Death Cross - Giao cắt tử thần - là gì? Death Cross có ý nghĩa gì với Trader?

Death Cross - Giao cắt tử thần - là gì? Death Cross có ý nghĩa gì với Trader?

Death Cross - Giao cắt tử thần - là gì? Death Cross có ý nghĩa gì với Trader?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,192
153,379

Death Cross là gì?


Death Cross - điểm giao cắt tử thần - là điểm xảy ra giao cắt xuống giữa đường trung bình động ngắn hạn - moving average (MA) và đường trung bình động dài hạn hoặc giao cắt xuống một mức hỗ trợ nào đó trên biểu đồ giá của một sản phẩm tài chính.

death-cross-la-gi-traderviet.jpg

Death Cross thường báo hiệu một xu hướng giảm đã được hình thành. Nếu có khối lượng giao dịch hỗ trợ (khối lượng giao dịch tăng trong xu hướng giảm) thì đó sẽ là dấu hiệu xác nhận mạnh hơn cho xu hướng giảm.

Đường trung bình động dài hạn bây giờ sẽ đóng vai trò là kháng cự khi giá tăng lên và chạm vào đây

Trái ngược với Death Cross là Golden Cross - điểm giao cắt vàng

Phân tích cụ thể hơn về Death Cross


Death Cross có thể xuất hiện trên biểu đồ của một mã cổ phiếu đơn lẻ, hoặc một chỉ số chứng khoán, một cặp tiền trên thị trường forex, trái phiếu... Như đã nói, Death Cross xuất hiện khi một đường trung bình động ngắn hạn (giả sử là MA 50) cắt xuống 1 đường trung bình động dài hạn (giả sử MA 200).

Nguồn gốc của tên Death Cross là do hình dạng chữ X khi xảy ra giao cắt của 2 đường trung bình động, đồng thời sau giao cắt này thì giá thường giảm sâu hơn, đầy vẻ "chết chóc" cho nhà đầu tư.

Sử dụng Death Cross để trading như thế nào?


Cặp MA mà giới đầu tư tài chính tại Wall Street thường sử dụng là MA 50 và MA 200. Nếu MA 50 death cross với MA 200 thì giới phân tích thường cho rằng thị trường sẽ điều chỉnh sâu hơn. Lưu ý xu hướng giảm này cần sự hỗ trợ của khối lượng giao dịch. Nếu giá càng giảm và khối lượng giao dịch càng tăng thì đó là dấu hiệu của một xu hướng giảm khá rõ. Trong những giai đoạn này, phương pháp giao dịch hiệu quả là bán thuận theo xu hướng.

Đối với day trader - trader lướt sóng trong ngày - thì death cross có thể được tạo ra từ những MA ngắn hạn hơn, ví dụ MA 5, MA 8... cắt xuống so với các MA dài hạn hơn như MA 21, MA 34...

Ngoài ra, death cross có thể được sử dụng cho các indicator khác mà bạn dùng như MACD, RSI...

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 14 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 711 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,230 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên