Giao dịch theo phương pháp breakout - Trader nên dùng kháng cự hỗ trợ hay đường trend line?

Giao dịch theo phương pháp breakout - Trader nên dùng kháng cự hỗ trợ hay đường trend line?

Giao dịch theo phương pháp breakout - Trader nên dùng kháng cự hỗ trợ hay đường trend line?

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Breakout Trading là cách giao dịch theo giá phá vỡ một mức giá được xác định từ trước. Nếu giao dịch theo breakout trade, bạn sẽ có hai phương pháp đánh dấu vùng breakout thường được sử dụng là dùng trend line hoặc kháng cự hỗ trợ. Sự khác nhau giữa hai loại đường này đơn giản là một đường thì đi chéo (trend line) và đường kháng cự hỗ trợ lại là đường đi ngang.

Bài viết này sẽ nêu ra ưu nhược điểm của từng loại để anh em Trader lựa chọn cách giao dịch breakout phù hợp.

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet.png

Breakout trade theo đường kháng cự

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-1.png

Breakout trade theo đường trend line

Ở trên là hai ví dụ với hai cách đánh breakout khác nhau, riêng ví dụ số 2 bạn sẽ thấy có thêm hành vi giá breakout và retest lại đường trend line trước khi giá thực sự breakout thành công.

Nên dùng đường kháng cự hỗ trợ hay đường trend line để đánh breakout?


Trong cả hai cách đánh breakout, cách sử dụng các mức kháng cự hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc xác định mức giá breakout tiềm năng.

Ở đây chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê nào cho thấy cách đánh nào tốt hơn, nhưng riêng việc "dễ nhìn" thôi cũng khiến bạn nên xem xét việc lựa chọn cách trade cho phù hợp. Chi tiết hơn một chút, khi bạn dùng trend line để trade breakout, thị trường có thể liên tục hình thành những mô hình giá mới sẽ làm bạn bối rối.

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-2.png

Trong hình này, khi sử dụng trend line (đường màu xanh), bạn phát hiện giá tiếp tục hình thành một mô hình giá mới nữa là mô hình Rectangle (mô hình giá chữ nhật), tiếp tục giá lại hình thành thêm mô hình giá vai đầu vai (thể hiện bằng đường màu xanh lá) trước khi breakout thành công.

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-3.png

Nhưng với cách trade chỉ sử dụng kháng cự hỗ trợ, bạn dễ phát hiện mức giá mình đang sử dụng có tiềm năng thành công hay thất bại. Như trên chart này, khi giá vừa breakout và xuất hiện mô hình 2 đỉnh, thị trường lại tiếp tục đẩy giá lên (chạm trend line xu hướng giảm) và quay lại kháng cự cũ. Một hành vi giá liên tục test cản như vậy, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng vùng này sẽ đủ vững để giữ giá (vì áp lực đang tăng dần tại mức giá đó). Chỉ dùng trend line để trade breakout, mấy khi bạn sẽ quan sát được những hành vi giá đặc thù như vậy?

Một số ví dụ khác


giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-4.png

Breakout thành công với cả hai cách trade

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-5.png

Breakout Trendline bị thất bại 1 lần nhưng breakout đường hỗ trợ thì không

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-6.png

Breakout đường trend line 2 lần và thị trường lại tạo thêm mô hình giá mới

Tóm lại là ta chỉ nên dùng kháng cự hỗ trợ để trade breakout?


Ý mình không phải vậy. Bạn có thể xem đường trend line như công cụ hỗ trợ để ta hiểu thêm hành vi giá trước khi thị trường breakout thành công. Nếu không có đường trend line, đôi khi bạn sẽ chưa nắm hết thông tin mà thị trường đang cung cấp. Trong những ví dụ có tích hợp cả 2 dạng đường khi trade breakout, bạn có thường xuyên thấy những hành vi giá thường lặp lại theo dạng như sau:
  1. Giá cố gắng breakout đường trendline nhưng thất bại và tạo kháng cự hỗ trợ mới.
  2. Giá quay lại test đường trend line cũ và lại thất bại khi đi theo hướng này.
  3. Giá breakout thành công.
Thử áp dụng quy luật này vào ví dụ đầu tiên ta vừa xem.

giao-dich-theo-phuong-phap-breakout-traderviet-7.png

Giờ bạn đã thấy quen thuộc hơn nếu áp dụng đường trend line để đọc hành vi giá mới trên chart này rồi chứ? Thông thường, thị trường rất hiếm khi breakout thành công trong một lần giá chạm đến. Những hành vi như thế nhiều Trader gọi là các bẫy giá breakout, nhưng nếu tiềm năng vùng breakout thị trường vẫn còn, giá sẽ quay lại retest vùng giá cũ để tìm thêm động lực hỗ trợ (thêm người mua để giá tăng hay thêm người bán để giá giảm). Và để quan sát rõ hành vi này, bạn chỉ cần vẽ thêm đường trend line là sẽ thấy rõ hơn.

Một đường trend line không chỉ giúp bạn xác định một breakout trade sắp hình thành, mà còn giúp bạn biết được break out trade đã thất bại hoàn toàn. Đó là khi thị trường không hình thành hành vi retest nào với đường trend line cũ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp anh em tìm cách trade breakout tốt hơn, đừng quên comment đấy nhé!

Xem thêm

>> Một số ví dụ giúp anh em hiểu cách xác định xu hướng của Lance Beggs

>> Chính xác thì khi nào ta có thể chấp nhận giá đã thay đổi xu hướng?

Tham khảo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
vào lệnh hợp lý nhất là đợi nó bẽ gãy luôn trenline và đường hổ trợ , kháng cự luôn thì tỉ lệ thắng cao hơn .
 
vào lệnh hợp lý nhất là đợi nó bẽ gãy luôn trenline và đường hổ trợ , kháng cự luôn thì tỉ lệ thắng cao hơn .
nếu đợi vậy vậy chắc chẳng còn gì để ăn nữa, hoặc ăn chút ít thôi mà phải đợi mấy tuần liền, liệu có xứng đáng ???
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên