Đường xu hướng, kháng cự, hỗ trợ và cách áp dụng vào giao dịch

Đường xu hướng, kháng cự, hỗ trợ và cách áp dụng vào giao dịch

Đường xu hướng, kháng cự, hỗ trợ và cách áp dụng vào giao dịch

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,842
84,302
Xin chào toàn thể anh em,

Vào ngày hôm nay mình nhận được một phản biện của một người anh em trên nhóm facebook "Anh em TraderViet thiện lành". Mình khá vui mặc dù đây là 1 post phản biện (Vốn ngược với ý kiến cá nhân). Nhưng điều này mang ý nghĩa khá tích cực vì nó cho thấy rằng anh em vẫn theo dõi và suy ngẫm chứ không chỉ xem qua loa.
Vào cuối bài post, bạn Anh Dinh có đề cập đến vấn đề "Bỏ qua các đường xu hướng chéo, và đừng làm phức tạp hóa vấn đề". Vậy thì chúng ta nên "bỏ qua nó" hay là "tìm cách sử dụng nó''.? Và cách sử dụng nó như thế nào cho hợp lý? Dưới đây là một số luận điểm cũng như tư duy sử dụng đường xu hướng chéo của mình, anh em tham khảo.

Trước khi đi vào chi tiết, anh em cũng lưu ý rằng, đây là 1 lối diễn giải dựa trên hệ thống giao dịch của bản thân (Vốn phụ thuộc vào các đường xu hướng chéo), anh em sẽ không tìm thấy trong bất cứ cuốn "Sách giáo khoa'' nào về trading và có thể thoải mái phản biện:

1. Đường xu hướng:


Đầu tiên chúng ta lật lại định nghĩa về "Đường xu hướng". Đường xu hướng có tên tiếng Anh là Trendline, với Trend là "Xu hướng" và Line là "Đường kẻ".

Vậy thì như tên gọi của nó, Đường Xu hướng là một đường kẻ đại diện cho XU HƯỚNG GIÁ hiện hành!
upload_2020-3-4_12-4-22.png


Okay, Vậy đây là luận điểm đầu tiên, Đường Xu hướng sẽ đại diện cho xu hướng giá. Vậy câu hỏi đặt ra là "Liệu Đường Xu hướng có phải là Kháng cự/ Hỗ trợ?". Câu trả lời ở đây sẽ là: Tùy thuộc vào điều kiện mang tính thời điểm của đường xu hướng đó.

upload_2020-3-4_12-33-4.png


Trên đây là 1 ví dụ về đường xu hướng. Tại thời điểm đầu tiên, đường xu hướng đóng vai trò rất tốt như là 1 ngưỡng kháng cự, tuy nhiên, sau đó giá đã xuyên qua một cách dễ dàng và đường xu hướng không làm tốt nhiệm vụ đó nữa. Vậy đường Xu hướng nên được sử dụng với mục đích như thế nào? Và đâu là cách áp dụng tốt nhất? Chúng ta cùng đến với các luận điểm tiếp theo.

2. Kháng cự/Hỗ trợ ngang - Ngưỡng SAR truyền thống:


upload_2020-3-4_13-42-2.png


Trên đây là 1 ví dụng minh họa rõ ràng nhất cho các ngưỡng Kháng cự/ Hỗ trợ ngang (Sau này mình sẽ gọi là SAR cho nhanh). Mình đặt tên cho nó là "Truyền thống" vì các khái niệm về SAR sau này đều được phát triển từ đây.

Rõ ràng, giá được hỗ trợ rất tốt đến từ các ngưỡng cản này, nhưng có 1 điều chúng ta cần lưu ý ở đây: Đó là có một số lần, giá đã phá vỡ các ngưỡng " Hỗ trợ" đồng nghĩa với việc chúng ta có thể kích hoạt một giao dịch bán, nhưng thực tế giá đã không giảm được xa trước khi quay về xu hướng tăng trước đó, như hình minh họa dưới đây:

upload_2020-3-4_13-54-25.png


Vậy thì làm sao để chúng ta biết được khi nào thì các ngưỡng SAR sẽ hoạt động tốt hơn, và khi nào chúng ta nên giao dịch với các tín hiệu phá vỡ khỏi các ngưỡng SAR? Câu trả lời đến từ đường Trendline chéo!

3. Đường xu hướng - Ngưỡng SAR điều kiện:


Mình đặt tên cho đường xu hướng là ngưỡng Kháng cự/ Hỗ trợ điều kiện - Vì giống như tên gọi của nó, đó là một ngưỡng SAR mà tại đó, nó phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định để trở thành Kháng cự/ Hỗ trợ:

upload_2020-3-4_14-11-29.png


Trong ví dụ trên, đường xu hướng "có xác suất cao'' trở thành một ngưỡng hỗ trợ khi xuất hiện một nến pinbar đảo chiều ngay tại điểm tiếp xúc. Vậy thì đường chéo này có khả năng cao sẽ trở thành một ngưỡng hỗ trợ với 1 điều kiện nào đó (trong trường hợp này là cây pinbar) tại thời điểm nó xuất hiện.

Chúng ta quay lại một chút với đường xu hướng chéo (trendline) trên đồ thị P&F:

upload_2020-3-4_14-21-51.png


P&F là một hệ thống giao dịch dựa chủ yếu vào các đường xu hướng (Đường Trend 45 độ) và các ngưỡng SAR. Đồ thị trên đây là 1 minh chứng phổ biến nhất cho việc các đường Trendline chính là các ngưỡng SAR điều kiện: Nó là hỗ trợ (Mũi tên xanh) với điều kiện là giá phải tạo tín hiệu mua (Mũi tên đỏ).

Nói tóm lại, các đường xu hướng sẽ là một ngưỡng Kháng cự/ Hỗ trợ khi nó thỏa mãn một số điều kiện nhất định ( Pinbar, nến đảo chiều, tín hiệu mua/bán trên đồ thị PnF,....). Còn trong các trường hợp khác, nó sẽ bị phá vỡ một cách bình thường.

4. Kết hợp các luận điểm:


Okay, vậy là chúng ta đã có được những luận điểm, bây giờ là lúc để chúng ta đúc kết lại:
  • Đường xu hướng là một đường kẻ thể hiện xu hướng hiện hành của giá
  • Các ngưỡng SAR ngang là các ngưỡng SAR truyền thống.
  • Đường xu hướng sẽ trở thành SAR khi nó thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
Cách sử dụng đường Xu hướng cũng như là SAR ngang sẽ được mượn từ ý tưởng giao dịch của đồ thị PnF:
  • Xu hướng được gọi là đảo chiều khi giá phá vỡ khỏi các đường xu hướng và vượt qua các ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ trước đó:

upload_2020-3-4_14-49-16.png


  • Xu hướng được gọi là tiếp diễn khi giá Bật nảy từ đường xu hướng và vượt qua các ngưỡng Kháng cự/Hỗ trợ trước đó:
upload_2020-3-4_14-52-26.png


Okay, trên đây là một chút luận điểm của mình, mời anh em tham khảo và thảo luận. Hãy để đường Xu hướng quay về với bản chất nguyên thủy của nó là THỂ HIỆN XU HƯỚNG. Nó sẽ là Kháng cự/ Hỗ trợ khi và chỉ khi thỏa mãn được những điều kiện nhất định. Nắm bắt được các điều kiện giao dịch đó sẽ cho chúng ta các CƠ HỘI GIAO DỊCH!

Tất nhiên, trước giờ mình vẫn luôn đánh giá cao phương pháp QUẢN LÝ VỐN cũng như TÂM LÝ GIAO DỊCH hơn nhưng những phương pháp HỆ THỐNG HÓA PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH cũng cần được chú ý!

Chúc anh em thành tựu!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi thấy trên Tradingview
Kháng cự/ hỗ trợ ngang là level S/R
Kênh giá xéo là local channel
cạnh dưới và trên của channel là S/R line
Vậy cho nó tiện
Nào là hỗ trợ ngang rồi hỗ trợ chéo tùm lum, rối thêm.
 
Mình thấy nếu để xác định xu hướng thôi thì vẽ ở giữa các đỉnh đáy luôn cũng được, còn nếu muốn xem nó là K/C hay H/T thì nên vẽ qua nhiều đỉnh nhiều đáy càng tốt, lúc đó nó mới thể hiển đúng ý nghĩa của K/C với H/T chạm là bật, mà nó là một vùng chứ ko phải là 1 điểm, còn xu hướng có đảo chiều hay ko thì theo mình nên dùng cách xác định xu hướng của bác HTQ
 
(Bỏ qua nó.hay tìm cách sử dụng nó)
Câu này thật là SÂU CHÓT VÓT.
Bỗng nhiên thấy kiến thức của mình quá nhỏ bé.
Cảm ơn bác Mạc An đã chia sẻ.
 
Tôi thấy trên Tradingview
Kháng cự/ hỗ trợ ngang là level S/R
Kênh giá xéo là local channel
cạnh dưới và trên của channel là S/R line
Vậy cho nó tiện
Nào là hỗ trợ ngang rồi hỗ trợ chéo tùm lum, rối thêm.

Bài viết này mình viết vì có một số người mặc định các đường xu hướng là Kháng cự/Hỗ trợ, trong khi đó nó không - hoặc thường chỉ đóng vai trò là như thế trong một số điều kiện nhất định. Đường xu hướng thường sẽ đóng vai trò như gợi ý về xác suất đảo chiều/tiếp diễn xu hướng nhiều hơn!
 
Mình thấy nếu để xác định xu hướng thôi thì vẽ ở giữa các đỉnh đáy luôn cũng được, còn nếu muốn xem nó là K/C hay H/T thì nên vẽ qua nhiều đỉnh nhiều đáy càng tốt, lúc đó nó mới thể hiển đúng ý nghĩa của K/C với H/T chạm là bật, mà nó là một vùng chứ ko phải là 1 điểm, còn xu hướng có đảo chiều hay ko thì theo mình nên dùng cách xác định xu hướng của bác HTQ
Nhiều khi nó không chạm mà bật bác ạ, nó chạm, tăng/giảm nhẹ trước khi phá vỡ. Bài viết muốn nhấn mạnh đến tính "Điều kiện" nếu muốn xem đường xu hướng là 1 KC/HT.

Còn về việc xác định xu hướng thì mỗi phương pháp 1 vẻ, nên không cần bàn luận làm gì. Ngay cả p2 mình hay dùng là PnF mà khi mình dùng nó khác còn 1 người em của mình dùng nó cũng khác nữa mà :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 239 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 12 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 328 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,423 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên