Đi tìm những khoản đầu tư tốt nhất trong thời kỳ lạm phát cao - Lịch sử nói lên điều gì?

Đi tìm những khoản đầu tư tốt nhất trong thời kỳ lạm phát cao - Lịch sử nói lên điều gì?

Đi tìm những khoản đầu tư tốt nhất trong thời kỳ lạm phát cao - Lịch sử nói lên điều gì?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,125
29,786
Trong bài viết này chúng ta cùng theo chân Frank Holmes nhìn lại lịch sử và tìm kiếm những khoản đầu tư tốt nhất trong thời kỳ lạm phát cao nhé anh em!

-----​

Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức trên 8%/năm, trong đó giá xăng dầu, khí đốt tự nhiên, thực phẩm và xe đã qua sử dụng tăng mạnh nhất. Lần cuối cùng lạm phát ở mức cao như vậy là thời của Tổng thống Ronald Reagan, khi ông chỉ mới bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên được một năm, và lãi suất chuẩn vào khoảng 13% so với mức 1% hiện nay.

Bốn mươi năm trước, Hoa Kỳ đã trải qua giai đoạn lạm phát cao nhất trong lịch sử của nước này sau một thập kỷ xảy ra cú sốc về nguồn cung dầu toàn cầu, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và việc mở rộng vay nợ của chính phủ. Khả năng chuyển đổi của đồng USD thành vàng cũng đã bị bãi bỏ trước đó không lâu, và nó đã ngay lập tức gây ra hiện tượng phá giá đồng bạc xanh.

USD_01.png


Có những khác biệt cơ bản giữa thời điểm đó và bây giờ - ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động vào những năm 1970 và đầu những năm 80 - nhưng cũng có một vài điểm tương đồng rõ ràng. Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đối với mọi thứ, từ thực phẩm đến năng lượng, phần lớn là do chiến tranh ở Đông Âu và việc phong toả chống lại đại dịch gây nên. Tình trạng thiếu chip bán dẫn đã làm chậm quá trình sản xuất ô tô, thiết bị gia dụng, trung tâm dữ liệu mới và nhiều thứ khác.

Mặc dù FED đã bắt đầu tăng lãi suất trong một chu kỳ thắt chặt mới, nhưng chính sách tiền tệ hiện tại vẫn tương đối lỏng lẻo so với lịch sử. Kết hợp với hàng nghìn tỷ đô la kích thích liên quan đến đại dịch, chúng đã thúc đẩy các khoản vay doanh nghiệp và nợ hộ gia đình - cả hai đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Và cũng là lần đầu tiên chính phủ liên bang nợ hơn 30 nghìn tỷ USD, tương đương 130% quy mô kinh tế Mỹ.

Có một sự thật rằng các quan chức ngày nay thoải mái hơn nhiều với các khoản thâm hụt lớn so với những năm 1970 (nhờ vào lý thuyết tiền tệ hiện đại - MMT). Những người ủng hộ MMT tin rằng chi tiêu thâm hụt là hoàn toàn ổn vì chính phủ chỉ có thể phát hành thêm tiền của chính mình để thanh toán cho tất cả. Và do đó, chu kỳ [in tiền] tiếp tục.

Screen Shot 2022-05-25 at 12.02.56.png
Thâm hụt và thặng dư của Mỹ qua thời gian
Vậy nhà đầu tư nên cân nhắc các khoản đầu tư nào trong môi trường này?

Vàng là tài sản số một của những năm 1970


Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử. Tài sản tốt nhất để sở hữu trong những năm 1970 là vàng, nó đã tăng từ mức 35 USD/oz vào đầu thập kỷ lên mức 850 USD/oz vào năm 1980. Các nhà đầu tư tìm kiếm một tài sản vật lý có thể đối đầu với lạm phát và giữ giá trị theo thời gian, và vàng là hàng hoá đáp ứng các tiêu chí đó. Không giống như tiền pháp định - thứ mà các chính phủ có thể in ra từ “không khí”, vàng đòi hỏi tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc để sản xuất ra nó, điều này giúp nguồn cung được hạn chế.

Nhưng ngày nay vàng có còn là lựa chọn phù hợp?

Có thể nhiều người đang nghi ngờ về đặc tính của vàng, nhưng hãy xem xét hiệu suất của vàng kể từ đầu thế kỷ 21 này! Tính đến cuối tháng 4/2022, hiệu suất của vàng tốt gấp khoảng 3 lần so với chỉ số S&P 500. Một kết quả không hề tệ cho một tài sản “không lợi suất”.

Screen Shot 2022-05-25 at 12.03.19.png
Hiệu suất của vàng và S&P 500 trong hơn 20 năm qua
Đúng là nếu chúng ta so sánh vàng với thị trường trong 10 năm qua, kim loại này đã hoạt động kém hơn đáng kể khi thị trường cổ phiếu ở trong giai đoạn tăng giá dài nhất lịch sử, được thúc đẩy bởi lãi suất và lạm phát thấp. Nhưng điều đó đang dần thay đổi khi S&P 500 đã giảm vào năm nay do lạm phát tăng cao và lo ngại FED sẽ tăng nhanh chi phí vay. Và thực tế là vàng đã có hiệu suất tốt hơn trong 4 tháng đầu năm.

Bitcoin có đang đe doạ vị thế của vàng?


Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao vàng không thể tăng trong môi trường lạm phát cao hiện tại?! Cụ thể, khi lạm phát vượt 8% vào tháng 3 năm 2022, giá vàng không thể vượt mức kỷ lục 2,073 USD/oz thiết lập hồi tháng 8 năm 2020.

Có suy đoán rằng sự trỗi dậy gần đây của Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác đã “rút bớt” các dòng vốn mà đáng lẽ ra nó sẽ đổ vào vàng. Tuy nhiên, không có luận điểm chắc chắn cho điều này!

Với tổng vốn hóa thị trường là 11.5 nghìn tỷ đô, vàng vẫn là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao nhất trên trái đất và không giống như bitcoin, vàng được tín nhiệm và giao dịch trên toàn cầu. Các NHTW vẫn đang tiếp tục nắm giữ vàng trong kho dự trữ của họ.

Screen Shot 2022-05-25 at 12.02.04.png


Cũng cần lưu ý rằng, gần đây BTC đã giảm giá đáng kể so với mức cao mọi thời đại thiết lập vào tháng 11 năm ngoái, và nó có độ tương quan khá cao với thị trường chứng khoán. Và điều này đang đặt ra câu hỏi cho nhận định “BTC là vàng kỹ thuật số”!

Hàng hoá cũng là một giao dịch mang lại lợi nhuận


Ngay cả khi vàng vật chất không đạt mức cao mới, nhưng thị trường lúc này có vẻ ưa chuộng các loại tài sản cứng có giá trị nội tại. Do đó, có thể bạn hơi ngạc nhiên nhưng giá của hầu hết mọi loại hàng hóa — từ kim loại, năng lượng cho đến nông nghiệp — rất nhiều trong số đó đều tăng theo mẫu hình parabol!

Chúng ta đã thấy điều tương tự xảy ra vào những năm 1970. IShares S&P GSCI Commodity-Indexed Trust (NYSE: GSG), chỉ số theo dõi một rổ hàng hóa, đã tăng gấp 7 lần trong thập kỷ, trong khi S&P 500 hầu như không thay đổi.

Screen Shot 2022-05-25 at 12.03.53.png
Lạm phát khiến SP500 chật vật những năm 1970, nhưng giá hàng hoá thì tăng vọt

Với giá cả hàng hóa hiện đang rất tốt, khả năng cao là cổ phiếu của các nhà sản xuất năng lượng và các nhà thác kim loại sẽ rất hấp dẫn. Nhiều công ty dầu khí đã công bố kết quả kinh doanh đột biến trong quý đầu tiên của năm 2022, điều này được phản ánh qua việc giá cổ phiếu tăng mạnh. Ví dụ, Shell có trụ sở tại London (LON: RDSa), đã báo cáo lợi nhuận 9.1 tỷ USD trong quý 1, gần gấp ba lần so với những gì nó tạo ra trong cùng kỳ năm ngoái, và tại sàn New York, cổ phiếu Shell đã tăng 23% từ đầu năm tính đến cuối tháng 4.

Cuối cùng, lạm phát có thể sẽ không “nhất thời” như FED nói, nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ ổn định trở lại. Và cho đến lúc đó, điều quan trọng là các trader không được đưa ra những quyết định hấp tấp, bán ra trong hoảng loạn khi thua lỗ. Đôi khi chúng ta chỉ cần giữ các vị thế giao dịch lâu hơn dự kiến.

Tham khảo: Investing
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:
bài viết hơi dài, nhưng túm cái váy lại là anh em nên tin tưởng vào vàng và hàng hoá nhé! ;)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 452 Xem / 37 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,407 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên