Cán cân thương mại ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá tiền tệ?

Cán cân thương mại ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá tiền tệ?

Cán cân thương mại ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá tiền tệ?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Cán cân thương mại tác động đến tỷ giá hối đoái thông qua ảnh hưởng của nó lên cung cầu ngoại tệ. Khi tài khoản thương mại của một nước không bằng không, tức là khi hàng xuất khẩu không bằng nhập khẩu thì sẽ có sự vượt trội của cung hoặc cầu tiền của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền đó trên thị trường thế giới.

Tỷ giá hối đoái được thể hiện dưới dạng các giá trị tương đối; Giá của một loại tiền tệ được mô tả bằng một loại tiền tệ khác. Ví dụ: một đô la Mỹ có thể bằng 11 rand Nam Phi. Nói cách khác, một doanh nghiệp Mỹ hoặc một người muốn đổi đô la Mỹ lấy rand thì sẽ mua 11 rand cho mỗi đô la bán ra, và ngược lại 1 đô la Mỹ sẽ được mua khi có 11 rand bán ra.

Tuy nhiên, nói tỷ giá hối đoái là các giá trị tương đối vì chúng đều bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về đồng tiền, và do đó, cũng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi thương mại. Nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn lượng hàng nhập khẩu, thì nhu cầu hàng hóa của nước này cao và đương nhiên nhu cầu về tiền của nước đó cũng tăng cao. Cung và cầu cho thấy khi nhu cầu cao, giá cả tăng và do đó đồng tiền tăng giá. Mặt khác, nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nhu cầu về đồng tiền của nước này sẽ tương đối thấp, vì vậy giá sẽ giảm. Trong trường hợp này, đồng tiền quốc gia đó sẽ bị coi là bị khấu hao hoặc giảm giá trị.

Ví dụ: Chúng ta giả sử thanh kẹo là sản phẩm duy nhất trên thị trường và Nam Phi nhập khẩu nhiều thanh kẹo từ Mỹ hơn là xuất khẩu, vì vậy cần phải mua nhiều đô la hơn so với rand được bán. Bởi vì nhu cầu của Nam Phi đối với đồng đô la vượt xa nhu cầu của Mỹ đối với đồng rand, giá trị đồng rand sẽ giảm. Trong trường hợp này, muốn đổi được 1 đô la có khi phải cần đến 15 đồng rand, nghĩa là đồng rand đã bị giảm giá trị đi khá nhiều. Lúc bấy giờ, với mỗi 1 đô la bán được, một người Mỹ lại được tận 15 rand.

Khi một đồng tiền mất giá, sự hấp dẫn tương đối của xuất khẩu từ nước đó tăng lên. Ví dụ: giả sử thanh kẹo Mỹ có giá 1 đô la. Trước bị mất giá, một người Nam Phi có thể mua một thanh kẹo Mỹ nếu có 11 rand. Sau đó, cùng một thanh kẹo nhưng giá là 15 rand, một sự tăng giá do đồng rand bị khấu hao. Nhưng nếu nhìn theo hướng ngược lại, lúc này các sản phẩm ở Nam Phi lại trở nên rẻ hơn, thanh kẹo của Nam Phi với giá 5 rand đã trở nên rẻ hơn nhiều so với so sánh: 1 đô la Mỹ trước đó chỉ mua được 2 thanh kẹo nhưng sau khi đồng rand bị mất giá thì mua được tới 3 thanh.

Như vậy, lúc này, những người Nam Phi sẽ bắt đầu mua ít đô la Mỹ hơn do thanh kẹo của Mỹ đã trở nên khá đắt, còn người Mỹ lại muốn mua rand nhiều hơn do thanh kẹo của Nam Phi trở nên rẻ hơn nhiều. Điều này lần lượt ảnh hưởng đến sự cân bằng của thương mại; nếu ban đầu Nam Phi xuất khẩu ít nhập khẩu nhiều thì giờ đây Nam Phi bắt đầu xuất khẩu nhiều hơn và nhập khẩu ít hơn, từ đó giảm thâm hụt thương mại.

Tất nhiên, ví dụ này giả định rằng tiền tệ đang ở chế độ thả nổi, có nghĩa là thị trường xác định giá trị của đồng tiền tương đối so với các đồng tiền khác. Trong trường hợp một hoặc cả hai loại tiền tệ được cố định hoặc gắn với một loại tiền tệ khác, tỷ giá hối đoái không di chuyển dễ dàng để đáp ứng sự mất cân bằng thương mại. Hiện nay, khá nhiều quốc gia sử dụng tỷ giá thả nổi để dễ cân bằng cán cân thương mại, nhưng trader cũng sẽ cần tìm hiểu hiểu kĩ về đồng tiền giao dịch để xem nó thuộc loại neo cố định, neo linh hoạt hay thả nổi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cán cân thương mại lên tỷ giá hối đoái của nó với các đồng tiền chính khác trên thị trường.

Nguồn: Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Đơn giản thôi, Gỉa định chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi chỉ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì cung ngoại tệ tăng( đường cung tiền ngoại tệ dịch phải)--> Tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ giảm (nội tệ tăng giá) và ngược lại khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu thì cầu ngoại tệ tăng--> tỷ giá tăng ( nội tệ giảm giá)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 76 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,998 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên