Cách tìm điểm vào lệnh có "xác suất thắng cao" và tỷ lệ tốt với điểm từ chối giá

Cách tìm điểm vào lệnh có "xác suất thắng cao" và tỷ lệ tốt với điểm từ chối giá

Cách tìm điểm vào lệnh có "xác suất thắng cao" và tỷ lệ tốt với điểm từ chối giá

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,387
29,036
Chiến lược giao dịch theo điểm từ chối giá có mục đích xác định các vùng giá tại đó thị trường có khả năng đảo ngược. Khi giá tiếp cận ngưỡng kháng cự, nếu có sự từ chối giá xảy ra thì chúng ta có thể tìm một thiết lập để bán. Và ngược lại với ngưỡng hỗ trợ. Nói thì đơn giản như vậy nhưng để tìm được một thiết lập giao dịch chất lượng thì vẫn cần đến những nguyên tắc quan trọng.

Bài viết này sẽ chia sẽ cho anh em thiết lập giao dịch để có thể bắt được điểm từ chối giá và kiếm lợi nhuận.

Ý tưởng giao dịch của chiến lược


Bước đầu tiên của chiến lược này đó là xác định kháng cự hỗ trợ, đây là những vùng giá thường sẽ cho những tín hiệu từ chối tiềm năng.

Anh em có thể sử dụng các đỉnh đáy trước đó của thị trường, chỉ báo Pivot Point, Bollinger Bands hoặc đường trung bình động để xác định kháng cự hỗ trợ.

Tiếp theo anh em sử dung mô hình nến thể hiện tín hiệu từ chối giá tại những ngưỡng kháng cự hỗ trợ này như mô hình nến pinbar hoặc engulfing.

Hình bên dưới là tín hiệu từ chối giá trên biểu đồ vàng:

1.png


Chúng ta thấy, giá lần đầu tiên từ chối là vùng 1680, người mua đã xuất hiện khi giá chạm vùng này 2 lần. Hành vi giá này đã thiết lập nên mô hình 2 đáy, đây là mô hình đảo chiều, cho thấy sự từ chối giá điển hình. Như ta thấy giá sau đó bật tăng lên kháng cự quanh 1765.

Khi giá tiếp cận ngưỡng 1765, lại có tín hiệu từ chối giá xảy ra. Đồng thời các đường trung bình động đều hướng lên, giá bắt đầu di chuyển phía trên đó cho thấy giá đã đảo chiều, chuyển thành xu hướng tăng.

Tín hiệu hợp lưu từ khối lượng


Đối với cách chiến lược giao dịch theo tín hiệu từ chối giá, khối lượng là sự hỗ trợ rất hiệu quả. Tín hiệu từ khối lượng cung cấp sự xác nhận về việc một ngưỡng kháng cự hỗ trợ có khả năng giữ được giá hay không hoặc khả năng đảo chiều của giá.

Anh em nhìn biểu đồ bên dưới, giá từ chối từ ngưỡng kháng cự khác nhau, lần từ chối đầu tiên tại giá 147$, lần thứ 2 xảy ra ở 138.5$:

2.png

Như biểu đồ trên cho thấy, khối lượng đã xác nhận cho tầm quan trọng của ngưỡng kháng cự này, giá đã tôn trọng nó và khả năng cao nó sẽ giữ được giá.

Mỗi lần giá được đẩy xuống từ kháng cự đều có khối lượng cao hơn, làm tăng khả năng giá đảo chiều, như vậy chúng ta canh bán sẽ có lợi thế cho chúng ta hơn. Những điểm từ chối giá sẽ là những vùng vào lệnh với xác suất có lợi nhuận cao.

Dưới đây là một vài tín hiệu kỹ thuật mà trader cần nắm khi tìm điểm vào lệnh với điểm từ chối giá:
  • Có 2 lần từ chối xuất hiện từ cùng một vùng giá.
  • Khối lượng nằm trên mức trung bình của 10 ngày khi giá đã tiếp cận đến kháng cự hỗ trợ.
  • Chỉ báo Bollinger Bands có thể cung cấp tín hiệu xác nhận thêm về sự từ chối giá, hoặc trader có thể sử dụng đường trung bình (SMA) hoặc EMA hoặc các mức thoái lui trên Fibonacci có thể giúp trader tìm được những vùng giá quan trọng để tìm điểm vào lệnh hoặc xác nhận thêm cho điểm vào lệnh. Phần mở rộng của Fibonacci giúp trader xác định được mục tiêu thoát lệnh.

Ví dụ về điểm vào lệnh với chiến lược tại điểm từu chối giá


Anh em nhìn biểu đồ bên dưới:

3.png


Biểu đồ trên cho thấy, sau khi giá vượt qua đường xu hướng giảm nhưng giá giao dịch và đóng cửa bên dưới ngưỡng 50 của fibonacci. Kể từ khi phá vỡ trendline giảm, giá từ chối mức 1.270$ nhiều lần, cũng là band trên của chỉ báo Bollinger Bands, giá bị đẩy xuống thấp hơn mức đó.

Việc mức giá này liên tục bị từ chối cung cấp một tín hiệu cho thấy giá có thể giảm xuống trong những ngày hoặc tuần tiếp theo. Khối lượng giảm cho thấy người mua có thể xuất hiện bất cứ lúc nào để đẩy giá lên cao hơn ngưỡng kháng cự.

Vậy nên, có thể nói, chiến lược từ chối giá này sẽ bị vô hiệu nếu giá di chuyển lên trên và đóng cửa trên mức 1.270$ vì người mua đã nắm quyền kiểm soát.

Như vậy ta có thể xác định được điểm vào lệnh bán hợp lý là tại mức giá 1.270$ hoặc thấp hơn một chút, và điểm chốt lỗ sẽ được đặt cao hơn mức giá này, khoảng 1.300$, nếu giá vượt lên và đóng cửa trên mức này chiến lược của chúng ta bị dừng lỗ cũng là thời điểm xác nhận chiến lược vô hiệu. Điểm chốt lời nên được đặt tại mức 23.6 của fibonacci. Như vậy tỷ lệ RR cho chiến lược này sẽ là 1:5.

Lưu ý: Để thận trọng hơn, trader có thể chờ giá trở về kháng cự hoặc hỗ trợ (như ví dụ trên là vùng 1.27$) và chờ mô hình từ chối giá xuất hiện hoặc áp lực bán (tại kháng cự) hoặc áp lực mua (tại hỗ trợ) xuất hiện trước khi vào lệnh, như vậy xác suất thắng sẽ cao hơn.

Một điểm quan trọng nữa, đó là điểm dừng lỗ không nên để quá chặt chẽ để tránh bị săn stoploss, nên anh em cần nới lỏng ra một chút.

Chiến lược này không có tỷ lệ RR cố định vì nó phụ thuộc vào điểm hoặc vùng mà trader thoát lệnh. Tuy nhiên hãy tập trung vào những chiến lược có tỷ lệ 1:2 trở lên.

Mời anh em tham khảo chiến lược.

Trích nguồn: decodingmarkets
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 822 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,911 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,458 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên