trong làng công nghệ mới bắt đầu nhúng tay vào thế giới blockchain như là Telegram, Facebook, Yahoo, Kodak… Không gì có thể cản trở các cây đại thụ này sẽ là người dẫn dắt cuộc chơi cho thế hệ blockchain thứ 3 cả vì họ là người đủ tiềm lực và nguồn lực đẩy giúp cho blockchain cất cánh 1 cách rất dễ dàng & nhẹ nhàng. Vấn đề chỉ còn là khi nào họ sẽ đưa blockchain vào hệ sinh thái của họ mà thôi. Hai cái tên sẽ làm mưa làm gió trong thời gian tới sẽ là Telegram & Facebook khi họ chính thức giới thiệu blockchain của riêng họ.

Một số ứng viên tiềm năng khác cho blockchain 3.0 dành cho các bạn quan tâm tìm hiểu (các ứng viên này có thể giải quyết 1 trong 2 hoặc cả 2 điểm giới hạn nêu trên):
  • Lightning Network (bitcoin)
  • Raiden Network (ethereum)
  • Nano
  • Lamden
  • Aion
  • Icon
  • EOS
  • Cosmos
  • NEO…

PS:
  • Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc nội dung chia sẻ, trường hợp tìm thấy lỗi chính tả trong nội dung, mong bạn thông cảm bỏ qua vì mình viết tới đâu share tới đó chứ chưa kiểm tra kỹ & comment giúp mình các lỗi để mình sửa lại.
  • Nếu có góp ý về nội dung thì cũng comment giúp mình để mình chỉnh sửa nội dung cho tốt hơn.
(còn tiếp)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên