Cơ bản về mô hình nến Nhật

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Cơ bản về mô hình nến Nhật

Cơ bản về mô hình nến Nhật

admin

Administrator
Thành viên BQT
410
5,912
Nến tăng và nến giảm

Khi giá đóng cửa của nến cao hơn giá mở cửa thì nến được gọi là nến tăng và được thể biện bằng thân nến màu trắng hoặc xanh. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì nến được gọi là nến giảm và được thể hiện bằng thân nến màu đen hoặc đỏ.

Thân nến và bóng nến trên/ dưới


Vùng chữ nhật giữa giá mở cửa và đóng cửa của một phiên giao dịch được gọi làthân nến. Đường mảnh trông như bấc nến nằm ở trên và dưới thân nến được gọi làbóng. Bóng ở trên thân nến được gọi là bóng trên, điểm cao nhất của bóng trên được gọi là đỉnh của phiên giao dịch, và bóng ở dưới thân nến được gọi là bóng dưới, điểm thấp nhất của bóng dưới được gọi là đáy của phiên giao dịch.

Nến tăng


Khi đề cập đến phiên giao dịch dựa trên giao dịch theo ngày (sáng đến chiều), nhìn chung hai mốc thời điểm giao dịch đáng kể trong ngày là khi mở cửa và đóng cửa. Giá mở cửa và đóng cửa tạo ra thân nến; do đó, phần quan trọng nhất của nến là thân nến. Nhìn vào một cây nến, một người có thể nhanh chóng nhận ra trader mua rất nhiều trong ngày (bên mua nắm quyền kiểm soát trong phiên giao dịch) – nến có màu xanh, hoặc trader bán rất nhiều trong ngày (bên bán nắm quyền kiểm soát trong phiên giao dịch) – nến có màu đỏ. Nhìn vào kích thước thân nến, một trader có thể biết được bên mua đang chiếm ưu thế rõ rệt trong ngày giao dịch (một nến xanh dài) hoặc nắm quyền kiểm soát tương đối trong ngày (một nến xanh ngắn). Tương tự, nếu một trader thấy một nến đỏ dài, người đó sẽ nhận thấy áp lực bên bán áp đảo bên mua; tuy nhiên, nếu là một nến đỏ ngắn, thì trader thấy được phe bán chỉ nhỉnh hơn một chút so với phe mua. Tóm lại, thân nến sẽ tóm tắt kết quả của một giai đoạn giao dịch một cách trực quan – màu xanh = bên mua thắng phiên giao dịch, màu đỏ = bên bán thắng phiên giao dịch; và chiều cao của nến là khoảng dao động giá trong ngày.

Nến giảm


Steve Nison (1994) phát biểu rằng “để tạo ra một nến tăng có nghĩa, một vài trader giao dịch nến Nhật tin rằng thân nến phải dài hơn ít nhất ba lần thân nến trước đó” (p. 20). Roads (2008) cho rằng: “xác định vùng tạo ra bởi khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu nó chiếm 90% của vùng tạo ra bởi giá đỉnh và giá đáy, bạn sẽ có một cây nến tăng dài” (p. 76). Một định nghĩa khác là: “Đó là khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khi thân nến dài hơn mỗi bóng, khi thân nến dài hơn kích thước trung bình của thân các cây nến trước đó” (ThinkorSwim, 2011).

Nến Marubozu tăng


Có nhiều phiên bản khác nhau của một nến tăng. Đầu tiên là nến tăng rất mạnh được gọi là nến tăng marubozu. Dịch tương đối của từ “marubozu” là “trọc hoặc ít tóc” (Rhoads, 2008, p. 74). Một marubozu có ít tóc hoặc trọc là bởi gì nến marubozu không có hoặc có rất ít bóng nến trên hoặc dưới. Đây là dạng mạnh nhất của nến tăng vì phe mua thắng thế từ đầu đến cuối phiên; phe bán không thể đẩy giá xuống thấp hơn giá mở cửa và phiên kết thúc khi bên mua vẫn còn đang kiểm soát và còn đẩy giá cao hơn nữa.

Nến Marubozu tăng không bóng trên


Một phiên bản tăng ít hơn, nhưng vẫn là nén tăng, gọi là nến marubozu tăng không bóng trên. Với nến này, trong phiên giao dịch, phe bán có thể đẩy giá xuống thấp hơn giá mở cửa để tạo ra đáy mới; tuy nghiên, phe mua trở lại và chiếm ưu thế để đẩy giá lên cao cho đến cuối ngày. Nến marubozu đóng không có bóng nến trên vì giá đóng nến cũng chính là giá đỉnh của phiên giao dịch.

Nến Marubozu tăng không bóng dưới


Phiên bản cuối của nến marubozu tăng là marubozu tăng không bóng dưới. Nến này sau khi có giá mở cửa thì giá tăng cao trong suốt phiên, không bao giờ giảm xuống dưới giá mở cửa. Một chút không may cho bên mua, giá tăng đến một mức thì phe bán trở lại đã đủ mạnh để đẩy giá xuống thấp để tạo thành giá đóng cửa. Điều này có nghĩa phe bán có đủ khả năng đẩy giá thấp hơn nên mô hình nến này không tăng nhiều bằng marubozu thông thường là nến có phe mua kiểm soát khi mở phiên và cũng kiểm soát khi đóng phiên.

Nến Marubozu giảm


Ngược lại, nến marubozu giảm xuất hiện khi giá bắt đầu mở cửa và ngay lập tức có một lực bán, và áp lực của bên bán tiếp tục đến khi đóng phiên và tạo ra giá đóng cửa cũng chính là giá đáy. Nến marubozu giảm không có bóng nến trên và dưới.

Nến Marubozu có bóng trên


Sau khi nến marubozu giảm có bóng trên mở cửa, trong phiên giao dịch bên mua có thể đẩy giá lên cao hơn giá mở cửa và tạo ra bóng trên; tuy nhiên, bên bán lấy lại ưu thế trong phần còn lại của phiên, và bên bán đã đẩy giá xuống mạnh và tạo giá đóng cửa cũng chính là giá đáy.

Nến Marubozu giảm có bóng dưới


Mặc dù vẫn là nến giảm mạnh, nến marubozu giảm có bóng dưới không mạnh bằng hai nến marubozu trước đó vì trong phiên giao dịch, bên mua có thể kháng cự lại bên bán, do đó đẩy giá đóng cửa cao hơn giá đáy

Thông thường, một nến đơn không đủ thông tin để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, có những mô hình mà một nến đơn vẫn có thể cho thấy sự xác nhận đường hỗ trợ hoặc kháng cự, một xu hướng, một dịch chuyển trung bình, hoặc một phá ngưỡng.
Nến tăng xác nhận vùng hỗ trợ


Biểu đồ trên của S&P 500 Exchange Traded Fund (ETF) đường hỗ trợ màu xanh được xác nhận với nến tăng dài. Có thể suy ra từ những nến tăng dài này rằng phe mua đang kiểm soát hoàn toàn thị trường tại mức giá quanh vùng hỗ trợ. Một trader am hiểu sẽ nhận ra hai nến tăng mạnh sẽ tạo ra mô hình đáy đôi ( hai đáy - double bottom)

Nến giảm xác nhận vùng kháng cự


Biểu đồ trên của Energy SPDR ETF (XLE) cho thấy bất cứ khi nào giá chạm vào vùng kháng cự, được thể hiện bằng đường màu xanh, phe gấu sẽ nhảy vào để bán và tạo ra nến giảm mạnh làm giá đi xuống khỏi vùng kháng cự. Có thể suy ra từ biểu đồ rằng phe mua không thể hoặc không sẵn sàng đẩy giá lên cao hơn vùng kháng cự hoặc phe mua cảm thấy bị áp đảo bởi lực bán của phe bán. Dù thế nào, đường kháng cự vẫn được bảo toàn và không bị ảnh hưởng.

Nến tăng xác nhận xu hướng tăng


Biểu đồ trên của chỉ số Dow Jones Industrial Index ETF (DIA) cho thấy mỗi lần giá chạm đường xu hướng màu xanh thì có một nến tăng mạnh tạo ra. Phe bò sẵn sàng mua Dow Jones Industrial index tại đường xu hướng này và không làm cho đường này bị phá. Tương tự, phe gấu không sẵn sàng hoặc không thể bán tại vùng đường xu hướng tăng, do đó đường này vẫn được giữ vững.

Nến giảm xác nhận xu hướng giảm


Nhận thấy ở biểu đồ trên của Silver ETF (SLV) khi giá di chuyển lên cao và chạm đường xu hướng giảm màu xanh thì sẽ có một nến giảm mạnh. Thực ra, mỗi nến giảm mạnh tại đường xu hướng giảm sẽ đưa giá về sau xuống thấp hơn trong ít nhất một tuần.

Nến tăng xác nhận đường trung bình


Nến tăng có thể được dùng để xác nhận giá trị của đường trung bình (moving average - MA) hỗ trợ. Biểu đồ trên của Energy SPDR Index ETF (XLE), đường trung bình đơn giản ( SMA) 50 ngày được xác nhận nhiều lần bởi nến tăng dài. Mỗi khi giá di chuyển tới đường trung bình 50 ngày, phe mua xuất hiện đẩy giá lên cao và tạo xa xu hướng tăng nhiều tuần sau đó trước khi trở lại đường trung bình để đường này một lần nữa được giữ vững bởi một nén tăng mạnh.

Nến tăng phá ngưỡng kháng cự


Một nến tăng mạnh đi qua đường kháng cự là dấu hiệu vùng kháng cự đã bị phá vỡ. Đặc biệt khi kết hợp với khối lượng giao dịch lớn, một nến tăng mạnh đi xuyên qua đường kháng cự cho tín hiệu một xu hướng tăng sắp hình thành. Đường kháng cự tồn tại 7 tháng của Gold ETF (GLD) bị phá vỡ với một nến tăng mạnh. Phe bán đã không thể chống lại áp lực quá mạnh của bên mua, và trong những tháng kế tiếp xu hướng hầu như tăng dần.

Nến giảm phá ngưỡng hỗ trợ


Biểu đồ trên của S&P 500 ETF (SPY) cho thấy một nến giảm mạnh đâm xuyên qua đường hỗ trợ và đóng nến ở dưới đường hỗ trợ. Thực ra nến phá vùng hỗ trợ chính là nến marubozu giảm không có bóng dưới, nghĩa là phe bán đã đẩy giá xuống thấp tận cùng của xu hướng, phe mua không thể hoặc không sẵn sàng nhảy vào để mua tại vùng hỗ trợ như họ đã làm trước đây. Đây là một dấu hiệu cho thấy trạng thái đã dần thay đổi và được xác nhận bởi một vài nến giảm liên tục trong những ngày tiếp theo. Cũng cần nhận thấy nến tăng sau đó không thể đẩy giá cao hơn đường hỗ trợ. Do đó, phe gấu đã sẵn sàng để đặt lệnh bán để bảo vệ đường hỗ trợ trong quá khứ mà giờ đây đã trở thành đường kháng cự.

Nến tăng tạo ra vùng hỗ trợ mới


Thỉnh thoảng có một lực mua mạnh khiến giá đi lên, kết quả là một nến tăng dài đã tăng quá mức, di chuyển quá mạnh và quá nhanh và trở nên quá mua. Tuy nhiên, có đôi lúc nến tăng mạnh tạo ra vùng hỗ trợ cho khoảng giá này. Biểu đồ trên của Gold ETF (GLD) cho thấy nến tăng dài tạo ra hai vùng hỗ trợ giá. Như đã nói trước đây, một nến tăng mạnh được tạo ra khi giá đạt tới mốc bên bán cảm thấy tự tin để mua và bên bán không sẵn sàng hoặc không đủ khả năng đẩy giá xuống thấp. Khi giá sau đó có đạt tới mức này một lần nữa, phe mua vẫn cảm thấy tự tin để mua, do đó xác nhận luôn vùng hỗ trợ.

Nến giảm tạo ra vùng kháng cự mới


Nến giảm dài thường là do quá bán và do đó tạo ra sự đảo chiều tăng giá. Tuy nhiên, giá mở cửa của một nến giảm dài có thể được xem như một một mức kháng cự mới. Có thể suy ra từ một nến giảm mạnh, phe bán khá tự tin khi bán ở vùng giá mở cửa của cây nến giảm mạnh. Thêm vào đó, bên mua không thể hoặc không sẵn sàng để mua và do đó bên bán có thể đẩy giá xuống dễ dàng mà không gặp trở ngại nào trong suốt ngày giao dịch. Khi giá bắt đầu di chuyển lên cao và sau một thời gian đã chạm tới mức được hình thành bởi nến giảm mạnh trước đây, và cũng tương tự bên bán đã tạo một lực bán mạnh và bên mua không thể đẩy giá cao hơn. Do đó, vùng kháng cự mới được hình thành. Biểu đồ trên của Utility SPDR (XLU) minh họa giá mở cửa của nến giảm dài tạo ra vùng kháng cự cho giá sau này.

Tham khảo
  1. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
  2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
  3. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
  4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
  5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
Nguồn Finvids.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 457 Xem / 20 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 17 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,444 Xem / 1,065 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 70 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên