Châu Âu tìm được nguồn cung mới từ biển Bắc, giá Dầu thô chịu sức ép ngắn hạn!

Châu Âu tìm được nguồn cung mới từ biển Bắc, giá Dầu thô chịu sức ép ngắn hạn!

Châu Âu tìm được nguồn cung mới từ biển Bắc, giá Dầu thô chịu sức ép ngắn hạn!
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----

Diễn biến giá dầu thô trong tuần qua có sự tương đồng với nhận định trước đó về xu hướng giá tiêu cực ngắn hạn. Trong tuần này, bên cạnh sức ép từ chỉ số lạm phát PCE tại Mỹ trong tháng 3, được công bố vào thứ Sáu, giá dầu còn chịu ảnh hưởng từ số liệu tồn kho và tiêu thụ tại Mỹ kém khả quan, và dự phóng lợi nhuận ròng cho báo cáo tài chính quý 1 năm 2022 của các công ty dầu khí Big Oil dự kiến đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, việc các quốc gia Châu Âu được nhận định tìm kiếm nguồn cung khác để thay thế cho dầu Urals, với ghi nhận nhập khẩu đột biến 13.5 triệu thùng dầu thô từ khu vực biển Bắc trong tháng 3 cũng góp phần tạo sức ép mạnh lên giá dầu.

Ở đầu tuần, giá dầu hưởng ứng tích cực trước tin tức Nga cắt nguồn cung khí đốt sang Ba Lan và Đức cho biết quốc gia đang chuẩn bị để thực hiện dần lệnh cấm nhập khẩu đối với các loại xăng dầu của Nga. Trong năm 2021, tỷ trọng nhập khẩu dầu từ Nga chiếm đến 1/3 tổng lượng dầu nhập khẩu vào Đức – khiến cho quốc gia đã phản đối lệnh cấm trước đó. Tuy nhiên, vào thứ Ba, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết Đức đã giảm sự phụ thuộc vào dầu của Nga xuống chỉ còn 12% hiện nay và khối lượng này hoàn toàn được chuyển đến nhà máy lọc dầu PCK – thuộc quyền sở hữu của Rosneft, công ty dầu khí mà Chính phủ Nga điều hành. Điều này đã làm gia tăng thêm rủi ro về sự đồng thuận cấm vận dầu thô từ Nga của các nước Châu Âu, khiến cho giá dầu tăng vọt sau đó.

Tuy nhiên, số liệu thống kê lại cho thấy rằng các nhà máy lọc dầu châu Âu đã gia tăng nhập khẩu nguồn cung từ Biển Bắc trong suốt 2 tháng qua, điều được SFI tin rằng để chuẩn bị cho cuộc chiến cấm vận và thay thế dầu của Nga. Cụ thể, hai loại dầu được gia tăng nhập khẩu từ biển Bắc là Forties và Johan Sverdrup – là sự thay thế phù hợp cho dầu thô Urals của Nga với cùng tỷ trọng API và độ lưu huỳnh tương tự nhau. Đặc biệt, các nhà máy lọc dầu ở Ba Lan, Phần Lan và Lithuania đã nhập khẩu 13.5 triệu thùng dầu thô từ Biển Bắc vào tháng 3, tương đương với 1.5 tháng khu vực này thường nhập khẩu từ Nga. Trong các năm trước, Ba Lan và Lithuania là hai quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu dầu thô từ Nga, với tỷ trọng dầu Urals chiếm trên tổng dầu thô nhập khẩu lên đến 65%. Với ghi nhận trên, giá dầu ngay sau đó đã có sự điều chỉnh, do làm giảm sức nặng của việc cấm vận dầu thô Nga nếu được thực thi lên nhu cầu nhập khẩu của Châu Âu trong 1-2 tháng.

Bên cạnh đó, thị trường dầu thô cũng chịu sức ép trong tuần ra báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty dầu khí hàng đầu thế giới (Big Oil). Theo ước tính, 5 công ty dầu mỏ quốc tế lớn nhất thế giới, bao gồm (Exxon, Shell, Chevron, TotalEnergies và BP) có thể công bố tổng thu nhập ròng, không bao gồm khoản thu nhập một lần từ việc rời khỏi Nga, là 34 tỷ USD trong quý 1 năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, dòng tiền tự do (FCF) dự phóng cho các công ty trên có thể lên đến 36.2 tỷ USD, cao hơn quý 4 năm 2021 đến 13.1% và chạm mức cao nhất kể từ quý 1 năm 2008. Với khối lượng tiền mặt lớn dựa trên việc giá dầu leo thang trên mức 100 USD / thùng sau cuộc chiến Nga và Ukraine, ngành dầu khí tại Mỹ sẽ có cơ hội tận dụng để gia tăng đầu tư vào khai thác dự án dầu đá phiến mới và cải thiện công suất hoạt động ở hiện tại.

upload_2022-4-28_18-28-13.png


>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/64660/

Số liệu tồn kho và tiêu thụ dầu thô tại Mỹ tiếp tục không hỗ trợ cho giá


Tính theo số liệu trung bình trượt 4 tuần liên tiếp, tiêu thụ dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm nhẹ 0.07% so với con số tuần trước đó và đạt 19.36 triệu thùng / ngày, do giá xăng nội địa không ngừng tăng cao đã tác động tiêu cực đến nhu cầu. So với con số cùng kỳ năm trước, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ thấp hơn khoảng 1.5%. Đây là mức đáng báo động đối với sự ảnh hưởng về mặt tiêu thụ, do cùng thời điểm năm ngoái tiêu thụ dầu thô tại Mỹ vẫn đang bị hạn chế do ảnh hưởng từ cách lệnh hạn chế đi lại.

upload_2022-4-28_18-29-43.png

Bên cạnh đó, số liệu tồn kho trong tuần vừa qua từ Bộ Năng lượng EIA cũng là yếu tố tiêu cực cho giá dầu. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại tại Mỹ tăng 0.2%, trong khi tổng tồn kho dầu thô và xăng dầu tăng nhẹ 0.06% so với tuần trước. Tồn kho tăng trong khi sản lượng xăng dầu giảm đã tạo nên lo ngại về vấn đề tiêu thụ tại Mỹ trong ngắn hạn.

upload_2022-4-28_18-30-14.png

Số liệu tồn kho khối OECD tiếp tục ghi nhận sụt giảm


Tuy rằng trong ngắn hạn, giá dầu dự kiến chịu áp lực giảm từ dữ liệu tiêu cực của vĩ mô và tiêu thụ suy yếu tại Mỹ, tồn kho dầu thô toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm vẫn là yếu tố chính hỗ trợ giá không giảm quá sâu. Theo số liệu thống kê tồn kho dầu của khối các quốc gia phát triển OECD, số ngày tiêu thụ tương đương từ tồn kho (ảnh trái) và số liệu tồn kho tuyệt đối (ảnh phải) đều thấp hơn mức trung bình 5 năm khoảng lần lượt là 5 ngày và 400 triệu thùng.


Do đó, trong ngắn hạn, ngay cả khi thị trường dầu mỏ tạm thời thặng dư trong thời gian tới do Trung Quốc đóng cửa, việc giá dầu thô giảm mạnh dưới mốc 100 USD dự kiến sẽ khó có thể bền vững. Trong dài hạn, quan điểm về xu hướng giá dầu vẫn được SFI giữ vững là còn dư địa tăng trưởng, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ phong toả trong tương lai, và mất cân bằng về nguồn cung khi Nga giảm sản lượng (ước tính ở mức 1.5-2 triệu thùng / ngày cho đến cuối năm 2022, tương đương khoảng 20% mức sản lượng trung bình năm 2021).

upload_2022-4-28_18-31-11.png

Trên đồ thị D1 của dầu, giá dầu đã tăng sau chạm đường trendline và đang hình thành xu hướng dịch chuyển tích lũy nén trong tam giác. Vùng giá trị của volume profile tháng 4 tiếp tục nằm trong vùng giá trị của volume profile tháng 3, và biên độ giao dịch của tháng 4 cũng nhỏ hơn tháng 3. Điều này cho thấy kỳ vọng trong tháng 5 giá dầu sẽ có một sự nỗ lực breakout ra khỏi vùng giá trị để thiết lập một xu hướng mới.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,019 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 328 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,347 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên