Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – So sánh với các phương pháp giao dịch khác

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – So sánh với các phương pháp giao dịch khác

Giao dịch Định lượng (Quant Trading) – So sánh với các phương pháp giao dịch khác

ductoan1898

Active Member
27
139
Chào anh em, trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về giao dịch định lượng (quant trading) rồi và trong bài viết này sẽ so sánh nó với các phương pháp giao dịch khác, cụ thể là PTKT và PTCB. Bằng cách hiểu được sự khác biệt giữa phân tích cơ bản, kỹ thuật, định lượng các anh em trader có thể lựa chọn phương pháp giao dịch thích hợp hoặc kết hợp các phương pháp để giao dịch một cách tốt nhất.

1. Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis)


Mục tiêu của phân tích cơ bản là đưa ra giá trị hợp lý của một công ty bằng cách đánh giá tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, cùng với toàn bộ ngành, thị trường, và môi trường trong nước và toàn cầu. Sau đó chúng ta so sánh giá trị nội tại đó với giá thị trường và mua nếu công ty đang được định giá quá thấp và sẽ bán nếu công ty được định giá quá cao.

Khi đánh giá về thị trường chung, nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các yếu tố kinh tế, bao gồm sức mạnh tổng thể của nền kinh tế và các điều kiện cụ thể của từng ngành.

2. Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)


Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là đánh giá dữ liệu - chẳng hạn như giá lịch sử và những thay đổi trong giá cổ phiếu - để lập biểu đồ và sử dụng các chỉ báo hoặc mẫu hình có thể dự đoán được hành động giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có thể coi như một bộ môn nghệ thuật hơn là khoa học.

Phân tích kỹ thuật có thể được chia làm bốn nhóm: (1) PTKT chủ quan, (2) PTKT khách quan với ý nghĩa thống kê chưa biết, (3) PTKT khách quan không có ý nghĩa thống kê, và (4) PTKT khách quan có ý nghĩa thống kê. Nhóm (1) là các chỉ báo mà chúng ta không thể chuyển hóa chúng thành thuật toán để có thể back test. Ví dụ như sóng elliot hay các mẫu hình… Với nhóm (2) chúng ta cần phải back test và đánh giá ý nghĩa thống kê của các chỉ báo trước khi đưa ra kết luận về hiệu quả của chúng. Nhóm (3) và (4) có thể coi là phân tích định lượng khi các chỉ báo đã được back test và đã được đánh giá về mức ý nghĩa thống kê, tuy nhiên nhóm (3) không có ý nghĩa thống kê nên ta có thể loại bỏ và không sử dụng những chỉ báo này và chỉ nên sử dụng các chỉ báo đã được back test và có ý nghĩa ở nhóm (4).

Screen Shot 2021-05-16 at 22.31.29.png


3. Phân tích định lượng (Quantitative Analysis)


Giống như phân tích kỹ thuật, phân tích định lượng dựa trên dữ liệu giá lịch sử. Phân tích định lượng dựa trên các nguyên tắc khoa học thống kê. Nó có thể sử dụng các chỉ báo tương tự như phân tích kỹ thuật hoặc các chỉ số tài chính của phân tích cơ bản nhưng nó cũng có thể sử dụng machine learning, neural network,… và tất cả các loại công cụ hiện đại của nghiên cứu thống kê để xác định liệu các chỉ báo và các chỉ số tài chính đó có thực sự đem lại lợi thế trong giao dịch.

Sự khác biệt chính giữa phân tích định lượng và phân tích kỹ thuật là những người nghiên cứu không tập trung vào những gì thị trường sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai, mà họ sẽ cố gắng phát triển một chiến lược đầu tư có thể định lượng được.

Một người phân tích định lượng sẽ không nói " mô hình nến này dự đoán một động thái tăng giá" hoặc "sự phá vỡ đường xu hướng sẽ dẫn đến một thị trường giá xuống", nhưng họ có thể sử dụng mô hình nến hoặc định nghĩa xu hướng để chạy kiểm tra thống kê và nếu thấy nó có bất kỳ lợi thế quan trọng nào, họ sẽ thiết kế một chiến lược giao dịch dựa vào đó và hy vọng nó có lợi nhuận. Do đó, nếu phân tích kỹ thuật được xem như một môn nghệ thuật thì phân tích định lượng là một bộ môn của khoa học.

Một chiến lược giao dịch bao gồm một lệnh vào, một lệnh thoát và một thuật toán xác định quy mô vị thế đó. Do đó, phân tích định lượng có thể cung cấp cho bạn rủi ro dự kiến, lợi nhuận kỳ vọng, tỷ lệ Sharpe (Tỷ lệ Sharpe là một thước đo xem lợi nhuận thu được là bao nhiêu trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản hay đầu tư theo một chiến lược kinh doanh) và các con số thống kê quan trọng khác để mô tả kết quả của một chiến lược hoặc một giao dịch cụ thể.

Screen Shot 2021-05-16 at 22.33.38.png


4. Lời kết


Phân tích cơ bản thường được sử dụng nhiều khi xác định các khoản đầu tư dài hạn vào nhiều loại chứng khoán và thị trường, trong khi phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn trong việc xem xét các quyết định đầu tư ngắn hạn như day trading, scalping. Phân tích định lượng dùng để đánh giá liệu một chiến lược giao dịch có đem lại lợi nhuận với ý nghĩa thống kê hay không, có thể là đánh giá các chiến lược sử dụng PTCB hoặc PTKT và xem liệu chúng có đem lại lợi nhuận và có ý nghĩa thống kê không.

Có một số nhà đầu tư thích sử dụng một phương pháp phân tích duy nhất để ra các quyết định đầu tư, tuy nhiên theo ý kiến của mình thì nên kết hợp cả ba phương pháp để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Lời kết: Hi vọng qua bài viết giúp anh em hiểu thêm và có thể lựa chọn cho mình một phương pháp đầu tư thích hợp và tốt nhất là nên kết hợp với nhau. Cảm ơn anh em đã bỏ thời gian ra đọc và hẹn gặp anh em ở các bài viết tiếp theo.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 19 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 8 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 6 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,368 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,115 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên