Dầu thô trước quyết định cắt hạn ngạch của OPEC+

Dầu thô trước quyết định cắt hạn ngạch của OPEC+

Dầu thô trước quyết định cắt hạn ngạch của OPEC+
414
926
Giá dầu thô trong tuần qua đã tăng gần 11% trước quyết định cắt sản lượng một cách quyết liệt của khối OPEC+. Trong ngắn hạn, giá dầu thô dự kiến sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ từ việc OPEC+ đã thống nhất việc cắt hạn ngạch đi 2 triệu thùng/ngày và giữ mức sản lượng hiện tại cho đến tháng 12/2023. Đồng thời, xu hướng chuyển đổi khí dầu ở châu Âu trong bối cảnh mất đi nguồn cung khí chủ đạo từ Nga cũng đóng vai trò là một yếu tố tích cực cho giá dầu thô. Tuy nhiên, đà tăng của dầu thô sẽ tiếp tục bị kiềm hãm bởi triển vọng kinh tế vĩ mô tiêu cực, đặc biệt là khi nó kết hợp với các nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm kiềm chế giá dầu, ngăn cản lạm phát tăng tốc trở lại.

Tồn kho dầu thô Mỹ giảm 0.31% trong tuần, hỗ trợ nhẹ cho giá dầu thô


Tính đến ngày 30/09, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ (không bao gồm dầu trong SPR) giảm 1.4 triệu thùng so với tuần trước. Ở mức 429.2 triệu thùng, dự trữ dầu thô của Mỹ thấp hơn khoảng 3% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm. Tồn kho xăng động cơ giảm 4.7 triệu thùng so với tuần trước và thấp hơn khoảng 9% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm. Dự trữ nhiên liệu chưng cất đã giảm 3.4 triệu thùng trong tuần trước và thấp hơn khoảng 21% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm.

upload_2022-10-6_22-2-3.png

Tổng sản phẩm được phân phối trong giai đoạn 4 tuần qua, một thước đo cho nhu cầu tiêu thụ dầu thô, đạt trung bình 20 triệu thùng/ngày, giảm 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tuần qua, sản phẩm xăng động cơ được phân phối đạt trung bình 8.8 triệu thùng ngày, giảm 4.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhiên liệu chưng cất được cung cấp trung bình 3.7 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, giảm 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà máy lọc dầu hoạt động với 91.3% công suất khả dụng trong tuần trước.

upload_2022-10-6_22-2-37.png

Hỗ trợ từ quyết định cắt hạn ngạch đi 2 triệu thùng/ngày của khối OPEC+


OPEC+ đã đồng ý cắt giảm hạn ngạch sản xuất dầu thô một cách mạnh mẽ vào thứ Tư. Lãnh đạo OPEC là Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày - tương đương 2% nguồn cung toàn cầu - là cần thiết để đối phó với việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và một nền kinh tế toàn cầu suy yếu hơn. Mức hạn ngạch hiện tại sẽ kéo dài từ tháng 11/2022 tới tháng 12/2023.

upload_2022-10-6_22-3-8.png


Việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày được dựa trên mức hạn ngạch hiện tại, có nghĩa là mức cắt giảm thực tế sẽ ít hơn vì OPEC+ gần đây vẫn sản xuất thiếu một lượng 3.6 triệu thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng trong tháng Tám. Theo đó, Hoàng tử Abdulaziz – Bộ trưởng dầu thô Saudi Arabia, cho biết mức cắt giảm thực tế sẽ rơi vào khoảng 1.0-1.1 triệu thùng/ngày.

Ngoài ra, sau lần họp cuối cùng của năm 2022 vào ngày 04/12, kể từ 2023 các cuộc họp JMMC (tương đương với ban kĩ thuật OPEC+) sẽ được tổ chức hai tháng một lần, và cuộc họp OPEC+ chính quyết định sản lượng sẽ được chuyển sang tổ chức sáu tháng một lần.

Quyết định cắt sản lượng đi 02 triệu thùng/ngày từ OPEC+ đang dần hé lộ một cục diện tăng trưởng tích cực cho giá dầu thô trải dần từ Quý 4 năm 2022 đến năm 2023. Sự kiện tiếp theo cần chờ đợi là sự công bố OSP (giá bán chính thức) từ Saudi Aramco. Theo thông lệ, giá OSP được đặt ra bởi Saudi Aramco sẽ được xem là mức tiêu chuẩn để các nước khác trong OPEC thiết đặt mức giá bán chính thức của mình. Nếu mức OSP được điều chỉnh tăng hoặc giữ nguyên không đổi so với tháng 09 thì cục diện bullish sẽ được củng cố thêm.

Áp lực từ phản ứng của Mỹ trước quyết định của OPEC+ và kinh tế vĩ mô


Đứng trước quyết định cắt sản lượng của OPEC+, Nhà Trắng đã có phát ngôn về việc bán 10 triệu thùng từ SPR trong tháng 11. Đây sẽ là lần bán cuối cùng trong gói 180 triệu thùng SPR đã bắt đầu vào tháng 05. Ngoài ra, chính quyền Biden còn cho biết thêm rằng họ có thể sẽ tiếp tục bán nhiều hơn nếu cần thiết. Hơn thế nữa, Nhà Trắng cho biết Mỹ có kế hoạch nới lỏng cấm vận đối với Venezuela, cho phép Chevron bơm dầu. Đây đều là những kế hoạch chuẩn bị từ phía Mỹ cho việc nguồn cung dầu thô trên thị trường thiếu hụt sau quyết định cắt sản lượng của OPEC+.

Những động thái can thiệp này từ phía Mỹ mang tính chất kiềm hãm đà tăng của dầu thô. Ngoài ra, nền kinh tế sẽ là yếu tố chi phối giá dầu trong thời gian ngắn hạn. Đối với Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 11 và 50 điểm cơ bản vào tháng 12. Chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục hỗ trợ đồng USD. Chỉ số US Dollar Index, tuần trước đã giảm xuống 112.17 sau khi đóng cửa tuần trước ở 113.10, nhưng vẫn ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2002. Đồng USD mạnh đang gây thêm áp lực lên nền kinh tế của các nước khác vì nó làm trầm trọng các khoản nợ niêm yết bằng USD và đồng thời làm giá các loại hàng hóa được niêm yết bằng USD trở nên đắt hơn tương đối so với đồng tiền của các nước nhập khẩu.

Về phía EU, lạm phát ở Đức đã tăng lên 10% vào tháng 9 từ mức 7.9% trong tháng 8 và được thúc đẩy bởi giá năng lượng cao hơn 43.9% so với tháng 9 năm 2021. Nền kinh tế Đức dự kiến sẽ suy thoái trong thời gian còn lại của năm và qua năm 2023 với mức giảm 0.4% theo Dự báo Kinh tế Chung của Đức. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang bị cản trở bởi các hạn chế liên quan đến COVID-19 và lĩnh vực bất động sản có đòn bẩy cao. Theo Goldman Sachs, các thành phố đang trải qua nha những hạn chế do COVID-19 vẫn chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Trong khi dữ liệu mới nhất về sản lượng của nhà máy và doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến, dữ liệu PMI mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy ngành dịch vụ đã giảm từ 51.9 xuống 48.9 trong tháng 9. Dự kiến ngay cả khi các hạn chế COVID-19 được gỡ bỏ, khó có khả năng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi khi nền kinh tế của hai đối tác thương mại lớn - châu Âu và Mỹ - đều đang chậm lại.

Về phân tích kỹ thuật


upload_2022-10-6_22-4-16.png


Giá dầu trên đồ thị Daily, sau khi đã phá vỡ mức kháng cự 86.00 thì đang tăng hướng về biên trên của kênh giảm giá. Giá đã giao dịch trên 2 đường MA cho thấy một xu hướng tăng. Tuy nhiên giá cần phải breakout biên trên này của kênh giảm, và mục tiêu tăng gần nhất nữa là mức kháng cự 95.50 mà giá cần phải bứt phá qua 2 mức này thì mới có thể bàn đến câu chuyện tăng giá dài hạn. Tại vùng giá hợp lưu cùng với mức kháng cự 95.50 và biên trên của kênh giảm sẽ là nơi thử thách những người đầu cơ giá dầu lên. Nếu giá không thể bứt phá qua vùng giá này thì giá được kỳ vọng giảm về đến hỗ trợ 82.50. Nếu giá bứt phá qua vùng giá này thì kỳ vọng một sóng tăng giá về đến mức kháng cự 100-110.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 273 Xem / 30 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 79 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 354 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 240,423 Xem / 1,088 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 251 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên