FED đang lo lắng về lạm phát 'nguội lạnh' hơn là lạm phát 'tăng nóng' - Số phận USD sẽ thế nào?

FED đang lo lắng về lạm phát 'nguội lạnh' hơn là lạm phát 'tăng nóng' - Số phận USD sẽ thế nào?

FED đang lo lắng về lạm phát 'nguội lạnh' hơn là lạm phát 'tăng nóng' - Số phận USD sẽ thế nào?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,120
29,782
Lạm phát đang là một trong những câu chuyện chính dẫn dắt thị trường, nhiều người lo ngại rằng sự gia tăng lạm phát quá nhanh có thể khiến FED không thể kiểm soát lạm phát, gây ra một hệ luỵ lớn. Tuy nhiên, FED đã nhiều lần gạt bỏ lo ngại này và thậm chí mới đây, họ còn cho thấy rằng lạm phát quá yếu cũng đáng ngại như trường hợp lạm phát quá mạnh.

Chủ tịch Fed Boston, Eric Rosengren, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News trong tuần này: “Chúng tôi có nhiều khả năng thành công với chế độ chính sách tiền tệ mới hơn là nếu chúng tôi không có nó. Nhưng dựa trên kinh nghiệm của thập kỷ trước, cần phải nhìn nhận rằng không dễ dàng gì để có mức lạm phát 2%.”

Screen Shot 2021-04-15 at 14.48.01.png

Vấn đề của ngày hôm qua - Hay của ngày mai? Đã nhiều thập kỷ kể từ khi lạm phát là một vấn đề cấp bách trong thế giới các nước giàu​

Các nhà hoạch định chính sách của FED đã bị thúc ép những tuần gần đây về việc liệu mức tăng lạm phát đang diễn ra chỉ mang tính thời điểm hay là một cái gì đó nguy hiểm kéo dài đối với nền kinh tế sau làn sóng kích thích tiền tệ - tài khoá chưa từng có.

Trong nhiều năm, các nền kinh tế lớn bao gồm Mỹ, Nhật và khu vực đồng euro đã phải vật lộn để đẩy lạm phát lên 2% bất chấp các hành động chính sách tiền tệ tích cực. Dân số già đi, tác động của công nghệ mới và các động lực chống lại lạm phát của toàn cầu hoá khiến các NHTW không thể dễ dàng đạt được mục tiêu, trong khi lãi suất bị mắc kẹt quanh mức 0 báo hiệu quyền lực của họ bị giới hạn.

Sự bi quan về lạm phát cũng xuất hiện trong các dự báo do các quan chức FED đưa ra tại cuộc họp tháng 3. Ngay cả sau khi tính đến việc thông qua gói kích thích bổ sung 1.9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden vào tháng trước. Cụ thể, hơn một nửa trong số 18 quan chức FED ước tính lạm phát sẽ vào khoảng 2% hoặc thấp hơn một chút trong năm tới. Đa số cũng dự báo lạm phát sẽ trong khoảng 1.9% đến 2.2% cho năm 2023.

Sự gia tăng trong tháng 3


Mặt khác, giá tiêu dùng tăng mạnh trong tháng trước là một lời nhắc nhở rằng rủi ro về lạm phát có ở cả hai mặt. Cả giá hàng hóa và dịch vụ đều tăng trong tháng trước với chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.6% sau khi tăng 0.4% trong tháng 2 do sự kết thúc của các đợt phong toả đã làm tăng chi phí xăng dầu, thuê xe, phòng khách sạn…

Một số chỉ số về lạm phát dài hạn cũng đang bắt đầu tăng cao hơn, một dấu hiệu cho thấy rằng FED ít nhất cũng đang đưa triển vọng của thị trường đi đúng hướng. Hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 5 năm đối với lạm phát giá tiêu dùng đang được giữ ở mức 2.4%.

Con số này tăng so với mức thấp của năm ngoái - chỉ dưới 1% trong thời kỳ đỉnh điểm của các biện pháp phong toả.

Screen Shot 2021-04-15 at 14.48.51.png


Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường - như các nhà hoạch định chính sách của Fed - xem việc giữ lạm phát gia tăng lâu dài là một thách thức.

Thị trường lãi suất phái sinh (Interest rate derivative markets) không nhìn thấy khả năng FED sẽ nâng mức lãi suất của USD lên trên mức 2% trong chu kỳ nâng lãi suất tiếp theo, con số này thậm chí còn thấp hơn mức 2.5% mà các quan chức FED dự báo trong tháng trước đối với lãi suất dài hạn. Điều này đang báo hiệu rằng các nhà giao dịch không nhận thấy nhiều rủi ro lạm phát không ổn định/ tăng trưởng quá nóng.

Theo quan điểm của FED, có một loạt các nhân tố có khả năng giữ lạm phát ở mức thấp bao gồm:
  • Hàng triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp;
  • Hành vi người tiêu dùng thay đổi chậm chạp sau đại dịch, bất chấp việc vắc-xin được tung ra;
  • Khả năng thương lượng tiền lương yếu sau đại dịch;
  • Lực lượng lao động già đi;
Tất cả những điều này có thể khiến tổng cầu chỉ ở mức vừa phải và giá cả khó tăng!

inflation.jpeg


Kết luận:


Sau gần thập kỷ liên tục bỏ lỡ mục tiêu lạm phát, FED đang có cái nhìn khác. Trong khi phần nhiều thị trường đang lo ngại về việc lạm phát gia tăng nhanh, mất kiểm soát thì FED lại lo ngại sự gia tăng lạm phát không kéo dài được lâu.

Về mặt tác động, nếu lạm phát tăng nóng và có dấu hiệu khó kiểm soát như thị trường lo ngại thì đó có thể là điều tích cực cho vàng, mặc dù trong trường hợp này USD cũng có thể tăng do FED gặp áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ. Ở hướng ngược lại, nếu sự đi lên của lạm phát diễn ra một cách chóng vánh như FED lo ngại, thì đó sẽ là điều bất lợi cho đồng USD, bởi đó là tín hiệu cho thấy FED có thể tiếp tục ở lại với các chính sách tiền tệ lỏng lẻo của mình.

Tham khảo: Blooberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 931 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,237 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 289 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,299 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 329 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên