Công dụng và chức năng của 7 chỉ báo thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật!

Công dụng và chức năng của 7 chỉ báo thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật!

Công dụng và chức năng của 7 chỉ báo thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật!

namthang

Editor
Trial mod
2,986
16,044
Hello các anh em bằng hữu!

Hẳn là chúng ta vẫn đang sử dụng các indicator hàng ngày tuy nhiên việc hiểu được công dụng và chức năng chính của những chỉ báo đó thì không phải ai cũng làm được. Trên trang twitter của mình thì trader Steve Burns (Mình vẫn hay gọi vui là anh Burns Râu :D), chủ của blog newtraderu đã phân loại một số chỉ báo chính và chức năng của chúng.

upload_2021-8-3_18-41-33.png

Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp anh em phần nào hiểu được những chức năng của các chỉ báo mà mình đang sử dụng:

1. MACD - Price Swing:


upload_2021-8-3_17-33-32.png


MACD, viết tắt của trung bình động hội tụ / phân kỳ, là một chỉ báo giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giá chứng khoán, được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970. Nó được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng trong giá cổ phiếu.

Chỉ báo này được dùng để xác định Price Swing rất hữu hiệu. Khi đường MACD cắt lên trên mức 0, khả năng cao là một swing low đã được xác nhận. Khi đường MACD cắt xuống dưới mức 0, khả năng một swing high đã được xác nhận.

2. RSI - Quá mua / Quá bán


upload_2021-8-3_18-1-14.png


RSI thường là chỉ báo được sử dụng để xác định các ngưỡng quá mua / quá bán. Khi RSI rơi vào vùng quá mua, giá thường sẽ tạo các đỉnh ngắn hạn và ngược tại.

Tuy nhiên, anh em cũng hãy lưu ý rằng, việc giá rơi vào các vùng quá độ này cũng là thời điểm mà giá có xung lượng mạnh nhất!

3. Dải Bollinger - Xác định phạm vi giá:


upload_2021-8-3_18-7-2.png


Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật do John Bollinger phát minh trong thập niên 1980 cũng như được chính ông đăng ký thương hiệu vào năm 2011.

Dải Bollinger là một công cụ rất tốt để chúng ta xác định vùng phạm vi của giá, trong cả 2 dạng thị trường có xu hướng và không xu hướng:
  • Trong giai đoạn không xu hướng, dải Bollinger nằm ngang và phạm vi giá chính là dải trên và dải dưới của Bands.
  • Khi dải Bollinger mở rộng, thị trường cho dấu hiệu thoát khỏi vùng đi ngang, và xu hướng mới là xu hướng mà giá hiện tại đang nằm (dải trên hoặc dải dưới)
  • Trong giai đoạn thị trường có xu hướng, phạm vi giá chính là (dải trên+ dải giữa) trong xu hướng tăng và (dải dưới + dải giữa ) đối với xu hướng giảm.
Trong thị trường xu hướng, anh em có thể mua hoặc bán khi giá chạm vào dải giữa của BB. Trong thị trường không xu hướng, anh em có thể mua hoặc bán khi giá chạm vào dải trên và dải dưới của BB

4. ATR - Đo lường mức độ biến động:


upload_2021-8-3_18-15-15.png


ATR là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi J. Welles Wilder. Chỉ báo này không cung cấp xu hướng giá mà chỉ đơn giản là mức độ biến động của giá.

Như trên hình anh em có thể thấy, khi ATR tăng, mức độ biến động sẽ tăng lên cực đại và ngược lại!

5. ADX - Đo lường sức mạnh của một xu hướng:


upload_2021-8-3_18-23-48.png


Đây cũng là một chỉ báo được phát triển vào năm 1978 bởi J. Welles Wilder. Chỉ báo ADX là chỉ báo để đo lường sức mạnh của xu hướng. ADX>50 thì xu hướng sẽ được coi là đạt cực đại

Các đường kẻ đỏ trong hình phía trên là những thời điểm mà một xu hướng đạt sức mạnh cực đại. Một số nhà giao dịch sẽ tận dụng chỉ báo này để giao dịch theo xu hướng. Giả sử: Sau lần đầu tiên chỉ báo cho thấy xu hướng đạt sức mạnh cực đại trong khi hành động giá tạo nên cấu trúc đỉnh + đáy cao dần, họ sẽ tìm cách để "buy on dips" và ngược lại.

6. Kênh Keltner - Đo lường sự mở rộng của giá từ mức trung bình:


upload_2021-8-3_18-32-35.png


Kênh Keltner là một chỉ báo được đặt theo tên của Chester W. Keltner - một nhà phân tích kỹ thuật lẫy lừng và là cha đẻ của chỉ báo.

Một số nhà giao dịch coi việc đóng cửa trên đường biên trên là một tín hiệu tăng giá mạnh mẽ (giá tăng mạnh so với mức trung bình) hoặc đóng cửa dưới đường biên dưới là một tín hiệu giảm giá mạnh (giảm mạnh so với mức trung bình). Họ sẽ mua hoặc bán theo xu hướng tương ứng, nhưng có lẽ họ sẽ cần thêm các phương pháp khác để kết hợp với chỉ báo này.

7. Đường trung bình động - Đo lường xu hướng:


upload_2021-8-3_18-37-31.png


Đường trung bình (MA) thì có lẽ là một công cụ không còn xa lạ với anh em nữa rồi. Đây là 1 công cụ mà mình vẫn thường hay viết bài hàng ngày.

Công cụ này khá đơn giản, một đường trung bình dốc xuống và giá nằm dưới đường trung bình là 1 tín hiệu của xu hướng giảm. Đường trung bình đi ngang là thị trường không có xu hướng và đường xu hướng dốc lên là 1 thị trường có xu hướng. Tương ứng với từng xu hướng, các đường trung bình sẽ luân phiên làm nhiệm vụ hỗ trợkháng cự. Các đường MA9, 13 thường được xem là thể hiện xu hướng ngắn hạn. Các đường MA20, 50 thường đại diện cho xu hướng trung hạn và MA100, 200 thường sẽ đại diện cho xu hướng dài hạn!

Tham khảo: twitter​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên