Cách kết hợp chỉ báo RSI với chỉ báo MACD và RVI để có được tín hiệu giao dịch chuẩn xác

Cách kết hợp chỉ báo RSI với chỉ báo MACD và RVI để có được tín hiệu giao dịch chuẩn xác

Cách kết hợp chỉ báo RSI với chỉ báo MACD và RVI để có được tín hiệu giao dịch chuẩn xác

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,386
29,036
Chỉ báo sức mạnh tương đối (The Relative Strength Index - RSI) được phát triển bởi J. Welles Wilder. Ông đã giới thiệu chỉ báo này trong cuốn sách “New Concept In Technical Trading System” vào năm 1978. RSI là một chỉ báo cực kỳ phổ biến, nó đã được xuất hiện trong một số bài báo và sách. Rất nhiều trader chuyên nghiệp trên thế giới sử dụng chỉ báo này trong giao dịch của họ.

RSI là một chỉ báo động lượng và nó đo lường mức độ thay đổi giá để xác định các trạng thái quá mua quá bán của thị trường. RSI bao gồm một biểu đồ đường dao động trong mức 0 đến 100. Tuy nhiên mức 30 và 70 là hai mức được nhiều trader theo dõi hơn cả. Vì nếu RSI xuống dưới 30, thị trường được cho là trong tình trạng quá bán và nếu vượt quá 70, thị trường được cho là trong tình trạng quá mua.

1.png

Trong một xu hướng tăng, RSI duy trì ở mức 40 đến 90, và trong đó vùng 40-50 đóng vai trò là vùng hỗ trợ. Và ngược lại trong một xu hướng giảm, RSI duy trì ở mức 10 đến 60 và vùng 50-60 đóng vai trò là vùng kháng cự.

Rất nhiều trader rập khuôn, mua khi RSI dưới mức 30 và bán khi RSI vượt lên mức 70. Trong rất nhiều trường hợp tín hiệu này lại không đúng. Vậy nên ta cần kết hợp RSI với chỉ báo khác để có được tín hiệu xác nhận chính xác hơn. Bây giờ chúng ta xem xét một vài cách kết hợp RSI cho anh em trader nhé.

RSI + MACD


Cách kết hợp đầu tiên đó là sử dụng RSI và MACD. Trong đó RSI cho chúng ta biết lúc nào nên canh mua hoặc bán. Và MACD sẽ cho tín hiệu vào lệnh.

Thiết lập mua

Chúng ta dùng RSI để theo dõi khi nào giá đạt đến vùng quá bán (30). Nó cho thấy tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Khi đó bạn kiểm tra chỉ báo MACD có giao cắt với đường tín hiệu (The Signal Line) từ bên dưới lên hay không. Nếu có thì đó là tín hiệu mua lên của chúng ta.

Như biểu đồ bên dưới, thị trường đang trong giai đoạn đi ngang. Và lưu ý rằng, cả hai chỉ báo RSI và MACD đều cung cấp tín hiệu tốt khi thị trường đi ngang. Vì cả hai chỉ báo đều ở vùng quá bán và đang cho tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ, nó có thể được coi là cơ hội mua tiềm năng. Khi MACD giao cắt với Đường tín hiệu từ dưới lên thì chúng ta có thể vào lệnh. Thoát lệnh khi RSI ở vùng quá mua và dừng lỗ bên dưới đáy gần đây nhất.

2.png

Thiết lập bán

Nếu chỉ báo RSI đạt đến vùng quá mua (70) và đang có tín hiệu đảo chiều mạnh. Lúc này ta kiểm tra nếu đường MACD giao cắt với Đường tín hiệu từ trên xuống. Thì đó là tín hiệu vào lệnh bán đáng tin cậy.

Như biểu đồ bên dưới, cả hai chỉ báo đều ở vùng quá mua và có tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Lúc này ta đợi MACD xác nhận và vào lệnh bán.

3.png

RSI + RVI


Tiếp theo sẽ là kết hợp RSI và chỉ báo động lượng RVI. Để thực hiện chiến lược này, ta cần lưu ý 3 điều sau:
  1. Cả RSI và RVI sẽ đạt đến vùng quá mua/quá bán
  2. RSI sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ
  3. Đường tín hiệu trên RVI phải giao cắt với đường RVI
Nếu hội tụ đủ ba điều kiện này, bạn có thể thực hiện giao dịch.

Thiết lập bán

Ở biểu đồ bên dưới, giá gặp vấn đề trong việc tăng cao hơn. Khi cả hai chỉ báo đều nằm trong vùng quá mua. Chỉ báo RSI cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Đồng thời, đường tín hiệu trên chỉ báo RVI giao cắt với đường RVI. Nên đây chính là thời điểm để chúng ta mở vị thế bán.

4.png

Thông thường, các chỉ báo dao động di chuyển đồng đều với nhau, nên nếu bạn sử dụng hai chỉ báo dao động để giao dịch thì cũng nên cài đặt đồng bộ để có được tín hiệu chính xác. Chẳng hạn, nếu bạn đang sử dụng chỉ báo RSI với chu kỳ 14, thì bạn cũng nên sử dụng chu kỳ 14 trên chỉ báo RVI.

Thiết lập mua

Trong biểu đồ dưới đây, thị trường đang trong giai đoạn pullback. Khi cú pullback trở nên sâu hơn, cả hai chỉ báo đều đạt đến vùng quá bán. Sự đảo chiều nhanh chóng trên cả hai chỉ báo RSI và RVI cho thấy đây là thời điểm tốt để mua vào.

5.png

Lưu ý và kết luận


RSI là một chỉ báo rất hữu dụng cho anh em trader. Cài đặt mặc định cho chỉ báo này là chu kỳ 14. Nếu hạ xuống, độ nhạy của RSI tăng lên và nếu nâng chu kỳ lên, độ nhạy của nó sẽ giảm.

Các trader thường kết hợp các ngưỡng hỗ trợkháng cự với chỉ báo RSI để xác định tín hiệu giao dịch đáng tin cậy.

Nếu bạn mới sử dụng chỉ báo này thì nên sử dụng chỉ báo RSI với cài đặt mặc định. Tuy nhiên, khi bạn có kinh nghiệm hơn, thì có thể điều chỉnh cài đặt theo điều kiện thị trường và sở thích cá nhân của bạn.

Nếu bạn thấy giá của một cặp tiền tệ tạo đáy thấp hơn hoặc đỉnh cao hơn, nhưng chỉ báo RSI thì không như vậy, thì đó được gọi là tín hiệu phân kỳ trên thị trường. Và đó là dấu hiệu đảo chiều nên xem xét.

Luôn xác nhận tín hiệu giao dịch bằng cách kết hợp RSI với các chỉ báo đáng tin cậy khác.

Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé.

Nice Day!

Trích nguồn: dittotrade
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 139 Xem / 1 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,896 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 718 Xem / 42 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 203 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,439 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên