Đâu là 10 Mô hình biểu đồ mà mọi nhà giao dịch cần thông thạo?

Đâu là 10 Mô hình biểu đồ mà mọi nhà giao dịch cần thông thạo?

Đâu là 10 Mô hình biểu đồ mà mọi nhà giao dịch cần thông thạo?

namthang

Editor
Trial mod
3,041
16,176
Xin chào cả nhà,

Dưới đây là 10 mô hình biểu đồ được đề xuất bởi Trader chuyên nghiệp Julian Komar, được anh đăng trên twitter của mình:

upload_2021-4-25_17-47-4.png

1/ Mô hình Cốc và Tay cầm:


Mô hình cốc và tay cầm trên biểu đồ có hình dạng tương tự như một chiếc cốc với tay cầm, trong đó cốc có hình chữ "U" và tay cầm có độ dốc xuống nhẹ. Phía bên phải của mô hình thường có khối lượng giao dịch thấp và có thể diễn ra ngắn từ 7 tuần hoặc dài tới 65 tuần.

Dưới đây là mô hình cốc và tay cầm trên đồ thị cổ phiếu Brown & Brown:

upload_2021-4-25_17-49-46.png


2/ Mô hình VCP:


Mô hình thu hẹp biến động – Volatility Compression Patterns (VCP) là một mô hình tăng giá hiệu quả được giới thiệu bởi Mark Minervini qua cuốn sách “ Think & Trade like a champion” và là một trong những mô hình được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Mô hình này không chỉ đưa ra dự đoán về xu hướng tăng của giá, mà còn gợi ý được các mốc giá mục tiêu ngắn hạn và ngưỡng cắt lỗ với tỉ lệ lợi nhuận/ rủi ro hấp dẫn.

Để phát hiện mẫu hình thu hẹp biến động, chúng ta cần chú ý tới các vùng nền có các đỉnh thẳng hàng đóng vai trò như kháng cự gần nhất cho giá. Phía trong mẫu hình VCP, biến động của giá thu hẹp dần từ trái sang phải như hình dưới đây.

upload_2021-4-25_17-54-4.png


Dưới đây là một ví dụ với cổ phiếu PLX trong quá khứ:

upload_2021-4-25_17-55-14.png


3/ Mô hình Hai đỉnh/Hai đáy:


Mô hình hai đỉnh/hai đáy là một mô hình trong phân tích kĩ thuật. Trong một thị trường có xu hướng, giá tạo hai đỉnh/đáy liền kề với mức giá gần giống nhau, phần đáy/đỉnh trung tâm nằm trên đường viền cổ (neckline) thể hiện mức hỗ trợ/ kháng cự. Mô hình hai đỉnh báo hiệu giá có thể sẽ đảo chiều giảm sau một sau một chu kì tăng và ngược lại với mô hình hai đáy. Dưới đây là ví dụ về mô hình hai đáy trên đồ thị giá Vàng:

upload_2021-4-25_18-1-2.png


4/ Mô hình Đỉnh/Đáy Tròn:


Mô hình đỉnh/đáy tròn là một mô hình giá được sử dụng trong phân tích kĩ thuật. Mô hình này được xác định bởi các đỉnh/đáy tạo thành một đường cong dốc xuống/lên. Mô hình đỉnh/đáy tròn thường hình thành vào cuối một xu hướng tăng/giảm mở rộng và mô hình này thể hiện một sự đảo chiều giá trong dài hạn.

Dưới đây là mô hình đáy tròn xuất hiện trên đồ thị Bitcoin:

upload_2021-4-25_18-6-5.png


5/ Mô hình nền phẳng:


Mô hình nền phẳng là mô hình rất quan trọng cần nắm. Đây là một mô hình tích lũy trước khi giá bắt đầu một chu kì tăng giá mạnh mẽ hoặc có thể xuất hiện khi cổ phiếu đang trong xu hướng.

Mô hình nền phẳng rất đơn giản và dễ nhận biết. Đó là giá đi ngang và dao động trong một vùng nằm giữa kháng cựhỗ trợ mạnh. Vùng giá này được xác định bởi 2 đường ngang hỗ trợkháng cự. 2 đường này phải được chạm ít nhất 2 lần.

Điểm cần chú ý ở mô hình chính là Khối lượng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự tin cậy của mô hình cũng như breakout hay breakdown mô hình. Khối lượng của mô hình thường thấp hơn trung bình thể hiện sự cạn kiệt.

Dưới đây là mô hình nền phẳng trong đồ thị công ty Kinh Bắc (KBC):

upload_2021-4-25_18-13-5.png


6/ Mô hình lá cờ cao và chặt:


Mô hình lá cờ cao và chặt là mô hình được khai phá bởi "thánh mô hình biểu đồ" Thomas Bulkowski. Đây là mô hình có các đặc điểm nhận diện như sau:
  • Xu hướng trước mô hình: Tăng. Giá phải tăng ít nhất 90% kể từ đáy thấp nhất trong vòng 2 tháng hoặc ít hơn
  • Hình dạng: Lá cờ, có thể là 1 hình chữ nhật đi ngang/nêm (pennant)/tam giác tăng (ascending triangle)
  • Khối lượng: giảm dần
  • Xác nhận: Mô hình được xác nhận là hợp lệ khi giá phá vỡ đỉnh cao nhất của phần cán cờ.
Dưới đây là mô hình lá cờ cao và chặt trên đồ thị Bitcoin:

upload_2021-4-25_18-25-20.png


7/ Mô hình tam giác tăng/giảm:


Mô hình tam giác tăng/giảm là một mô hình biểu đồ được sử dụng trong phân tích kĩ thuật, được tạo ra bởi một kháng cự/ hỗ trợ nằm ngang theo các đỉnh/đáy đảo chiều và một đường xu hướng tăng/giảm được hình thành theo các đáy đảo chiều. Hai đường này tạo thành một hình tam giác. Các nhà giao dịch thường theo dõi các điểm đột phá từ các mô hình tam giác này để quyết định hướng giao dịch.

Dưới đây là mô hình Tam giác tăng trên đồ thị GBP/JPY:

upload_2021-4-25_18-32-38.png


8/ Mô hình Vai, Đầu, Vai:


Mô hình Vai, đầu, Vai là một biểu đồ có ba đỉnh, hai đỉnh bên ngoài có chiều cao gần bằng nhau và đỉnh giữa là cao nhất. Đường kẻ được nối từ 2 đáy phía bên dưới được gọi là đường viền cổ. Trong phân tích kĩ thuật, mô hình vai, đầu, vai đại diện cho sự đảo ngược của xu hướng.

Dưới đây là mô hình Vai, Đầu, Vai trên đồ thị GBP/JPY:

upload_2021-4-25_18-36-37.png


9/ Mô hình Nêm tăng/giảm:


Mô hình Rising Wedge (mô hình nêm tăng) là một đồ thị báo hiệu xu hướng đảo chiều, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần đáy và thu hẹp biên độ dần khi tăng cao hơn. Hình dạng mô hình như cái nêm hướng lên khi các điểm giá cao nhất và thấp nhất chạy theo một kênh giá hội tụ dần. Điều ngược lại xảy ra với mô hình Nêm giảm.

Dưới đây là mô hình Nêm tăng trên đồ thị Bitcoin:

upload_2021-4-25_18-41-33.png


10/ Mô hình Cờ đuôi nheo:


Mô hình cờ đuôi nheo là một dạng mô hình tiếp diễn trong phân tích kĩ thuật, hình thành khi giá có chuyển động lớn theo xu hướng (còn được gọi là cột cờ - flagpole), sau đó là giai đoạn đi ngang với các đường xu hướng hội tụ theo sau bởi một sự phá vỡ kháng cự/ hỗ trợ (breakout) cùng hướng với chuyển động lớn ban đầu.

Dưới đây là mô hình cờ đuôi nheo trên đồ thị cổ phiếu công ty An Tiến (HII):

upload_2021-4-25_18-45-13.png


Trên đây là 10 mô hình biểu đồ được giới thiệu bởi Trader Julian Komar trên twitter, mời cả nhà cùng tham khảo ạ!

Nguồn: Twitter​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Cảm ơn chủ thớt. tớ cũng mới vào HII theo mô hình luôn , vào đúng điểm breakout với vol lớn !
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên