CFA là gì? Học xong có thắng nổi thị trường không?

CFA là gì? Học xong có thắng nổi thị trường không?

CFA là gì? Học xong có thắng nổi thị trường không?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341

CFA là gì?


Chartered Financial Analyst (CFA) là một chứng chỉ chuyên nghiệp gồm 3 level được Viện CFA (trước kia là AIMR) cấp bằng này cho các nhà phân tích tài chính với mục tiêu đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ liên quan đến các lĩnh vực như kế toán, kinh tế, đạo đức, quản lý tiền và phân tích chứng khoán.

Điều kiện cần để có thể đạt được chứng chỉ CFA là các ứng viên phải đáp ứng một trong các yêu cầu về trình độ như sau: phải có 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, hoặc có bằng cử nhân hay đang học năm cuối chương trình cử nhân, hoặc có thể vừa làm việc chuyên nghiệp và vừa hoàn thành chương trình giáo dục trong 4 năm. Đối với level II, các ứng viên bắt buộc phải hoàn thành bằng đại học hoặc chương trình cử nhân trước khi đăng ký thi. Ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, ứng viên còn phải có hộ chiếu quốc tế, hoàn thành bài đánh giá bằng tiếng Anh, đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh chuyên nghiệp và sống tại một quốc gia tham gia tổ chức thi. Chính vì những yêu cầu trên mà chứng chỉ CFA được xem là một trong những bằng cấp "quyền lực" nhất trong mảng tài chính và được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư.

Sau khi đáp ứng các yêu cầu đầu vào, ứng viên phải lần lượt vượt qua cả 3 cấp độ của chương trình CFA. Sau đó, họ phải trở thành thành viên của Viện CFA và đóng lệ phí hàng năm. Điều cuối cùng cần lưu ý là các ứng viên buộc phải ký vào cam kết hàng năm rằng mình vẫn tuân theo Quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Viện CFA bởi việc không tuân thủ theo những Quy tắc và tiêu chuẩn đó chính là cơ sở cho việc bị hủy bỏ chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

Kỳ thi CFA level I


Kỳ thi CFA level I được tổ chức một năm hai lần vào tháng 6 và tháng 12. Bài thi tập trung vào khả năng phân tích bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá của 10 lĩnh vực bao gồm tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp, phương pháp định lượng, kinh tế, báo cáo và phân tích tài chính, tài chính doanh nghiệp, đầu tư vốn cổ phần, thu nhập cố định, phái sinh, đầu tư thay thế, và quản lý danh mục đầu tư và hoạch định phát triển. Định dạng bài kiểm tra là 240 câu hỏi trắc nghiệm được hoàn thành trong vòng 6 giờ. Tỷ lệ đậu kỳ thi level I tháng 6 năm 2018 vừa qua là 43%.


upload_2019-1-7_11-14-5.png


Kỳ thi CFA level II


Kỳ thi CFA level II chỉ được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 6, tập trung vào việc định giá các tài sản khác nhau cũng như áp dụng các công cụ và khái niệm đầu tư vào các tình huống cụ thể. Các câu hỏi đề thi sẽ liên quan đến Báo cáo và Phân tích Tài chính thường được dựa trên Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Định dạng bài sẽ là 20 bộ câu hỏi (bao gồm các case studies nhỏ) với 6 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bộ (tổng cộng 120 câu hỏi). Tỷ lệ đậu kỳ thi level II vào tháng 6 năm 2018 là 45%.


upload_2019-1-7_11-14-45.png


Kỳ thi CFA level III


Kỳ thi CFA level III cũng chỉ được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 6. Kỳ thi tập trung vào kiểm tra cách hoạch định phát triển và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả bằng cách yêu cầu ứng viên tổng hợp tất cả các khái niệm và phương pháp phân tích trong toàn bộ chương trình giảng dạy. Định dạng bài kiểm tra là từ 10-15 câu hỏi tiểu luận có cấu trúc đa dạng được hoàn thành trong vòng 6 giờ. Bài kiểm tra level III không phải là dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu trả lời viết tay của ứng viên cũng được giảm khảo chấm điểm bằng tay. Tỷ lệ đậu kỳ thi level III tháng 6 năm 2018 là 56%.


upload_2019-1-7_11-15-32.png


Có thể nói một ứng viên thành công phải mất trung bình 4 năm mới có thể đạt được chứng chỉ CFA. Như vậy công sức và thời gian bỏ ra để đạt được chứng chỉ CFA là không hề nhỏ, nhưng liệu có thắng nổi thị trường hay không thì còn tùy thuộc vào khả năng nhạy bén của các nhà phân tích tài chính. Nhưng có còn hơn không, và đạt được muộn còn hơn là không bao giờ thực hiện phải không các bác?

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like và comment ủng hộ mình nhé!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
thua trắng dái, bỏ ý nghĩ đó đê, ngày xưa tui đi phỏng vấn phòng ngoại hối của ngân hàng, chúng nó bảo có thì tốt chứ đếch cần :p
 
thua trắng dái, bỏ ý nghĩ đó đê, ngày xưa tui đi phỏng vấn phòng ngoại hối của ngân hàng, chúng nó bảo có thì tốt chứ đếch cần :p
Tất nhiên không phải ai có bằng CFA cũng có thể thành công trong trading nhưng nếu có điều kiện thì cũng nên trang bị để có thêm kiến thức phân tích vẫn tốt hơn là không có chứ bác nhỉ!!!
 
Bác ơi phỏng vấn ngoại hối của bank thì thường yêu cầu có những gì nhỉ?
tui chỉ là ở mức đi phỏng vấn thôi nhé, câu hỏi thì bác nắm nguyên quyển nào mà nghiệp vụ Thị trường ngoại hối, chắc là làm việc sẽ khác với trading như chúng ta ;)
 
Đi xin việc hoặc xin làm giảng viên thì rất có lợi thế với bằng này.
Còn đầu tư thì chưa ăn thua đâu nhé :)
Cũng không khác gì học MBA xong chưa chắc ra đã kinh doanh được.
 
Cái này học với thi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt vậy?
 
Tác dụng chính là đi xin job, và cũng chỉ là 1 trong nhiều tiêu chuẩn thôi.
Ngoài ra có thể lấy về treo phòng làm việc cho oai, đâu phải tự dưng bọn nó làm cho mình cái khung đẹp vậy đâu
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 47 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên