Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là gì và tại sao trader cần quan tâm đến nó?

Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là gì và tại sao trader cần quan tâm đến nó?

Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là gì và tại sao trader cần quan tâm đến nó?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,424
Xin chào cả nhà!

Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là một thuật ngữ được giới chuyên gia phân tích sử dụng thường xuyên và tích cực. Tuy nhiên, trong giới retail trader, nó vẫn còn là một định nghĩa khá lạ lẫm và chưa được ứng dụng vào thực tiễn.

Vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá xem độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là gì và cách kết hợp nó với các chiến lược giao dịch nhé!

Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là gì?


Độ biến động ngụ ý là một con số được hiển thị theo tỷ lệ phần trăm, phản ánh mức độ không chắc chắn, hoặc rủi ro được các trader cảm nhận.

Các thước đo về độ biến động ngụ ý, được lấy từ mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes, có thể chỉ ra mức độ thay đổi dự kiến cho một số chỉ số, cổ phiếu, hàng hoá, hoặc các cặp tiền chính cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet1.png

Ví dụ, chỉ số VIX phổ biến chỉ đơn giản là chỉ số biến động ngụ ý trong 30 ngày đối với chỉ số S&P 500. Ngưỡng VIX cao, hoặc thước đo biến động ngụ ý cao, cho thấy rằng rủi ro tương đối cao và có nhiều khả năng giá biến động lớn hơn so với bình thường.

Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) vs Độ biến động lịch sử (Historical volatility) - Sự khác biệt là gì?


Độ biến động ngụ ý (Implied volatility) là quy mô dự kiến của sự thay đổi giá trong tương lai. Nó phản ánh mức độ của một động thái lớn hoặc nhỏ cỡ nào được dự đoán trong một khung thời gian cụ thể.

Trong khi đó, độ biến động lịch sử (Historical volatility), hay còn hiểu là biết động đã nhìn thấy, cho biết quy mô thực tế của lần thay đổi giá trước đó. Nó minh hoạ mức độ tổng thể của hoạt động thị trường đã được quan sát.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet2.png

ATR (Average True Range) trên một tài sản hoặc chứng khoán là một ví dụ về một chỉ báo minh hoạ cho độ biến động lịch sử.

Mặc dù độ biến động ngụ ý và độ biến động lịch sử hơi khác nhau về kỳ vọng trong tương lai so với các quan sát trong quá khứ, nhưng hai con số này có liên quan chặt chẽ với nhau và có xu hướng di chuyển theo các mô hình tương tự.

Các thước đo độ biến động ngụ ý thường cao hơn khi có mức độ không chắc chắn lớn tương ứng với khả năng ảnh hưởng đến thị trường - và thường vây quanh các bản công bố dữ liệu kinh tế hoặc các sự kiện rủi ro được lên lịch khác như các cuộc họp của ngân hàng trung ương. Điều này có thể dẫn đến biến động giá lớn hơn và do đó, có thể hiện thực hoá thành các giá trị biến động thực tế (realized) cao hơn.

Tương tự như vậy, khi độ biến động lịch sử vẫn được duy trì trong điều kiện thị trường bình ổn hoặc khi rủi ro cảm nhận (perceived risk) là tương đối thấp, thì độ biến động ngụ ý có xu hướng thấp hơn.

Độ biến động ngụ ý có thể phản ánh rủi ro và sự không chắc chắn của thị trường


Độ biến động ngụ ý là dự báo về mức độ chuyển động của thị trường được dự đoán - bất kể có đi theo hướng nào. Nói cách khác, độ biến động ngụ ý phản ánh phạm vi giá kỳ vọng của các kết quả tiềm năng và sự không chắc chắn quanh mức đỉnh hoặc đáy của một tài sản cơ sở có thể tăng hoặc giảm.

Độ biến động ngụ ý cao cho thấy có nhiều khả năng xảy ra biến động giá lớn mà các trader mong đợi, trong khi độ biến động ngụ ý thấp báo hiệu thị trường kỳ vọng biến động giá sẽ tương đối bình ổn.

Các thước đo độ biến động ngụ ý cũng có thể giúp các trader đo lường tâm lý thị trường khi xem xét rộng rãi mô tả mức độ không chắc chắn - hoặc rủi ro cảm nhận.

Phạm vi giao dịch biến động ngụ ý (implied volatility trading ranges) có thể ám chỉ các mức hỗ trợ - kháng cự kỹ thuật


Các thước đo độ biến động ngụ ý cũng có thể được kết hợp vào các chiến lược giao dịch khác nhau. Điều này là do tính hữu ích của chúng trong việc xác định các khu vực hỗ trợkháng cự kỹ thuật tiềm năng.

Phạm vi giao dịch biến động ngụ ý thường được tính toán theo giả định rằng giá sẽ nằm trong một động thái có 1 độ lệch chuẩn. Về mặt toán học, điều này có nghĩa là, có 68% xác suất thống kê rằng hành động giá sẽ dao động trong phạm vi giao dịch biến động ngụ ý đã xác định trong một khung thời gian cụ thể.

Như vậy, nếu giá giao dịch ở ngưỡng trên của phạm vi giao dịch biến động ngụ ý được xác định trước của nó, thì có 84% xác suất thống kê rằng giá sẽ bị hút xuống thấp hơn và xác suất 16% là giá sẽ tiếp tục tăng.

Mặt khác, nếu giá giao dịch ở mức cản thấp hơn của phạm vi giao dịch biến động ngụ ý được xác định trước, thì xác suất thống kê 84% là giá sẽ tăng cao hơn và xác suất 16% là giá sẽ tiếp tục giảm.

Những ưu điểm của độ biến động ngụ ý như một tín hiệu Forex


Phần lớn do đặc tính hoàn nguyên về giá trị trung bình (mean-reverting) vốn có của các cặp tiền chính, nên các phạm vi giao dịch biến động ngụ ý thường đóng vai trò là các tín hiệu Forex mạnh mẽ.

Ví dụ, phân tích trên cặp EUR/GBP này xác định phạm vi giao dịch biến động ngụ ý trong 24 giờ cho cặp EUR/GBP đã cung cấp một ví dụ minh hoạ về cách các rào cản kỹ thuật này có thể giúp các trader xác định các điểm xoay và cơ hội giao dịch tiềm năng.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet3.png

Vào ngày 14/01/2020, hành động giá cặp EUR/GBP trên thị trường giao ngay được giao dịch ở mức 0.8541 và thước đo biến động ngụ ý của nó chỉ mức 7.3% cho hợp đồng quyền chọn qua đêm (tức là 1 ngày).

Sử dụng các giá trị đầu vào này, và công lức phạm vi giao dịch dựa trên quyền chọn bên dưới, ước tính rằng EUR/GBP sẽ dao động giữa mức hỗ trợ ngụ ý là 0.8508 và mức kháng cự ngụ ý là 0.8574 trong 24 giờ tới với xác suất thống kê 68%.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet4.png

(IV: Implied Volatility)

Hay nói cách khác, phạm vi giao dịch 24 giờ được tính toán phản ánh biến động ngụ ý 1 độ lệch chuẩn của +/- 0.0033 so với giá spot (giao ngay), có nghĩa là độ biến động của cặp EUR/GBP dự kiến sẽ nằm trong biên độ 66 pips xung quanh mức giá hiện tại khi đó là 0.8541 cho phiên giao dịch ngày 15/01/2020.

Khi giao dịch và hoạt động thị trường diễn ra, cặp EUR/GBP đã tăng lên mức cao nhất trong ngày là 0.8578, nhưng cặp tiền này đã đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/01/2020 ở mức 0.8547 sau khi giá spot xoay chiều xuống mức thấp hơn. Điều này được thúc đẩy bởi một lượng lớn áp lực bán sau khi giá bị từ chối tại ngưỡng kháng cự kỹ thuật ngụ ý của nó.

Sử dụng độ biến động ngụ ý để giao dịch hàng hoá, cổ phiếu và các chỉ số


Ngoài Forex, các thước đo độ biến động ngụ ý có thể được kết hợp vào các chiến lược giao dịch cho hàng hoá, cổ phiếu và chỉ số.

Như đã đề cập ở trên, các thước đo về độ biến động ngụ ý có thể chỉ ra mức độ không chắc chắn chung của thị trường. Tương ứng, các tiêu chuẩn (benchmark) độ biến động ngụ ý trên các tài sản chéo (cross-asset) có xu hướng phản ánh mối quan hệ hữu ích với các thị trường cơ sở tương ứng của chúng và có thể cung cấp thông tin chi tiết về nơi thị trường đó có thể đi tới.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet5.png

Có thể cho rằng mức benchmark biến động ngụ ý phổ biến nhất là chỉ số VIX trên S&P 500. Chỉ số VIX thường tăng trong bối cảnh thị trường hỗn loạn và sự không chắc chắn ngày càng gia tăng, mặc dù "thước đo nỗi sợ hãi" có xu hướng tăng cao trong các đợt bán tháo cổ phiếu ồ ạt. Đổi lại, chỉ số VIX thường có mối quan hệ nghịch chiều chặt chẽ với S&P 500.

Chỉ số OVX, phản ánh sự biến động giá dầu thô dự kiến trong 30 ngày, cung cấp một ví dụ về mức benchmarrk biến động ngụ ý thường được xem xét khác. Giá dầu thô và cổ phiếu phản ứng tương tự với sự xấu đi của khẩu vị rủi ro, nên không có gì ngạc nhiên khi dầu thô liên quan đến tâm lý thị trường thường duy trì mối tương quan nghịch với cả chỉ số VIX và OVX.

Do-bien-dong-ngu-y-Implied-volatility-la-gi-TraderViet6.png

Mặc dù mối quan hệ nghịch chiều này thường được quan sát giữa giá của một tài sản và thước đo độ biến động ngụ ý của nó như một quy tắc chung, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng và có một số ngoại lệ nhất định.

Mối tương quan của giá với độ biến động ngụ ý là động, có nghĩa là nó liên tục thay đổi, tương ứng với sự mạnh lên hoặc yếu đi tương đối từ mối quan hệ lịch sử (historical volatility) của chúng.

Tương tự, khi nói đến các tài sản trú ẩn an toàn phổ biến, có thể cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa giá và độ biến động ngụ ý.

Ví dụ, chỉ số đô la Mỹ ( DXY) nhìn chung là theo xu hướng lên xuống của độ biến động tiền tệ dự kiến (FXVIX).

Ngoài ra, mối tương quan thuận thường được phản ánh bởi giá vàng và độ biến động của giá vàng (GVZ).

Những ví dụ này giúp minh hoạ về những giá trị mà độ biến động ngụ ý có thể mang lại khi được kết hợp vào các phương pháp tiếp cận vĩ mô và các chiến lược giao dịch toàn diện khác.

Nguồn: dailyfx
Nếu thấy bài viết này hay hoặc hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,007 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 322 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,326 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 135 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên