Giai đoạn thị trường tích lũy và phương pháp giao dịch hiệu quả

Giai đoạn thị trường tích lũy và phương pháp giao dịch hiệu quả

Giai đoạn thị trường tích lũy và phương pháp giao dịch hiệu quả

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Bạn đã kiếm được lợi nhuận trong mấy tháng gần đây không, hay là đang thua lỗ? Bạn có biết lý do vì sao không?

Hoặc...

Bạn tìm được một hệ thống giao dịch hay và ban đầu thì kiếm được tiền, nhưng có lúc lại mất sạch vì nó? Bạn có biết vì sao không?

Câu trả lời rất đơn giản: THỊ TRƯỜNG LUÔN LUÔN THAY ĐỔI.

Nếu nói thị trường nghĩa của toán học, thì nó chưa bao giờ là một hằng số. Nói đúng hơn nó là hàm số biến thiên theo rất nhiều biến số khác.

Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ sử dụng một hệ thống giao dịch theo trend, bạn sẽ thua lỗ trong thị trường sideways.

Ngược lại, nếu bạn chỉ có 1 chiến lược giao dịch dành riêng cho sideways, thì rất có thể sẽ bế tắc trong thị trường có trend.

Trừ khi bạn tự ý thức và có khả năng nhận ra được khi nào có trend, khi nào không trend để giao dịch hợp lý. Điều này cũng cần phải học hỏi và nghiên cứu.

Bài viết hôm nay sẽ dành thời gian để nói về điều đó. Bạn sẽ học được:

+ Giai đoạn tích lũy, thời gian mà các trader theo xu hướng một là đứng ngoài hay là thua lỗ.

+ Giai đoạn tăng trưởng của xu hướng - đây là lúc các trend trader trở thành chuyên gia, huyền thoại, người hùng,...

+ Giai đoạn phân phối, lúc mà trend trader bị giết lần hai.

+ Giai đoạn sụt giảm của xu hướng, nơi các trend trader trở thành investor bất đắc dĩ (ý nói ôm lệnh chờ tăng).

+ Chiến lược giao dịch cho các trạng thái thị trường khác nhau, điều này sẽ cho phép bạn tăng tỷ lệ chiến thắng và không bỏ lỡ cơ hội.

+ Chiến lược giao dịch tệ hại nhất mà bạn cần phải tránh xa.

stages_of_stock_market_cycle.jpg

Trước khi đi vào từng phần cụ thể, tôi xin trích dẫn câu nói hay từ huyền thoại tài chính nổi tiếng Ed Seykota:

" Lợi nhuận kiếm được từ các hệ thống giao dịch dường như biến động theo chu kỳ. Khi thị trường có hướng, các hệ thống giao dịch theo xu hướng sẽ thành công, điều này làm cho chúng được ưa chuộng và ai cũng sử dụng.

Số lượng trader sử dụng những hệ thống như vậy tăng lên. Đến khi thị trường chuyển từ có hướng sang không hướng, những hệ thống như vậy không còn hiệu quả, trader thiếu kinh nghiệm sẽ thua lỗ và dễ dàng bị văng ra ngoài thị trường."

Câu nói này của ông rất sâu sắc, càng đọc càng lĩnh hội được nhiều điều. Đó là lý do tại sao tôi chia sẻ với các bạn bài "Tại sao bạn cần kết hợp nhiều chiến lược để giao dịch hiệu quả?" với quan điểm tùy biến chiến lược theo trạng thái thị trường (dĩ nhiên là với điều kiện bạn phải nhuần nhuyễn các chiến lược).

GIAI ĐOẠN 1: GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY - NƠI CÁC TREND TRADER BỊ GIẾT LẦN 1

Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau khi giá giảm. Gọi nó là giai đoạn sideways cũng đúng.
Nhận diện một giai đoạn tích lũy - sideways

+ Thường xảy ra khi giá đã giảm qua 6 tháng hoặc hơn.

+ Nó có thể kéo dài từ nhiều tháng đến tận 7 năm. (Nếu không kiên nhẫn thì hệ thống con rùa hay con ba ba gì cũng chết)

+ Là một giai đoạn sideways kéo dài trong downtrend.

+ Tỷ lệ giữa số ngày tăng giá và số ngày giảm giá gần như bằng nhau.

+ Đường trung bình 200 ngày đi ngang.

+ Giá cắt qua cắt lại MA 200.

1.jpg


Sử dụng chiến lược nào tốt nhất trong giai đoạn này?

Một cách tốt nhất là giao dịch trong vùng sideways đó.

Nói dễ hiểu, chiến lược là Buy khi giá chạm đáy vùng sideways và Sell khi giá chạm đỉnh vùng sideways. Stoploss sẽ là bên ngoài hai biên sideways.

Minh họa như hình bên dưới:

2.jpg


Nhưng, lý thuyết là vậy, thực tế bạn chỉ nên vào lệnh Sell nhiều lệnh Buy. Tại sao?

Bởi vì bạn không bao giờ biết trước được khi nào thị trường hết tích lũy. Theo xu hướng cũ là downtrend, thì ít nhiều gì giám đạp xuống hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn là tăng lên kháng cự. Do đó, ưu tiên Sell.

Đơn giản là như vậy. Còn đây là một ví dụ cụ thể của một chiến lược sideways mà bạn có thể xem xét:

+ Nếu đường MA 200 đã đi ngang, và giá đã 6 tháng rồi mà không tăng, thì đánh dấu hai đầu biên trên biên dưới của sideways.

+ Nếu giá chạm biên trên, chờ một mẫu hình nến ( pin bar, engulfing,...) xác nhận, sau đó vào lệnh Sell.

+ Đặt stoploss trên biên trên vài pips, đặt takeprofit cao hơn biên dưới vài pips.

+ Không vào lệnh Buy.

+ Tiếp tục chờ khi giá chạm biên trên vào Sell.

Chiến lược nào nên tránh trong giai đoạn tích lũy?

Không được vào lệnh ngay giữa vùng sideways, dù là buy hay là sell. Tôi biết bạn sẽ mất kiên nhẫn khi gặp giá tại những vị trí như vậy, nhưng kiên nhẫn vào lúc này mới kiếm được tiền.

Giá có thể đi lên hoặc đi xuống, không biết được. Đừng cố dự đoán.

3.jpg


Bạn sẽ phản biện với tôi rằng " làm sao bạn biết được lúc này là sideways, biết đâu nó chỉ là pullback trong một downtrend thì sao?"

Vậy bạn nhìn hình này nhé

4.jpg


5.jpg


Cái nào là pullback, cái nào là sideways tôi đã nêu rõ ở bài viết "Nhận diện pullback và sideways". Hơn nữa, hãy xem lại những nhận diện một giai đoạn tích lũy tôi đã nói ở trên. Bạn sẽ thấy rằng, downtrend đã qua rồi.

Do đó, với những bạn chỉ có một chiến lược, sẽ chỉ nhìn thị trường theo chiến lược đó, vô hình chung bạn có một quan điểm mang tính chủ quan, dẫn tới chọn điểm vào lệnh sai (cụ thể là entry ngay giữa vùng sideways) ?

Tập cho nhuần nhuyễn hệ thống của bạn chỉ là điều kiện cần, phải biết nhìn nhận thị trường và có chiến lược thay thế mới là điều kiện đủ.

Vậy là chúng ta đã phân tích xong giai đoạn tích lũy của thị trường. Tôi nghĩ hôm nay nói như thế cũng đủ rồi. Hẹn các bạn vào bài viết sau tôi sẽ chia sẻ tiếp các giai đoạn còn lại của thị trường.

Xem thêm:

>> Daily và H1, giao dịch khung thời gian nào hiệu quả hơn?


 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Thị trường tích lũy hay không tích lũy không phụ thuộc thị trường mà phụ thuộc vào định nghĩa của bạn và bạn là ai.
- Nếu hay nhòm chart W1, D1 thì vài trăm pips vẫn là đứng yên.
- Còn nếu soi M1, M5 thì 10 pips cũng là 1 trend ngon lành.

Vì vậy, thời gian là tương đối, số pips là tương đối và tích lũy hay trending cũng tương đối.

Độ phân giải của mắt với não mới là thứ quyết định vấn đề

Nôm na, tích lũy hay trend là tính tương đối giữa cái Vận tốc, hình thái thị trường bạn Quen quan sát với sự thay đổi nhanh lên hay chậm đi mà Bạn không lường được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thị trường tích lũy hay không tích lũy không phụ thuộc thị trường mà phụ thuộc vào định nghĩa của bạn và bạn là ai.
- Nếu hay nhòm chart W1, D1 thì vài trăm pips vẫn là đứng yên.
- Còn nếu soi M1, M5 thì 10 pips cũng là 1 trend ngon lành.

Vì vậy, thời gian là tương đối, số pips là tương đối và tích lũy hay trending cũng tương đối.

Độ phân giải của mắt với não mới là thứ quyết định vấn đề

Nôm na, tích lũy hay trend là tính tương đối giữa cái Vận tốc, hình thái thị trường bạn Quen quan sát với sự thay đổi nhanh lên hay chậm đi mà Bạn không lường được.
Chuẩn không cần chỉnh.
 
Thị trường tích lũy hay không tích lũy không phụ thuộc thị trường mà phụ thuộc vào định nghĩa của bạn và bạn là ai.
- Nếu hay nhòm chart W1, D1 thì vài trăm pips vẫn là đứng yên.
- Còn nếu soi M1, M5 thì 10 pips cũng là 1 trend ngon lành.

Vì vậy, thời gian là tương đối, số pips là tương đối và tích lũy hay trending cũng tương đối.

Độ phân giải của mắt với não mới là thứ quyết định vấn đề

Nôm na, tích lũy hay trend là tính tương đối giữa cái Vận tốc, hình thái thị trường bạn Quen quan sát với sự thay đổi nhanh lên hay chậm đi mà Bạn không lường được.
Chuẩn luôn bác. Tất cả đều là tương đối trước khi mình ra quyết định tuyệt đối.
 
Bạn đã kiếm được lợi nhuận trong mấy tháng gần đây không, hay là đang thua lỗ? Bạn có biết lý do vì sao không?

Hoặc...

Bạn tìm được một hệ thống giao dịch hay và ban đầu thì kiếm được tiền, nhưng có lúc lại mất sạch vì nó? Bạn có biết vì sao không?

Câu trả lời rất đơn giản: THỊ TRƯỜNG LUÔN LUÔN THAY ĐỔI.

Nếu nói thị trường nghĩa của toán học, thì nó chưa bao giờ là một hằng số. Nói đúng hơn nó là hàm số biến thiên theo rất nhiều biến số khác.

Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ sử dụng một hệ thống giao dịch theo trend, bạn sẽ thua lỗ trong thị trường sideways.

Ngược lại, nếu bạn chỉ có 1 chiến lược giao dịch dành riêng cho sideways, thì rất có thể sẽ bế tắc trong thị trường có trend.

Trừ khi bạn tự ý thức và có khả năng nhận ra được khi nào có trend, khi nào không trend để giao dịch hợp lý. Điều này cũng cần phải học hỏi và nghiên cứu.

Bài viết hôm nay sẽ dành thời gian để nói về điều đó. Bạn sẽ học được:

+ Giai đoạn tích lũy, thời gian mà các trader theo xu hướng một là đứng ngoài hay là thua lỗ.

+ Giai đoạn tăng trưởng của xu hướng - đây là lúc các trend trader trở thành chuyên gia, huyền thoại, người hùng,...

+ Giai đoạn phân phối, lúc mà trend trader bị giết lần hai.

+ Giai đoạn sụt giảm của xu hướng, nơi các trend trader trở thành investor bất đắc dĩ (ý nói ôm lệnh chờ tăng).

+ Chiến lược giao dịch cho các trạng thái thị trường khác nhau, điều này sẽ cho phép bạn tăng tỷ lệ chiến thắng và không bỏ lỡ cơ hội.

+ Chiến lược giao dịch tệ hại nhất mà bạn cần phải tránh xa.


Trước khi đi vào từng phần cụ thể, tôi xin trích dẫn câu nói hay từ huyền thoại tài chính nổi tiếng Ed Seykota:

" Lợi nhuận kiếm được từ các hệ thống giao dịch dường như biến động theo chu kỳ. Khi thị trường có hướng, các hệ thống giao dịch theo xu hướng sẽ thành công, điều này làm cho chúng được ưa chuộng và ai cũng sử dụng.

Số lượng trader sử dụng những hệ thống như vậy tăng lên. Đến khi thị trường chuyển từ có hướng sang không hướng, những hệ thống như vậy không còn hiệu quả, trader thiếu kinh nghiệm sẽ thua lỗ và dễ dàng bị văng ra ngoài thị trường."

Câu nói này của ông rất sâu sắc, càng đọc càng lĩnh hội được nhiều điều. Đó là lý do tại sao tôi chia sẻ với các bạn bài "Tại sao bạn cần kết hợp nhiều chiến lược để giao dịch hiệu quả?" với quan điểm tùy biến chiến lược theo trạng thái thị trường (dĩ nhiên là với điều kiện bạn phải nhuần nhuyễn các chiến lược).

GIAI ĐOẠN 1: GIAI ĐOẠN TÍCH LŨY - NƠI CÁC TREND TRADER BỊ GIẾT LẦN 1

Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau khi giá giảm. Gọi nó là giai đoạn sideways cũng đúng.
Nhận diện một giai đoạn tích lũy - sideways

+ Thường xảy ra khi giá đã giảm qua 6 tháng hoặc hơn.

+ Nó có thể kéo dài từ nhiều tháng đến tận 7 năm. (Nếu không kiên nhẫn thì hệ thống con rùa hay con ba ba gì cũng chết)

+ Là một giai đoạn sideways kéo dài trong downtrend.

+ Tỷ lệ giữa số ngày tăng giá và số ngày giảm giá gần như bằng nhau.

+ Đường trung bình 200 ngày đi ngang.

+ Giá cắt qua cắt lại MA 200.

View attachment 35733

Sử dụng chiến lược nào tốt nhất trong giai đoạn này?

Một cách tốt nhất là giao dịch trong vùng sideways đó.

Nói dễ hiểu, chiến lược là Buy khi giá chạm đáy vùng sideways và Sell khi giá chạm đỉnh vùng sideways. Stoploss sẽ là bên ngoài hai biên sideways.

Minh họa như hình bên dưới:

View attachment 35734

Nhưng, lý thuyết là vậy, thực tế bạn chỉ nên vào lệnh Sell nhiều lệnh Buy. Tại sao?

Bởi vì bạn không bao giờ biết trước được khi nào thị trường hết tích lũy. Theo xu hướng cũ là downtrend, thì ít nhiều gì giám đạp xuống hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn là tăng lên kháng cự. Do đó, ưu tiên Sell.

Đơn giản là như vậy. Còn đây là một ví dụ cụ thể của một chiến lược sideways mà bạn có thể xem xét:

+ Nếu đường MA 200 đã đi ngang, và giá đã 6 tháng rồi mà không tăng, thì đánh dấu hai đầu biên trên biên dưới của sideways.

+ Nếu giá chạm biên trên, chờ một mẫu hình nến (pin bar, engulfing,...) xác nhận, sau đó vào lệnh Sell.

+ Đặt stoploss trên biên trên vài pips, đặt takeprofit cao hơn biên dưới vài pips.

+ Không vào lệnh Buy.

+ Tiếp tục chờ khi giá chạm biên trên vào Sell.

Chiến lược nào nên tránh trong giai đoạn tích lũy?

Không được vào lệnh ngay giữa vùng sideways, dù là buy hay là sell. Tôi biết bạn sẽ mất kiên nhẫn khi gặp giá tại những vị trí như vậy, nhưng kiên nhẫn vào lúc này mới kiếm được tiền.

Giá có thể đi lên hoặc đi xuống, không biết được. Đừng cố dự đoán.

View attachment 35735

Bạn sẽ phản biện với tôi rằng " làm sao bạn biết được lúc này là sideways, biết đâu nó chỉ là pullback trong một downtrend thì sao?"

Vậy bạn nhìn hình này nhé

View attachment 35736

View attachment 35737

Cái nào là pullback, cái nào là sideways tôi đã nêu rõ ở bài viết "Nhận diện pullback và sideways". Hơn nữa, hãy xem lại những nhận diện một giai đoạn tích lũy tôi đã nói ở trên. Bạn sẽ thấy rằng, downtrend đã qua rồi.

Do đó, với những bạn chỉ có một chiến lược, sẽ chỉ nhìn thị trường theo chiến lược đó, vô hình chung bạn có một quan điểm mang tính chủ quan, dẫn tới chọn điểm vào lệnh sai (cụ thể là entry ngay giữa vùng sideways) ?

Tập cho nhuần nhuyễn hệ thống của bạn chỉ là điều kiện cần, phải biết nhìn nhận thị trường và có chiến lược thay thế mới là điều kiện đủ.

Vậy là chúng ta đã phân tích xong giai đoạn tích lũy của thị trường. Tôi nghĩ hôm nay nói như thế cũng đủ rồi. Hẹn các bạn vào bài viết sau tôi sẽ chia sẻ tiếp các giai đoạn còn lại của thị trường.

Xem thêm:

>> Daily và H1, giao dịch khung thời gian nào hiệu quả hơn?


Hóng phần tiếp theo. Thank chủ thớt.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên