Giới thiệu một mô hình giá đơn giản nhưng đầy uy lực cho anh em

Giới thiệu một mô hình giá đơn giản nhưng đầy uy lực cho anh em

Giới thiệu một mô hình giá đơn giản nhưng đầy uy lực cho anh em

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Nếu bạn chỉ biết một mô hình, hay biết rất nhiều nhưng chỉ tập trung vào một kiểu thì có thể có lợi nhuận đều đặn không? Câu trả lời là có! Bài viết này nói về một mô hình giá cũng khá phổ biến – Ascending/Descending triangle continuation pattern (Tạm dịch: mô hình tam giác tăng/giảm tiếp diễn) kèm những ví dụ rất trực quan được giới thiệu trên trang Tradeciety.

Đây là một kiểu mô hình giá dễ phát hiện, có tính lô-gic cao, bạn có thể xác định rõ ràng điểm phá ngưỡng cũng như vùng giá nào thì mô hình thất bại. Theo tác giả thì đây là một mô hình với rất nhiều lợi điểm và có thể dùng được trên mọi thị trường từ chứng khoán, Future, cho đến Forex.

Ví dụ 1: Mô hình tam giác giảm tiếp diễn
gioi-thieu-mot-mo-hinh-gia-don-gian-nhung-day-uy-luc-cho-anh-em-traderviet1.png

Cặp GBPJPY-M5, cản trên bị test 4 lần và giảm dần, cản dưới bị test 5 lần, tiền đề cho một tín hiệu breakout cực đẹp.

Ví dụ 2: Mô hình tam giác tăng tiếp diễn
gioi-thieu-mot-mo-hinh-gia-don-gian-nhung-day-uy-luc-cho-anh-em-traderviet2.png
eMini DJ-H1, giá bị nén chặt dần chuẩn bị cho một đợt phá ngưỡng. Cản dưới bị test 7 lần, cản trên bị test 2 lần rất rõ ràng, cuối cùng là đón một đợt breakout theo trend cũ.



Ví dụ 3: Mô hình tam giác tăng tiếp diễn
gioi-thieu-mot-mo-hinh-gia-don-gian-nhung-day-uy-luc-cho-anh-em-traderviet3.png
Logitech stock (NASDAQ) – Weekly, giá test hai cản nhiều lần đồng thời bị nén lại thành một tam giác tăng, sau đó là một uptrend cực mạnh theo hướng trước đó.

Đã đủ các ví dụ rồi phải không nào? Từ chứng khoán đến Forex, từ M5 đến weekly, và bây giờ sẽ là phần lý giải chi tiết.

Vào lệnh

Cùng lấy ví dụ sau cùng của Logitech stock, tôi khuyên bạn nên lùi lại từ 1-2 timeframe thấp hơn sau khi nhận ra những vùng giá bị nén để tìm điểm vào lệnh. Nhờ vậy bạn có thể có một cái nhìn chi tiết hơn về những phản ứng của thị trường tại những vùng biên (boundary) của giá.

Có một qui tắc 3% được đưa ra bởi Edwards/Magee để xác định liệu sự breakout đó có thật hay không (Mình nghĩ nó phù hợp với chứng khoán hơn là ngoại hối). Minh họa chi tiết qui tắc này được thể hiện trong ví dụ. Tác giả bài viết khẳng định rằng đối với anh ta qui tắc này hoạt động rất tốt trên khung daily, anh em test thử xem nó có phù hợp với mình không nhé!

gioi-thieu-mot-mo-hinh-gia-don-gian-nhung-day-uy-luc-cho-anh-em-traderviet4.png
Yếu tố tiếp theo cần quan sát đó chính là volume, ở ví dụ trên khối lượng vụt tăng, gấp khoảng 5 lần so với mức bình quân, dấu hiệu quá rõ cho một breakout phải không nào?!

Dừng lỗ

Có nhiều cách đặt stoploss với mô hình giá loại này, bạn có thể đặt nó phía trên/dưới điểm cao/thấp gần nhất của điểm breakout, cũng có thể là ngay bên trên/dưới nến brekout nếu có sự tăng vọt về khối lượng giao dịch tại nến breakout đồng thời nó thỏa mãn qui tắc 3% vừa đề cập; còn nếu muốn an toàn hơn nữa bạn có thể đặt phía trên/dưới kháng cự/ hỗ trợ. Bạn phải test xem mình phù hợp với kiểu nào, cách nào là tốt nhất cho bạn tương ứng với mức risk-reward mà bạn chọn.

gioi-thieu-mot-mo-hinh-gia-don-gian-nhung-day-uy-luc-cho-anh-em-traderviet5.png


Chốt lời

Khi đã tóm được một cú breakout với mô hình này, mọi thứ giờ đây có vẻ rất thuận lợi với bạn. Và cũng giống như dừng lỗ, chốt lời cũng có nhiều cách, tôi khuyên bạn nên thoát 1/3 lệnh và theo dõi 2 phần còn lại khi tỷ lệ R:R đạt 1:3. Sau đó bạn có thể dần thoát những phần lệnh còn lại dựa trên sự tương tác của giá với những cản mới hình thành (ví dụ như số lần test), hay học cách đọc vị sự kết thúc một xu hướng.

>> Những thủ thuật đọc nến đơn giản giúp phát hiện sự kết thúc của xu hướng


Với thời gian luyện tập, bạn sẽ có thể nâng tầm của chính mình lên thông qua sự đánh giá hai vấn đề:
  • Chất lượng của vùng giá nén: độ dài, sự rõ ràng của đường biên, khối lượng giao dịch…
  • Chất lượng của cú breakout: độ lớn của nến, giá có bứt phá một cách không do dự, hay độ lớn của volume…
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà có một nghịch lý trong thị trường này: NEWBIES thì sử dụng những chỉ báo-mô hình PHỨC TẠP; còn những Trader CHUYÊN NGHIỆP thì lại cố gắng ĐƠN GIẢN hóa mọi thứ đến mức tối đa. Và có lẽ anh em cũng chỉ cần tôi luyện cho mình một thứ vũ khí thật thuần thục để có thể tồn tại trong market.

Safe trading!
Nguồn Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
mình chưa biết rõ về mô hình này, bạn có thể cho mình xin tài liệu giải thích chi tiết hơn ko
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 41 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên