Bộ Công an: Thủ đoạn lừa đảo “truyền thống” giảm, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp

Bộ Công an: Thủ đoạn lừa đảo “truyền thống” giảm, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp

Bộ Công an: Thủ đoạn lừa đảo “truyền thống” giảm, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,447
34,773
Theo Bộ Công an, do tác động của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID -19, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức “truyền thống” giảm. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động có diễn biến phức tạp.

Bộ Công an vừa báo cáo Thủ tướng kết quả sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 21 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tạo sàn giao dịch, kêu gọi kinh doanh tiền ảo, ngoại hối… để chiếm đoạt tài sản


Theo Bộ Công an, trước khi có Chỉ thị 21, tình hình hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Điều này gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Trong 5 năm 2015-2019, toàn quốc đã khởi tố 10.360 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 11.410 bị can, chiếm đoạt số tiền hàng nghìn tỷ đồng.

Screen Shot 2021-09-25 at 14.53.13.png

Lực lượng công an đã triệt phá một loạt sàn giao dịch ngoại hối (Forex), tiền ảo đa cấp có hành vi lừa đảo. Ảnh minh họa: HG​

Các thủ đoạn lừa đảo “truyền thống” như: Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao đế lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”, xin dự án, vay vốn tổ chức, cá nhân nước ngoài; kêu gọi đầu tư, tài trợ vào các công ty, dự án, chương trình, các quỹ, lừa làm các thủ tục đưa người đi du lịch, du học hoặc đi làm việc ở nước ngoài…

Thời gian gần đây, do tác động của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID -19, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phương thức “truyền thống” giảm. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động có diễn biến phức tạp.

Bộ Công an cho biết, nổi lên thủ đoạn mới như: Tạo lập các website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, sử dụng “mồi nhử” là các khoản lợi nhuận cao để kêu gọi, lôi kéo đầu tư, kinh doanh tiền ảo, ngoại hối (Forex), sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option)... theo mô hình đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng còn đăng thông tin giả mạo về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp từ thiện và chiếm đoạt số tiền huy động được.

Hay lợi dụng việc mua bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội, nhất là mua bán các mặt hàng như khẩu trang, thiết bị y tế trong thời điểm dịch COVID -19 đang diễn ra để lừa đảo tiền của đối tác mua…

Thậm chí, các đối tượng giả danh nhân viên y tế mời gọi người dân mua thuốc phòng dịch hoặc cung cấp dịch vụ xét nghiệm, tiêm vaccine, cung ứng vật tư phòng, chống dịch bệnh COVID -19 yêu cầu người dân đóng tiền rồi chiếm đoạt.

Phát hiện 5.408 vụ lừa đảo trong 1 năm


Theo Bộ Công an, sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21, tình hình và kết quả phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có những chuyển biến tích cực.

Công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của Nhân dân.

Đáng chú ý, các cơ quan chức năng đã tập trung phát hiện, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này.

Từ 25/5/2020 đến 24/5/2021, toàn quốc đã phát hiện xảy ra 5.408 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 527 vụ giả danh cơ quan Nhà nước, Công an, Viện Kiểm sát... đe dọa; 526 vụ hack tài khoản mạng xã hội; 473 vụ lừa trúng thưởng, kinh doanh trên web; 423 vụ sử dụng mạng xã hội, kết bạn làm quen, thông báo gửi quà để lừa đảo…

Bộ Công an dự báo tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, xuyên quốc gia, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong nước và đối tượng ở nước ngoài thực hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, Bộ Công an đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP thực hiện một số nội dung trọng tâm.

Trong đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra đế kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật, đánh giá các lĩnh vực dễ phát sinh các hoạt động lừa đảo, phát hiện sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước để kiến nghị xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp…

Nguồn: Thanhtra.com.vn
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên