Cách để phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi chỉ bằng nến Heiken-Ashi!

Cách để phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi chỉ bằng nến Heiken-Ashi!

Cách để phát hiện sự kết thúc của một con sóng hồi chỉ bằng nến Heiken-Ashi!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Giao dịch dựa vào các cú pullback (cú hồi) là cách giao dịch phổ biến đối với các trader kỹ thuật do tính đơn giản của nó. Bài viết này sẽ hướng dẫn chúng ta cách đọc nến Heiken-Ashi để tìm các vùng giá tối ưu cho một cú pullback.

Một câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi giao dịch với những cú hồi (pullback).

Tại điểm nào thì cú hồi sẽ chấm dứt?
  • Nếu dự đoán được điều này sớm, bạn sẽ vào lệnh khi pullback kết thúc. Vì thế nên sẽ có nhiều chuyển động giá bất lợi cho lệnh giao dịch của bạn. Nếu điểm chốt lỗ của bạn không đủ rộng, lệnh của bạn sẽ hit chốt lỗ ngay.
  • Trường hợp nếu bạn dự đoán muộn, bạn có thể vào lệnh với giá thấp hơn vì rất có thể xu hướng đã bắt đầu trở lại.
Không có giải pháp nào hoàn hảo ở đây. Nhưng bài viết này sẽ có nhiều thông tin hữu ích để giúp chúng ta đánh giá sự kết thúc của một cú pullback.

Nến Heiken-Ashi


Trước tiên hãy xem cách mà Heiken-Ashi giúp chúng ta xác định vị trí kết thúc của một cú pullback như thế nào nhé.

Trước khi đi sâu vào phương pháp này, có hai mẫu Heiken-Ashi bạn cần nắm 2 ở đây:
  • Bearish Shaving Head - Nến giảm (Bearish) không có bóng nến trên
  • Bullish Shaving bottom - Nến tăng (Bullish) không có bóng nến dưới
nến-heiken-ashi-traderviet-1.jpg

Những mẫu hình nến Heiken-Ashi này đại diện cho xung lượng của giá. Hãy chắc chắn rằng bạn tìm hiểu các mẫu này trước khi tiếp tục.

Cùng xem xét hai ví dụ dưới đây về nến Heiken-Ashi. Mỗi ví dụ trong bài, trước tiên chúng ta sẽ nhìn vào biểu đồ Heiken-Ashi để tìm vùng nến (Zone Candle). Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang biểu đồ nến thông thường để tìm các điểm vào lệnh tiềm năng.

Ví dụ 1 - AMD


Biểu đồ nến Heiken-Ashi

nến-heiken-ashi-traderviet-2.jpg

  1. Thị trường đang nằm trong xu hướng tăng
  2. Cú pullback này đã không tạo ra được nến giảm không có bóng nến trên. Do đó chúng ta bỏ qua cây nến này.
  3. Nến giảm không có bóng nến trên này xác nhận xung lượng giảm của giá. Nó tạo tiền đề cho những giao dịch mua lên tiềm năng của cú pullback này.
  4. Cây nến này cùng với bóng nến trên đã chấm dứt một chuỗi nến giảm có bóng nến trên. Do đó, nó chính là vùng nến mà chúng ta cần lưu ý.
  5. Mỗi lần nến Bearish không được theo sau bởi một nến tương tự khác thì vùng nến mà chúng ta cần xem xét được hình thành. Vì vậy chúng ta có thể có nhiều vùng nến trong một cú thoái lui của giá. Trên thực tế, rất nhiều vùng nến được nhóm lại với nhau làm tăng thêm niềm tin của chúng ta.
  6. Vùng giá được bao phủ bởi những vùng nến chính là khu vực giá hồi về (pullback) của chúng ta. Để biết có thể vào lệnh mua tại đay hay không chúng ta cùng xem tiếp biểu đồ bên dưới
Biểu đồ Candlestick bình thường

nến-heiken-ashi-traderviet-3.jpg

  1. Đây là khoanh vùng các nến được xác định thông qua biểu đồ Heiken-Ashi.
  2. Để giao dịch chúng ta cần xem xét các mô hình nến tăng giá tại đây, và có thể vào lệnh theo những mô hình đó.

Ví dụ 2- PG


Không giống như biểu đồ vừa rồi, biểu đồ này sẽ bán ra trong cú hồi về thuộc xu hướng giảm.

Biểu đồ Heiken-Ashi

Chắc các bạn cũng đã quen với mẫu nến không có đuôi nến trên hoặc dưới và vùng nến Vì vậy, trong ví dụ này, những mẫu nến đã nói ở trên sẽ được đánh dấu vào vùng nến mà chúng ta cần xem xét luôn nhé:

nến-heiken-ashi-traderviet-4.jpg

  1. Đây là nến tăng không có đuôi nến dưới (Bullish Shaved Bottom) cho thấy xung lượng tăng của giá.
  2. Vùng nến được hình thành.
  3. Các chân sóng hồi có vẻ lộn xộn. Tuy nhiên, vùng nến được tạo ra lại hoạt động khá tốt..
Biểu đồ candlestick bình thường

nến-heiken-ashi-traderviet-5.jpg
  1. Đây là hai vùng nến đầu tiên theo phân tích biểu đồ Heiken-Ashi. Vùng nến thứ hai cũng là mô hình Bearish Engulfing. Đây là mẫu hình nến cho tín hiệu bán xuống hợp lý.
  2. Khu vực biến động giá (whipsaws)
  3. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn hơn, chờ đợi đến vùng nến sau hình thành bạn sẽ tránh được khá nhiều rắc rối trước đó.

Một vài lời khuyên khi giao dịch với cú hồi bằng nến Heiken Ashi


  • Mô hình nến/thanh bar - Ngay cả khi chỉ có 2 nến đảo chiều cũng có thể hoạt động tốt nếu hoàn cảnh hiện tại của thị trường là hợp lý.
  • Nên đặt lệnh chờ vào khoảng giữa vùng nến đã được xác định, như vậy sẽ rút ngắn rủi ro cho chúng ta hơn
  • Vào lệnh bằng các chỉ báo dao động (Oscillator) - Ví dụ: tín hiệu quá bán hoặc quá mua từ Stochastic 5,3,3.
Hi vọng bài viết hữu ích cho anh em nhé! Mấy bác đừng quên like và share bài cho mình nữa nhé! Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ!

Trích nguồn: TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu có tài liệu nào hay, thớt có thể mời mình coffee rồi mình đọc chung :D:D:D
 
nêú có tài liệu nào hay ( anh việt gì cũng được ) thì share cho mình với được không. Rất cảm ơn về bài viết
Nếu có tài liệu nào hay, thớt có thể mời mình coffee rồi mình đọc chung :D:D:D
Cũng theo trường phái hk mà thấy ít tài liệu quá, có j anh em chia se với
Mình cũng trade theo Pullback, cũng mới nghiên cứu heiken-Ashi gần đây. MÌnh có 1 ít tài liệu bằng tiếng Anh thui à. Heiken Ashi khá ít tài liệu
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên