Đường trendline khách quan trong đồ thị nến - Chủ đề mới được khai phá!

Đường trendline khách quan trong đồ thị nến - Chủ đề mới được khai phá!

Đường trendline khách quan trong đồ thị nến - Chủ đề mới được khai phá!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,341
Chào toàn thể anh em TraderViet,

Dạo gần đây mình có nhận được một số tin nhắn hỏi thăm về đồ thị Point & Figure. Và có rất nhiều câu hỏi như là "Anh ơi, đồ thị này có kết hợp được với đồ thị nến?", "Dùng cái này với đồ thị nến có được không?'',.... Và mình rất biết ơn những anh em với những câu hỏi như thế. Nó tạo nên những ý tưởng để chúng ta có thể kết hợp được các hệ thống giao dịch lại với nhau nhằm bù trừ khuyết điểm.

Như trong các bài viết của mình về đồ thị Point and Figure, mình có đề cập đến việc các đường Trendlines sử dụng là các đường trendlines "KHÁCH QUAN". Đường line này hình thành ngay từ khi xác nhận xu hướng, không cần 2 điểm mà dựa vào "Phương độ'' - Đó chính là "Góc".

Còn đường xu hướng trong đồ thị nến, chúng ta cần ít nhất 2 điểm (Mà điểm thứ 2 thường được xác nhận dựa vào "Trực giác'' của mỗi chúng ta!) để hình thành nên. Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:

upload_2019-7-27_18-8-23.png


Quan sát ví dụ trên, từ 1 điểm ''đáy'' bất cứ nào trên đồ thị chúng ta đều có thể kẻ được những đường Trendlines. Tất nhiên, mỗi đường trendline đều đóng góp những vai trò nhất định trong mỗi thời điểm. Nhưng dường như chúng ta chỉ thấy được ''vai trò'' của chúng sau khi chúng hình thành và khó có thể biết được đường nào mới đóng vai trò quan trọng nhất - nó cũng giống như chúng ta lạc vào Venus và ở giữa một loạt các chân dài mà không biết nên chọn ai vậy!

Vậy thì có cách nào để chúng ta có được một đường trendline "KHÁCH QUAN" nhất - một đường trendline mà nó chính là đường trend quan trọng nhất, hình thành ngay từ khi xu hướng có dấu hiệu đảo chiều, chúng ta quan sát ví dụ bên dưới:

upload_2019-7-27_18-32-42.png


Các bạn đã thấy mọi thứ đơn giản hơn với đồ thị này cũng như các đường xu hướng này chưa ạ? Đường xu hướng này chính là "ĐƯỜNG XU HƯỚNG KHÁCH QUAN TRONG ĐỒ THỊ NẾN" mà ở bài viết này Mạc An muốn giới thiệu tới toàn thể anh chị em, một đường trend HÌNH THÀNH NGAY TỪ ĐẦU CỦA XU HƯỚNG!

Đây là đường trendline mà chính mình nghĩ ra khi kết hợp đường "trendline khách quan" trong đồ thị P&F và đưa nó vào với đồ thị nến, chúng ta cùng quan sát thêm các ví dụ sau:

upload_2019-7-27_19-17-8.png


Trên đây là cách mình đưa đường trendline của đồ thị P&F vào đồ thị nến. Vậy với đường trendline này chúng ta có thể có được các chiến lược như thế nào?

upload_2019-7-27_19-25-36.png


Rõ ràng, với đường Trendline này, chúng ta hoàn toàn có thể sớm bắt được các điểm nhạy cảm của giá mà không cần "Ít nhất 2 điểm''.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình muốn giới thiệu đến với các anh em một góc nhìn mới, với một đường trendline ''khách quan'' cho đồ thị nến. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể sử dụng đường Trendline này, và chúng ta sẽ cùng nhau khai phá chúng vào các bài viết sau.

Nếu anh em thấy bài viết hay có thể thả tim hoặc để lại comment phía dưới. Hoặc nếu anh em có ý tưởng nào để khai phá đường trendline đặc biệt nào xin mời trao đổi cùng mình!

Chúc anh em có được nhiều ý tưởng giao dịch mới từ đường Trendline này!
Mạc An

 

Đính kèm

  • upload_2019-7-27_18-59-37.png
    upload_2019-7-27_18-59-37.png
    140.4 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhìn chung không có gì mới cả...những chỉ báo cũ được kết hợp thành một hệ thống tùy người sử dụng
 
Em xin phản biện.
Mọi đường trend line dường như song song với nhau điều này là không hợp lý trong fx. Nếu vẽ trend line như vậy có nghĩa là tôi vẽ kênh và giá phải chạy theo kênh tôi vẽ.
Để vẽ được trend line chúng ta phải hiểu trend line hình thành thế nào. Cụ thể thì nó dài lắm đại khái có mấy giai đoạn sau.
1 giá có sự đảo chiều do 1 bộ phận trader có lãi thực hiện chốt lời kiểu ăn non. Thấy giá giảm 1 bộ phận trader mới vào chốt lời ngắn, cả các trader dùng trailling stop cũng sẽ bị chốt lời.
2 giá giảm đến mức nào đó thì lực mua sẽ thắng lực chốt lời và đẩy giá lên. Đến đây ta có 2 điểm tạo trend line.
3 sau đó như 1 dạng tâm lý cứ đi 1 đoạn lại có lực chốt lời rồi lại mua lên.
4 đến 1 lúc nào đó lực mua ko thắng đc lực chốt lời hoặc lực bán mới vào vì giá đã tăng cao thì giá sẽ bị đẩy quá trend line khi đó là gãy trend.
Lý thuyết là vậy còn thực tế ko bao giờ vậy. Trend line giờ chủ yếu do bb vẽ để tập trung khối lượng mua hoặc bán vào các vùng giá họ mong muốn. Chứ hành động loạn xạ kiểu nhỏ lẻ thì chỉ ra 1 thứ duy nhất đó là tam giác cân.
Cứ túm 2 đỉnh đáy bất kỳ kẻ 1 đường thẳng bạn có 1 trend line nhưng thị trường có đi theo nó hay ko là việc của thị trường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chúng ta thử vẽ ra 1 đường MA với thông số bất kỳ áp dụng vào chart quá khứ chúng ta sẽ thấy luôn có thể đưa ra 1 phương pháp trade có khả năng chiến thắng thị trường cao.

Câu chuyện về trendline cũng tương tự như về các đường MA (1 dạng trendline mềm mại), chúng ta có thể chọn vẽ trendline từ 2 đỉnh/ đáy gần nhất như lý thuyết hoặc ấn định nó theo 1 góc nhất định như bạn @Mạc An đề xuất là 45 độ xuất phát ngay khi đỉnh/ đáy được lập.

Trendline truyền thống thì luôn "động", theo cách @Mạc An thì trendline được fix đến khi trend đổi tức là đơn giản hóa phương pháp. Việc này theo mình cũng tốt vì quan điểm cá nhân mình: việc trading thành công phần lớn là do quản lý vốn + con người trader (tức là vấn đề tâm lý). Do đó đơn giản hóa phương pháp để tập trung vào quản lý vốn và bản thân thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Đối với mình, 1 hệ thống trade đưa ra tín hiệu (chưa xét đến góc độ quản lý vốn) chỉ có tác dụng kỳ vọng giảm bớt sự ngẫu nhiên 50/50 của thị trường khi R:R là 1:1 bởi vì nếu thực sự có pp winrate 52% với R:R 1:1 thì đó chính là chén thánh chúng ta chỉ việc code EA là nó sẽ in tiền ra cho chúng ta hàng ngày, cần gì quản lý vốn với tâm lý nữa. :D:D:D
 
Chúng ta thử vẽ ra 1 đường MA với thông số bất kỳ áp dụng vào chart quá khứ chúng ta sẽ thấy luôn có thể đưa ra 1 phương pháp trade có khả năng chiến thắng thị trường cao.

Câu chuyện về trendline cũng tương tự như về các đường MA (1 dạng trendline mềm mại), chúng ta có thể chọn vẽ trendline từ 2 đỉnh/ đáy gần nhất như lý thuyết hoặc ấn định nó theo 1 góc nhất định như bạn @Mạc An đề xuất là 45 độ xuất phát ngay khi đỉnh/ đáy được lập.

Trendline truyền thống thì luôn "động", theo cách @Mạc An thì trendline được fix đến khi trend đổi tức là đơn giản hóa phương pháp. Việc này theo mình cũng tốt vì quan điểm cá nhân mình: việc trading thành công phần lớn là do quản lý vốn + con người trader (tức là vấn đề tâm lý). Do đó đơn giản hóa phương pháp để tập trung vào quản lý vốn và bản thân thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Đối với mình, 1 hệ thống trade đưa ra tín hiệu (chưa xét đến góc độ quản lý vốn) chỉ có tác dụng kỳ vọng giảm bớt sự ngẫu nhiên 50/50 của thị trường khi R:R là 1:1 bởi vì nếu thực sự có pp winrate 52% với R:R 1:1 thì đó chính là chén thánh chúng ta chỉ việc code EA là nó sẽ in tiền ra cho chúng ta hàng ngày, cần gì quản lý vốn với tâm lý nữa. :D:D:D

Khi vào đồ thị nến nó sẽ k còn 45 độ nữa ạ. Cái này là 1 cách kết hợp nữa nến vào PnF để ae không có hứng thú với PnF có thể sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của PnF là Trendline. Có thể dùng kết hợp đường trend này với PA sẽ khá là khách quan! :D
 
Chúng ta thử vẽ ra 1 đường MA với thông số bất kỳ áp dụng vào chart quá khứ chúng ta sẽ thấy luôn có thể đưa ra 1 phương pháp trade có khả năng chiến thắng thị trường cao.

Câu chuyện về trendline cũng tương tự như về các đường MA (1 dạng trendline mềm mại), chúng ta có thể chọn vẽ trendline từ 2 đỉnh/ đáy gần nhất như lý thuyết hoặc ấn định nó theo 1 góc nhất định như bạn @Mạc An đề xuất là 45 độ xuất phát ngay khi đỉnh/ đáy được lập.

Trendline truyền thống thì luôn "động", theo cách @Mạc An thì trendline được fix đến khi trend đổi tức là đơn giản hóa phương pháp. Việc này theo mình cũng tốt vì quan điểm cá nhân mình: việc trading thành công phần lớn là do quản lý vốn + con người trader (tức là vấn đề tâm lý). Do đó đơn giản hóa phương pháp để tập trung vào quản lý vốn và bản thân thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Đối với mình, 1 hệ thống trade đưa ra tín hiệu (chưa xét đến góc độ quản lý vốn) chỉ có tác dụng kỳ vọng giảm bớt sự ngẫu nhiên 50/50 của thị trường khi R:R là 1:1 bởi vì nếu thực sự có pp winrate 52% với R:R 1:1 thì đó chính là chén thánh chúng ta chỉ việc code EA là nó sẽ in tiền ra cho chúng ta hàng ngày, cần gì quản lý vốn với tâm lý nữa. :D:D:D

Khi vào đồ thị nến nó sẽ k còn 45 độ nữa ạ. Cái này là 1 cách kết hợp nữa nến vào PnF để ae không có hứng thú với PnF có thể sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của PnF là Trendline. Có thể dùng kết hợp đường trend này với PA sẽ khá là khách quan! :D
Em xin phản biện.
Mọi đường trend line dường như song song với nhau điều này là không hợp lý trong fx. Nếu vẽ trend line như vậy có nghĩa là tôi vẽ kênh và giá phải chạy theo kênh tôi vẽ.
Để vẽ được trend line chúng ta phải hiểu trend line hình thành thế nào. Cụ thể thì nó dài lắm đại khái có mấy giai đoạn sau.
1 giá có sự đảo chiều do 1 bộ phận trader có lãi thực hiện chốt lời kiểu ăn non. Thấy giá giảm 1 bộ phận trader mới vào chốt lời ngắn, cả các trader dùng trailling stop cũng sẽ bị chốt lời.
2 giá giảm đến mức nào đó thì lực mua sẽ thắng lực chốt lời và đẩy giá lên. Đến đây ta có 2 điểm tạo trend line.
3 sau đó như 1 dạng tâm lý cứ đi 1 đoạn lại có lực chốt lời rồi lại mua lên.
4 đến 1 lúc nào đó lực mua ko thắng đc lực chốt lời hoặc lực bán mới vào vì giá đã tăng cao thì giá sẽ bị đẩy quá trend line khi đó là gãy trend.
Lý thuyết là vậy còn thực tế ko bao giờ vậy. Trend line giờ chủ yếu do bb vẽ để tập trung khối lượng mua hoặc bán vào các vùng giá họ mong muốn. Chứ hành động loạn xạ kiểu nhỏ lẻ thì chỉ ra 1 thứ duy nhất đó là tam giác cân.
Cứ túm 2 đỉnh đáy bất kỳ kẻ 1 đường thẳng bạn có 1 trend line nhưng thị trường có đi theo nó hay ko là việc của thị trường.

Cái này nó đại diện cho xu hướng, đây chính là cái ý tưởng chính trong đồ thị PnF, chỉ là 1 đường xu hướng không hơn không kém. Gãy đường xu hướng thì là chuyển vị thế thôi.

upload_2019-7-28_9-45-48.png


Bác xem hình này bác sẽ có 1 cái nhìn khác về đường xu hướng (Được hình thành ngay từ đầu đấy)
 
Khi vào đồ thị nến nó sẽ k còn 45 độ nữa ạ. Cái này là 1 cách kết hợp nữa nến vào PnF để ae không có hứng thú với PnF có thể sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của PnF là Trendline. Có thể dùng kết hợp đường trend này với PA sẽ khá là khách quan! :D


Cái này nó đại diện cho xu hướng, đây chính là cái ý tưởng chính trong đồ thị PnF, chỉ là 1 đường xu hướng không hơn không kém. Gãy đường xu hướng thì là chuyển vị thế thôi.

View attachment 105009

Bác xem hình này bác sẽ có 1 cái nhìn khác về đường xu hướng (Được hình thành ngay từ đầu đấy)
Oke em đã hiểu. Trend line bên candle mang tính chất đường đỡ giá, còn trendline bên PF mang tính chất đường MA.
 
Oke em đã hiểu. Trend line bên candle mang tính chất đường đỡ giá, còn trendline bên PF mang tính chất đường MA.
Đúng rồi bác, nó không phải là đường đỡ giá, mà cũng có thể là đường đỡ giá. Nếu giá chạm trendline mà ko phá được, đồng thời xuất hiện box đảo chiều là ta có thể giao dịch thuận theo xu hướng được rồi. Bác có thể để ý hình trên 2 lần giá dầu chạm đường xu hướng đều quay đầu. Nhiều lúc xài PnF không hiểu sao 1 cái đường trend ất ơ kẻ từ ngay khi đảo chiều xu hướng cũng mang tính chất đỡ giá bá đạo như thế!
upload_2019-7-28_10-29-54.png


Bác xem cái này nữa. Cho nên khi chuyển cái đường trend "Hình thành từ đầu'' này vào đồ thị nến, nó có rất nhiều thứ để bàn đấy bác ạ!
 
Đúng rồi bác, nó không phải là đường đỡ giá, mà cũng có thể là đường đỡ giá. Nếu giá chạm trendline mà ko phá được, đồng thời xuất hiện box đảo chiều là ta có thể giao dịch thuận theo xu hướng được rồi. Bác có thể để ý hình trên 2 lần giá dầu chạm đường xu hướng đều quay đầu. Nhiều lúc xài PnF không hiểu sao 1 cái đường trend ất ơ kẻ từ ngay khi đảo chiều xu hướng cũng mang tính chất đỡ giá bá đạo như thế!
View attachment 105012

Bác xem cái này nữa. Cho nên khi chuyển cái đường trend "Hình thành từ đầu'' này vào đồ thị nến, nó có rất nhiều thứ để bàn đấy bác ạ!
Lại một cái có vẻ bí hiểm như gan fan bác nhỉ. Khi nào có thời gian em sẽ ngâm cứu. Giờ dò dẫm theo cáo wyckoff của lão Dương xem có chắt lọc đc cái gì hay ho ko. Sow và uta trong wyckoff rất thú vị.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 771 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 90 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 97 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,965 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên