Cách đọc price action với Bollinger Bands - 3 trường hợp chủ chốt

Cách đọc price action với Bollinger Bands - 3 trường hợp chủ chốt

Cách đọc price action với Bollinger Bands - 3 trường hợp chủ chốt

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,621
Bollinger Bands chuyên sâu nâng cao là khi các bạn sử dụng price action kết hợp chung để trade, ta không nên dừng lại ở việc sử dụng các mẫu hình giá đơn giản để vào lệnh như mẫu hình nến nhận chìm engulfing pattern hay mẫu hình vai đầu vai.

Các price action trader thường bỏ qua một khía cạnh rất quan trọng trong trading: mức biến động của giá (volatility). Trong khi việc sử dụng price action đơn thuần để đo lường biến động giá gặp nhiều khó khăn, có một cách đơn giản hơn để bạn nhanh chóng nắm bắt được tính biến động thị trường ở thời điểm hiện tại. Đó là sử dụng các volatility indicator như Bollinger Bands



[B]Nhắc lại về Bollinger Bands[/B]


Bollinger Bands là indicator được nhiều trader biết đến, Bollinger Bands như tên gọi của nó có chức năng tạo ra một dải băng quanh vùng giá. Và độ rộng của dải băng sẽ phụ thuộc vào tính biến động của vùng giá ở thời điểm hiện tại. Bollinger Band bị co bóp hay dãn rộng phụ thuộc vào mức độ biến thiên trung bình của giá.

Hay nói cách khác, Bollinger Bands sẽ giúp bạn đọc mức độ biến động giá của thời điểm hiện tại. Cách tương tác của giá với các vùng Bollinger Bands sẽ cho bạn thông tin quý giá về hướng đi của thị trường.

[B]Cách đọc price action với Bollinger Bands[/B]


Chúng ta sẽ có 3 trường hợp quan trọng mà giá tương tác với Bollinger Bands, gồm:
  • Các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều.
  • Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band.
  • Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger Bands.
Bây giờ bạn hãy quan sát mỗi trường hợp đó kỹ hơn nhé.



Trường hợp 1: các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều.


Thị trường sideway. Giá tiếp tục đi ngang trong nhiều ngày.

cach-doc-price-action-voi-bollinger-bands-3-truong-hop-chu-chot-traderviet.jpg

Dạng thị trường này rất lý tưởng cho các scalpers, những người thường kỳ vọng đạt mức lợi nhuận thấp, thích vào lệnh - thoát lệnh nhanh.

Phương pháp ở đây là trader sẽ sử dụng limit order khi giá chạm band trên hoặc band dưới của bollinger bands. Dùng sell limit nếu giá chạm band trên và buy limit nếu giá chạm band dưới.

Bạn có thể gia tăng tỉ lệ thắng của các cú trade này bằng cách chờ cho giá chạm vùng support hay resistance (tăng tỉ lệ đảo chiều cao thay vì chỉ sử dụng đơn độc Bollinger Bands).

Trường hợp 2: Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band.


Giá tiếp tục đẩy band là biểu hiện của thị trường đang có trend mạnh. Xem chart bên dưới.

cach-doc-price-action-voi-bollinger-bands-3-truong-hop-chu-chot-traderviet-1.jpg

Để trade price action với trường hợp này, cách hay dùng nhất là dùng buy/sell stop khi giá đóng cửa bên trên/bên dưới Bollinger Bands. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định trước thị trường đã thoát khỏi môi trường sideway chưa? Thị trường đã breakout thành công chưa hay chỉ vừa breakout?.

Vì sao ta lại đặt ra những câu hỏi trên? Vì price action trader chỉ sử dụng Bollinger Bands là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là yếu tố xác định. Rất nhiều trường hợp giá breakout khỏi vùng sideway, breakout khỏi vùng kháng cự/ hỗ trợ, giá hình thành breakout failure và bẫy toàn bộ trader thích trade breakout. Chính vì thế, bạn cần cẩn thận khi quan sát giá đang rơi vào trường hợp này.

Trường hợp 3: Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger Bands.


Trường hợp này đi ngược lại với trường hợp 2 nhưng rất dễ nhầm lẫn. Các bạn cần chú ý kĩ. Bollinger Bands được thiết kế để bao bọc giá trong điều kiện bình thường. Nghĩa là khi giá đóng cửa bên ngoài Bollinger Bands sẽ có 2 trường hợp xảy ra: giá đã hình thành trend mạnh hoặc giá đã đi quá xa (quá bán hay quá mua).

cach-doc-price-action-voi-bollinger-bands-3-truong-hop-chu-chot-traderviet-2.jpg

Để phân biệt trường hợp này với trường hợp 2 là điều không hề dễ nếu bạn chỉ dùng Bollinger Bands và cách mà giá đóng cửa bên ngoài vùng Bollinger. Với mình, để xác định trường hợp 3 này, mình thường quan sát kĩ các cây nến hình thành bên ngoài Bollinger Bands.

Nó có đang hình thành các nến dạng pinbar, spinning top không? Nó có bị cản trở bởi ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ nào gần đó không? Và cuối cùng, giá có bị đột ngột dội mạnh khỏi vùng Bollinger Bands. Hành vi này của giá gần giống với kiểu "ngọn nến sắp tàn", giá dội rất mạnh và cũng sẽ đảo chiều rất nhanh.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.

Tham khảo: tradingsetupreviews
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn bác về bài viết. Thông số của Bolinger band mặc định hay sao bác?
 
ad có thể cho thêm ví dụ hình ảnh đảo chiều đi lên của trường hợp 3 không ad? cảm ơn ad vì bài viết
 
thực sự chưa thấy 1 chỉ báo nào kết hợp với BB mà chuẩn cả, với chỉ dấu hiệu PA thì chưa đủ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 7 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 47 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 480 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,070 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,789 Xem / 78 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên