Điểm mù nhận thức - Nguyên nhân gây ra hàng loạt tâm lý nguy hiểm trong giao dịch mà trader cần biết

Điểm mù nhận thức - Nguyên nhân gây ra hàng loạt tâm lý nguy hiểm trong giao dịch mà trader cần biết

Điểm mù nhận thức - Nguyên nhân gây ra hàng loạt tâm lý nguy hiểm trong giao dịch mà trader cần biết

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,934
Một ví dụ nhỏ trong cuộc sống gia đình để bạn hiểu được điểm mù cá nhân là gì. Ví dụ bạn đang ngồi trong phòng khách xem tivi thì nghe tiếng mẹ bạn gọi lớn, "Vào bếp lấy giùm mẹ hũ muối được không?". "Conkhông biết nó ở đâu", bạn trả lời và mẹ nói vọng lại, "Tìm xem. Nó nằm ở đâu đó thôi".

Một cách miễn cưỡng, bạn đứng dậy và đi vào nhà bếp lẩm bẩm một mình, "Mình không biết hũ muối ở đâu, làm sao mình tìm thấy nó được đây?". Chắc chắn là bạn nhìn quanh quất khắp nơi mà vẫn không thấy hũ muối. Bạn đành quay ra và nói: "Con không tìm thấy hũ muối ở đâu cả".

Mẹ bạn lại nói, "Tìm kỹ xem, nó ở đâu đó thôi mà". Bạn nhìn lên, nhìn xuống mà vẫn không thấy hũ muối. Cuối cùng, mẹ bạn bước vào bếp, với lấy hũ muối ngay trước mũi bạn và nói, "Thế đây là cái gì? Mắt để ở đâu đấy?".

Tại sao việc này xảy ra? Theo ngành tâm lý học, hiện tượng này được gọi là điểm mù tri giác. Đây là một trong những ví dụ phổ biến nhất về việc niềm tin xoá bỏ những gì bạn nhận thức. Nếu bạn liên tục thuyết phục bản thân rằng bạn không thể nào tìm thấy hũ muối, não của bạn sẽ xoá hình ảnh hũ muối bên trong não, cho dù mắt bạn vẫn nhìn thấy hũ muối sờ sờ ngay đó.

bản-ngã-của-trader-traderviet-2.jpg

Sở dĩ chúng ta không tìm thấy cái lỗ hổng đen ấy là do sự tưởng tượng của chúng ta gắn với bối cảnh xung quanh đã điền nốt vào điểm mù. Từ đó, nhận thức về điểm mù có thể đúng, có thể sai. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem điềm mù nhận thức này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trader nhé.

Một số biểu hiện của kiểu tâm lý này

1. Overconfidence (Sự quá tự tin): Điều này thể hiện qua sự tin tưởng rằng chúng ta thông minh hơn hoặc có khả năng hơn thực tế mà chúng ta có. Ví dụ: Một vài lệnh thắng có thể khiến trader tự nhận mình có khiếu với trading, cho rằng mình là người tài giỏi, đây chính là kiểu tư duy lầm tưởng về năng lực của bản thân do nhận thức của bạn đã điền nốt vào điểm mù. Đây là kiểu tâm lý nguy hiểm có thể khiến trader rơi vào thua lỗ nặng nề bất cứ lúc nào.

2. Selective Memory (Trí nhớ chọn lọc): Con người thường né tránh khi nhớ về những sai lầm hoặc kinh nghiệm thất bại trong quá khứ mặc dù chính mình đã gây nên. Ví dụ: Trader chỉ nhớ về những giao dịch có lợi nhuận vì nó đem về cảm giác thắng lợi, vui sướng. và quên đi những sai lầm đã phảm phải. Kiểu nhận thức này sẽ khiến trader chỉ biết có tiền và lợi nhuận, bỏ quên quá trình, không chấp nhận thua lỗ, không biết sửa sai.

puzzle-brain-800x450.png

3. Self- Handicapping (Tự cản trở mình - đối lập với Overconfidence): Self-Handicapping xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những lý do có thể đúng hoặc không đúng. Khi một trader cảm thấy không tốt để bắt đầu một giao dịch thì gần như đó sẽ không tốt, nó đi đúng hướng trader đang nghĩ. Suy nghĩ tiêu cực này ảnh hưởng tới tâm lý, lúc nào cũng suy nghĩ theo chiều hướng xấu khiến cho quá trình giao dịch sẽ không bao giờ được thuận lợi.

4. Loss Aversion (Ám ảnh thua lỗ): Nhiều trader cảm thấy ám ảnh khi một khoản đầu tư thua lỗ mặc dù các giao dịch còn lại khá an toàn. Tức là trader sẽ cảm thấy sợ giao dịch thua lỗ đó sẽ thua lỗ nặng nề hơn, thậm chí những giao dịch đang mở cũng khiến trader thấy lo lắng và sợ hãi rằng chúng đều sẽ thua lỗ. Tâm lý sợ hãi thua lỗ này khiến trader không dám thực hiện giao dịch.

5. Anchoring (Mỏ neo): Trader nào cũng có 1 chiếc neo trong tâm trí, nó sẽ cố định suy nghĩ và cảm xúc bạn vào 1 vị trí. Nó sẽ khiến bạn phải tư duy theo thông tin ban đầu đã nhận được. Thông tin ấy dù đúng hay sai, bạn vẫn có xu hướng đi theo thông tin đó. Nói chung thì tâm lý này dù có tác động đến tâm lý trading của bạn, nhưng nó không thực sự khiến bạn mất kiểm soát. Bạn chỉ cần để ý kỹ đến những thông tin đầu tiên bạn nhận được và cẩn thận với nó một chút là bạn đã có thể tránh được cạm bẫy tâm lý này.

scjfjbsajbfj.jpg

7. Confirmation Bias (Thiên kiến cá nhân – Bảo thủ): Trader thường có xu hướng đi chứng mình nhận định của bản thân là đúng, tìm những bằng chứng chứng mình mình đúng. Kiểu tâm lý này khiến trader trở nên giao dịch bảo thủ hơn, không chấp nhận bản thân sai. Kiểu tâm lý nếu về lâu dài sẽ có ảnh hướng rất lớn.

8. Mental Accounting: Khi giao dịch với 1000$ và bất ngờ thắng 2000$ thậm chí nhiều hơn rất nhiều thì chúng ta có xu hướng sẽ chơi tiếp với số tiền lời đó vì đó không phải là tiền của chúng ta. Việc ta không phải cực nhọc kiếm 2000$ đó dễ dàng khiến trader đồng ý với việc đánh đổi rủi ro với nó.

Vậy nên, để hạn chế kiểu tâm lý này phát sịnh, trader cần có suy nghĩ khách quan, biết nhìn vào thực tế của nghề, luôn tuân thủ nguyên tắc giao dịch và quản lý vốn, giữ kỷ luật thì tự khác trader sẽ nhìn nhận mọi việc rõ ràng, khách quan hơn và chính xác hơn.

Trích nguồn: alphaart​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên