Chia sẻ hệ thống giao dịch giúp mình sống sót trên thị trường cryptocurrency

Chia sẻ hệ thống giao dịch giúp mình sống sót trên thị trường cryptocurrency

Chia sẻ hệ thống giao dịch giúp mình sống sót trên thị trường cryptocurrency

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,509
Phân tích kỹ thuật vẫn là công cụ chính mình sử dụng để giao dịch trên thị trường cryptocurrency mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng phân tích kỹ thuật vô dụng trên thị trường này do bị thao túng và làm giá quá nhiều. Tuy nhiên, phân tích thôi chưa đủ, chúng ta cần có 1 hệ thống giao dịch - trading system - để tạo ra các tín hiệu vào lệnh đáng tin cậy. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với anh em hệ thống giao dịch mà mình đã dùng từ lúc mới bắt đầu trade coin đến nay. Hệ thống này chỉ bao gồm các công cụ vô cùng đơn giản mà nó cũng đã giúp mình kiếm cơm và sống sót trên thị trường khốc liệt này đến bây giờ, anh em cùng xem nhé.

Cái mindmap bên dưới dành cho anh em nào thấy bài dài quá lười đọc :D

he-thong-giao-dich-traderviet-1.png

Mô hình giá


Nếu anh em để ý thì trong các bài viết “Hôm nay trade coin gì?” mình đều đưa ra các kèo mà giá đang hình thành hoặc đã hoàn thành xong một mô hình giá nào đó. Đặc thù của thị trường cryptocurrency, bao gồm cả Bitcoin là rất khoái tạo ra các mô hình giá bất kể là tiếp diễn, đảo chiều, tăng giá hay giảm giá. Mục đích của mình khi tìm kiếm các mô hình giá là để tìm các cơ hội vào lệnh, nôm na coin nào phải có mô hình tăng giá thì mình mới nghiên cứu để vào. Các loại mô hình thì cũng đơn giản thôi: # nêm giảm/tăng (falling/rising wedge), #vai đầu vai (ngược) ((inverted) head and shoulders), tam giác tăng/giảm (ascending/descending triangle), cờ tăng/giảm (bullish/bearish flag), tam giác cân (symmetrical triangle), vv. Bất kể coin nào có mô hình tăng giá đều hấp dẫn với mình, từ đó mới nghiên cứu thêm các tín hiệu tiếp theo.

he-thong-giao-dich-traderviet-2.png

Xem thêm: Lớp học Mô hình giá

Fibonacci Retracement


Anh em nào chưa biết về Fibonacci Retracement thì xem tại bài viết sau nhé:

Xem thêm: Fibonacci hồi lại – Fibonacci retracement

Đây là một công cụ rất hay, dễ sử dụng và ứng dụng được nhiều thứ:
  • Xác định hỗ trợ/kháng cự: Anh em chỉ cần căng Fibonacci Retracement ra là có ngay các mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Mình đặc biệt chú ý tới 3 mức: fib 31.2, 50 và 61.8 vì đây là các hỗ trợ/kháng cự quan trọng;
  • Kết hợp với đường xu hướng hoặc kênh giá để tìm ra các vùng hỗ trợ/kháng cự vững chắc;
  • Xác định mục tiêu để thoát lệnh.
Fibonacci Retracement thật sự áp dụng rất đúng và hiệu quả trên thị trường cryptocurrency, anh em xem chart dưới sẽ thấy giá đi chạm bật các mức fibo đúng như thế nào:

he-thong-giao-dich-traderviet-3.png

EMA 50 và EMA 200 (Exponential Moving Average - trung bình động hàm mũ)


Đường trung bình động hàm mũ là một trong các công cụ kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả nhất và được thống kê là công cụ được dùng nhiều nhất trên thế giới. Và để phát huy hết thế mạnh của đường trung bình động, mình dùng 1 đường nhanh: ema 50 và 1 đường chậm: ema 200. Đường nhanh sẽ phản ứng với giá nhanh hơn đóng vai trò tạo ra tín hiệu, đường chậm sẽ đánh dấu các vùng hỗ trợ/ kháng cự quan trọng. Mình thường dùng các tín hiệu sau với 2 đường ema này:
  • Hỗ trợ/kháng cự động;
  • Bullish/bearish crossover: Bullish crossover xảy ra khi ema 50 cắt ema 200 từ dưới lên, là dấu hiệu xu hướng tăng trong trung hạn (còn gọi là Golden Cross), bearish crossover là cắt từ trên xuống là dấu hiệu xu hướng giảm trong trung hạn (còn gọi là Death Cross);
  • Xác định xu hướng trung hạn: Ngoài cái crossover ở trên thì hướng của 2 đường ema này cũng cho chúng biết xu hướng trung hạn. Nếu trong xu hướng tăng mà ema 50 cong xuống tức là xu hướng đã suy yếu, có khả năng đảo chiều.

MACD


MACD cũng là một tay sai đắc lực của mình. Nó cho mình biết trước các tín hiệu suy yếu của xu hướng, đảo chiều xu hướng, bắt đầu xu hướng mới. Nó cũng cho mình biết thị trường đang bị quá bán hay quá mua. Nói chung nó rất là hữu dụng:

he-thong-giao-dich-traderviet-4.png
  • Bullish/bearish crossover: Tương tự ema 50 và ema 200, bullish crossover của MACD xảy ra khi đường MACD (xanh) cắt dưới lên đường tín hiệu (cam), bearish crossover là cắt từ trên xuống. Đây là dấu hiệu bắt đầu xu hướng mới;
  • Bullish/bearish divergence: Divergence tức là phân kỳ. Sự phân kỳ giá tăng diễn ra khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng MACD lại tạo đáy cao hơn, chứng tỏ xu hướng giảm đã suy yếu và sắp đảo chiều. Ngược lại với phân kỳ giá giảm. Tín hiệu này khi kết hợp với 1 mô hình giá thì rất đáng tin cậy.

Volume


Không thể thiếu anh này. Volume là tín hiệu xác nhận quan trọng nhất mà mình dựa vào, vì giá sau khi hoàn thành mô hình mà bật lên với volume yếu, hoặc vừa vừa không nổi bật thì cần quan sát thêm, không vào lệnh ngay. Mình luôn cần 1 cú break khỏi mô hình kèm volume vượt lên hẳn volume trước, hồi lại nhẹ nhàng và nhanh chóng tìm thấy hỗ trợ bên dưới, đó là thời điểm đẹp để vào lệnh.

Kết hợp mọi thứ lại


Dưới đây là setup của mình với cặp EOSBTC sàn Bitfinex khung H4:

he-thong-giao-dich-traderviet-5.png

Đầu tiên, cái mình thấy là 1 mô hình #nêm giảm - #falling wedge - mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng và mình kỳ vọng giá sẽ bật lên khi chạm đáy của nêm giảm. Cú bật của EOS có tốt không? Có, vì bật lên bằng 1 nến gần giống #bullish marubozu đi kèm volume mua tăng vọt. Sau khi bật lên rồi thì mới tìm điểm vào lệnh. Vào ở đâu? Bằng cách căng fibonacci retracement ra để thấy hỗ trợ kháng cự. Cách căng thì anh em xem lại bài lớp học về Fibonacci trên nhé.

Căng xong fibonacci thì làm gì? Tìm yếu tố hợp lưu khác như kênh giá, đường xu hướng tăng, vv. Ở đây mình kéo 1 cái đường xu hướng tăng màu đen và thấy nó đi qua fib 50 tại vùng giá 147839. Vùng này cũng là vùng hỗ trợ cũ. Rồi, thấy vùng vào lệnh rồi làm gì tiếp? Tìm các tín hiệu kỹ thuật khác: Về mặt mô hình nến, mình thấy sau khi chạm vùng mua thì EOS bật lên ngay và đóng cửa giữa thân nến, chứng tỏ có đội mua ở đây. ema 50 cũng vừa cắt ema 200 từ dưới lên: bullish crossover. Nhìn sang MACD, mình thấy 1 cái bullish divergence rất lớn. Việc bây giờ là chờ cho MACD tạo bullish crossover nữa thì vào lệnh thôi, mục tiêu là fib 38.2 và 23.6.

Trên đây mình đã minh hoạ 1 hệ thống giao dịch crypto tiêu biểu và chi tiết cách áp dụng. Anh em thấy hay thì để lại 1 like và chia sẻ hệ thống của mình bên dưới nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
em kéo xuống like cho bác rồi mới kéo lên đọc bài
một vài điểm tương đồng với cách em đang sử dụng. cơ mà hệ thống của bác rõ ràng đầy đủ và khoa học hơn của e
Em cũng chỉ dùng các công cụ đơn giản thôi bác, cái quan trọng là nó hợp với em, làm cho em cảm thấy thoải mái và tin tưởng khi vào lệnh :D
 
Xin hỏi bác thường trade trên timeframe nào? Và với hệ thống như của bác chắc cũng trade forex ngon chứ nhỉ?
Thank bác nhiều!!!
H4 vs D1 nha bác, H4 thường xuyên hơn do D1 đợi lâu quá
Hệ thống ngon còn phụ thuộc nhiều yếu tố nữa bác, tâm lý rồi quản trị rủi ro. Em nghĩ các công cụ trên kết hợp vs nhau tốt nên chiến ở market nào cũng được
 
Bài viết chuyển đề sâu sắc, cũng như thể hiện được cái tâm và tầm của tác giả. Bác hằng ngày hoặc hàng week ra bài phân tích giốg bác Huy và bác Quyền đi bác! Em bán lúa theo bác! Em thì ai nói gì em đánh đó, em ngu lắm!haa
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên