Chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic

Chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic

Chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Các mô hình harmonic là một trong những chiến lược giao dịch nâng cao nhưng không có nghĩa là nó quá khó, không thể tiếp cận được. Các mô hình Harmonic tỏ ra khá hiệu quả trong bất kỳ thị trường nào, kể cả thị trường chứng khoán, Forex, hàng hóa, và phái sinh. Điều quan trọng là chúng ta chưa thể thuộc làu từng mô hình để giao dịch cho thực sự hiệu quả.

Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức về mô hình Harmonic cũng như cách tiếp cận nó dễ dàng và hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, những trader nào mong muốn sử dụng mô hình harmonic đều có thể áp dụng dụng vô tư mà không cần suy nghĩ nữa.

Đối với trường phái Harmonic này, chúng ta chỉ cần phân biệt 8 mô hình cơ bản này là đủ, còn các mô hình khác có thể tìm hiểu thêm:

1. Gartley

2. Butterfly (con bướm)

3. Crab (con cua)

4. Bat (con dơi)

5. Shark (con cá mập)

6. Cypher

7. ABCD

8. 3 Drive

Chỉ với 8 mô hình này, anh em đã có thể giao dịch hiệu quả rồi.

TƯ DUY GIAO DỊCH KHI SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH HARMONIC

Biết cách sử dụng các mô hình harmonic sẽ giúp bạn có nhiều lợi ích. Cụ thể, sẽ là một gợi ý hoặc là một bằng chứng quan trọng về sự đảo chiều xu hướng. Bình thường thì bằng nhiều phương pháp, chúng ta có thể xác định được sự đảo chiều, nhưng phải chờ có một tín hiệu sơ khởi, một tín hiệu khởi đầu cho sự đảo chiều đó. Harmonic sẽ cung cấp cho bạn những tín hiệu như vậy.

Thành thử, các mô hình Harmonic không phải là chén thánh, không phải cứ đúng tỷ lệ theo mô hình là chắc chắn giá sẽ đảo chiều. Đó là lý do phần lớn các trader áp dụng Harmonic không đúng cũng như xa rời nó vì cảm thấy nó không hiệu quả.

Harmonic muốn sử dụng đúng cách, cần phải kết hợp bối cảnh của thị trường và tín hiệu xác nhận từ các yếu tố khác như price action, volume, hoặc thậm chí là các chỉ báo.

Harmonic không phải là không chính xác, mà nó cần một sự xác nhận để chính xác.

VẼ CÁC MÔ HÌNH HARMONIC NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có hai cách, một là tự vẽ (tôi thích cách này hơn, vì nó gúp tôi chủ động và cảm nhận tốt hơn về xác suất thành công của mô hình Harmonic). Hai là bạn sử dụng indicator vẽ sẵn cho bạn nếu phát hiện có mô hình (ai cần thì comment)

Chúng ta sẽ sử dụng công cụ vẽ trong tradingview tại đây:

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-2.jpg


TỶ LỆ CỦA MÔ HÌNH CON BƯỚM

Trong các mô hình thì mô hình con bướm xuất hiện khá nhiều, do đó, tôi sẽ nói nhiều về mô hình này, các mô hình khác anh em áp dụng tương tự nhé.

Đầu tiên, chúng ta phải xác định cho đúng tỷ lệ các cạnh ABCD dựa vào cạnh XA:

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-3.png

Đây là mô hình Con bướm tăng.

Không cần phải kéo Fibo làm gì cho mệt, tradingview có sẵn thông số, anh em chỉ cần đo cho đúng là được. Cụ thể như sau:

1. Cạnh AB phải bằng 0.786 cạnh XA.

2. Cạnh BC phải bằng 0.382 - 0.886 cạnh AB.

3. Cạnh CD phải bằng 1.27-1.618 cạnh XA.

Nếu thỏa 3 điều kiện trên thì điểm D chính là gợi ý để bạn vào lệnh LONG. Dễ dàng đúng không.

Ngược lại với mô hình Con bướm giảm chúng ta cũng làm tương tự:

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-4.jpg

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH HARMONIC

Bước 1: Vẽ mô hình bằng công cụ trên Tradingview sao cho đúng tỷ lệ.

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-5.jpg


Như bạn đã thấy trên hình, các tỷ lệ đều đúng chuẩn của mô hình con bướm:

1. Cạnh AB = 0.856 cạnh XA

2. Cạnh BC = 1.044 cạnh AB

3. Cạnh CD = 1.573 cạnh XA

Như vậy, chúng ta đã có thể BUY được trong tình huống này.

Tín hiệu xác nhận trong tình huống này cũng chính là cây nến tạo cạnh CD. Bởi lẽ đây là một cây giảm ảo, kèm đuôi dài ở bên dưới, trader nhỏ lẻ đã quá hoảng loạn và bán tháo trong khi dòng tiền lớn đang tích cực gom mua từ họ và đẩy giá lên tạo đuôi nến khá dài. Vào lệnh BUY ở đây khá hợp lý.

Bước 2: Đặt stoploss cho hợp lý

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-6.jpg


Bước 3: Đặt takeprofit theo Fibonacci

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-7.jpg


Chúng ta sẽ có hai takeprofit:

1. Takeprofit thứ nhất sẽ bằng vớ stoploss.

2. Takeprofit thứ hai sẽ là mức 0.618 kẻ từ cạnh CD.

chien-luoc-giao-dich-hieu-qua-voi-mo-hinh-harmonic-8.jpg


Tôi vừa trình bày xong cách sử dụng mô hình Harmonic để giao dịch hiệu quả. Anh em có quan tâm đến mô hình này xin mời comment bên dưới để thảo luận thêm. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Kiếm được lợi nhuận hay giữ được lợi nhuận, điều nào quan trọng hơn ?
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bác cho mình hỏi là đo chiều dài các cạnh trong mô hình kia như thế nào vậy?
 
Các mô hình harmonic là một trong những chiến lược giao dịch nâng cao nhưng không có nghĩa là nó quá khó, không thể tiếp cận được. Các mô hình Harmonic tỏ ra khá hiệu quả trong bất kỳ thị trường nào, kể cả thị trường chứng khoán, Forex, hàng hóa, và phái sinh. Điều quan trọng là chúng ta chưa thể thuộc làu từng mô hình để giao dịch cho thực sự hiệu quả.

Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức về mô hình Harmonic cũng như cách tiếp cận nó dễ dàng và hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, những trader nào mong muốn sử dụng mô hình harmonic đều có thể áp dụng dụng vô tư mà không cần suy nghĩ nữa.

Đối với trường phái Harmonic này, chúng ta chỉ cần phân biệt 8 mô hình cơ bản này là đủ, còn các mô hình khác có thể tìm hiểu thêm:

1. Gartley

2. Butterfly (con bướm)

3. Crab (con cua)

4. Bat (con dơi)

5. Shark (con cá mập)

6. Cypher

7. ABCD

8. 3 Drive

Chỉ với 8 mô hình này, anh em đã có thể giao dịch hiệu quả rồi.

TƯ DUY GIAO DỊCH KHI SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH HARMONIC

Biết cách sử dụng các mô hình harmonic sẽ giúp bạn có nhiều lợi ích. Cụ thể, sẽ là một gợi ý hoặc là một bằng chứng quan trọng về sự đảo chiều xu hướng. Bình thường thì bằng nhiều phương pháp, chúng ta có thể xác định được sự đảo chiều, nhưng phải chờ có một tín hiệu sơ khởi, một tín hiệu khởi đầu cho sự đảo chiều đó. Harmonic sẽ cung cấp cho bạn những tín hiệu như vậy.

Thành thử, các mô hình Harmonic không phải là chén thánh, không phải cứ đúng tỷ lệ theo mô hình là chắc chắn giá sẽ đảo chiều. Đó là lý do phần lớn các trader áp dụng Harmonic không đúng cũng như xa rời nó vì cảm thấy nó không hiệu quả.

Harmonic muốn sử dụng đúng cách, cần phải kết hợp bối cảnh của thị trường và tín hiệu xác nhận từ các yếu tố khác như price action, volume, hoặc thậm chí là các chỉ báo.

Harmonic không phải là không chính xác, mà nó cần một sự xác nhận để chính xác.

VẼ CÁC MÔ HÌNH HARMONIC NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có hai cách, một là tự vẽ (tôi thích cách này hơn, vì nó gúp tôi chủ động và cảm nhận tốt hơn về xác suất thành công của mô hình Harmonic). Hai là bạn sử dụng indicator vẽ sẵn cho bạn nếu phát hiện có mô hình (ai cần thì comment)

Chúng ta sẽ sử dụng công cụ vẽ trong tradingview tại đây:

View attachment 60783

TỶ LỆ CỦA MÔ HÌNH CON BƯỚM

Trong các mô hình thì mô hình con bướm xuất hiện khá nhiều, do đó, tôi sẽ nói nhiều về mô hình này, các mô hình khác anh em áp dụng tương tự nhé.

Đầu tiên, chúng ta phải xác định cho đúng tỷ lệ các cạnh ABCD dựa vào cạnh XA:


Đây là mô hình Con bướm tăng.

Không cần phải kéo Fibo làm gì cho mệt, tradingview có sẵn thông số, anh em chỉ cần đo cho đúng là được. Cụ thể như sau:

1. Cạnh AB phải bằng 0.786 cạnh XA.

2. Cạnh BC phải bằng 0.382 - 0.886 cạnh AB.

3. Cạnh CD phải bằng 1.27-1.618 cạnh XA.

Nếu thỏa 3 điều kiện trên thì điểm D chính là gợi ý để bạn vào lệnh LONG. Dễ dàng đúng không.

Ngược lại với mô hình Con bướm giảm chúng ta cũng làm tương tự:


CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH HARMONIC

Bước 1: Vẽ mô hình bằng công cụ trên Tradingview sao cho đúng tỷ lệ.

View attachment 60786

Như bạn đã thấy trên hình, các tỷ lệ đều đúng chuẩn của mô hình con bướm:

1. Cạnh AB = 0.856 cạnh XA

2. Cạnh BC = 1.044 cạnh AB

3. Cạnh CD = 1.573 cạnh XA

Như vậy, chúng ta đã có thể BUY được trong tình huống này.

Tín hiệu xác nhận trong tình huống này cũng chính là cây nến tạo cạnh CD. Bởi lẽ đây là một cây giảm ảo, kèm đuôi dài ở bên dưới, trader nhỏ lẻ đã quá hoảng loạn và bán tháo trong khi dòng tiền lớn đang tích cực gom mua từ họ và đẩy giá lên tạo đuôi nến khá dài. Vào lệnh BUY ở đây khá hợp lý.

Bước 2: Đặt stoploss cho hợp lý

View attachment 60787

Bước 3: Đặt takeprofit theo Fibonacci

View attachment 60788

Chúng ta sẽ có hai takeprofit:

1. Takeprofit thứ nhất sẽ bằng vớ stoploss.

2. Takeprofit thứ hai sẽ là mức 0.618 kẻ từ cạnh CD.

View attachment 60789

Tôi vừa trình bày xong cách sử dụng mô hình Harmonic để giao dịch hiệu quả. Anh em có quan tâm đến mô hình này xin mời comment bên dưới để thảo luận thêm. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Kiếm được lợi nhuận hay giữ được lợi nhuận, điều nào quan trọng hơn ?
Rất cảm ơn bài viết của bác!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên