Góc Luận Cơ Bản 06/09: Lạ lắm à nghen!

Góc Luận Cơ Bản 06/09: Lạ lắm à nghen!

Góc Luận Cơ Bản 06/09: Lạ lắm à nghen!

LuTienSinh

Active Member
867
5,710
Hello ae,

Đầu tiên chúc ae sẽ có một tuần giao dịch thật sự thành công và rực rỡ. Kế đến muốn nhắc nhẹ ae nay US nghỉ Lễ Labor Day nên phiên Mỹ tối nay sẽ có mấy mã đóng cửa sớm như Chứng - Gold - Silver. Ngoài ra vì thanh khoản mỏng nên ae cẩn trọng phí phá giao dịch, kẻo spreads giãn ra thi lại mất công. Bí quyết của tui ở những ngày này đó là gạt market sang 1 bên để tập trung "nịnh vợ" kiếm tiền Trade mấy ông ạ? Chứ market cũng hông chạy gì đâu!!

Bàn về cái Lạ đầu tiên: NFP


Screenshot_215.png

(Một kỳ NFP đáng quên của Mỹ khi số lượng việc làm tạo ra chỉ có 235K so với kỳ trước, tỉ lệ thất nghiệp dù giảm nhưng cũng không đủ bù đắp về sự yếu kém - Nguồn ảnh: Forexfactory)​

Chắc ai cũng biết rồi, NFP yếu sinh lí vãi ra thế nhưng Lạ là USD nó hổng giảm sâu ta (còn cú tăng cuối phiên thì tui hổng bàn nha, vì bữa nói rồi). Tui đang đề cập đến việc giá USD không giảm quá mạnh với thông tin yếu nhớt được công bố. Lẽ bình thường thì tin như vậy USD chắc về đất mẹ luôn rồi. Lạ cái nữa là, Á + Âu hôm nay cũng hông đánh USD giảm luôn!! Vì nếu nói là Mỹ giữ giá USD nghỉ lễ thì Á+Âu thì đâu có gì phải khép nép. Tin xấu vậy làm gì có Tapering thì tố chết mợ thằng USD luôn chứ :D

Rồi có nhiều góc nhìn trái chiều ở đây, có ae bảo rằng thị trường đã chạy xong trước tin (bắt đầu giảm từ ADP nên NFP xấu cũng không bất ngờ). Thật ra tui không thiên về góc nhìn này lắm nghen, vì nếu triển vọng Tapering cuối năm nay không còn thì trường hợp này khập khiễng nếu mình nhận định rằng Giá đã chạy trước tin lắm. Cá nhân tui thì thiên về trường hợp Bond10y US phục hồi ở tối thứ 6 và Chứng khoán cũng có nhịp phục hồi. Đồng ý rằng US30 giảm mạnh cuối tuần, nhưng nhiều mã cũng phục hồi ác chiến khiến USD vô tình hưởng lợi (kèm theo hiệu ứng giữ giá USD do đóng trạng thái).

Nếu đánh giá thuần trên NFP thì kịch bản Tapering tháng 9 sẽ không còn, câu chuyện sẽ là có Tapering vào FOMC tháng 11 hay không? Nếu triển vọng thị trường vẫn tin vào Tapering tháng 11 thì USD sẽ chưa giảm sâu được. Còn để confirm thực hư ra sao thì ta cần phải đợi đến phiên Mỹ tối mai khi chúng sanh quay trở lại thị trường bình thường.

Screenshot_216.png

(USD khung H4, giá lại có màu false break nếu nhìn theo TA. Muốn confirm Tăng thì cần vượt 92.4, tức là break hẳn falling wadge ở hiện tại để thể hiện vẫn tôn trọng biên sideway Tăng)​

Vì sao cần chờ phiên Mỹ ngày mai!?


Vì như tui có đồn về việc đóng trạng thái nghỉ lễ, cần coi thử sau khi nghỉ lễ xong các trạng thái lệnh đó được thanh khoản và trả vị thế lại cho thị trường như thế nào? Nếu tăng, thì canh pullback Long USD thì USD sẽ tăng luôn & ngược lại.

Cảm giác cá nhân tui thì voted USD tăng lại luôn,
  • Một là cảm giác tui nó tâm linh bảo thế (chủ quan).
  • Hai là, nếu không "tranh thủ" giảm được từ NFP kém thì nó tăng vì tui hay nói: Giá giảm không được thì Tăng lại thôi!
  • Ba là, phía ECB lại vừa cắt cử mấy thằng đệ ra bàn về chuyện: Siết chặt bây giờ là Thảm họa, Lạm phát hiện tại không phải ngắn hạn đâu, còn dây dưa bla bla... nôm na ECB giữ vững con chim Bồ câu của mình trước kỳ họp ECB tuần này. Cơ sở cho thấy ECB Dovish thì USD tăng.
  • Bốn là, thị trường dễ giữ nhịp giá USD (không giảm mạnh hơn) để đợi CPI tuần sau vì FED có nói ngoài thị trường lao động sẽ còn quan tâm đến Lạm phát, nếu Lạm phát nóng chắc chắn sẽ hành động nên CPI mà nóng nữa là Tapering vẫn được gọi tên!!
  • Năm là, mình Bàn qua cái Lạ thứ 2

Cái Lạ thứ 2: COT


Số liệu mới nhất của COT cho thấy, Net Long USD tăng kỷ lục: Thêm 2.56 tỷ USD lên 11.6 tỷ USD - Đây là mốc cao nhất trong vòng 1.5 năm vừa qua. Từ đây có thể thấy 2 vấn đề: Nhóm đầu cơ tranh thủ Buy on Dip khi USD suy yếu từ bài phát biểu Dovish của anh Pow ở cuối tuần trước nữa. Hai là chúng sanh vẫn kiên định rằng FED sẽ Tapering vào cuối năm nay (cái này hợp với góc nhìn tui rằng FED chắc chắn sẽ Tapering ở cuối năm nay chứ không phải qua năm, vì sao thì hôm nào rảnh tui bàn chơi). Hành động này thấy tay chơi nó mần khác hẳn với truyền thông đang nói: No Tapering :D

Khi USD được Long mạnh, EUR sẽ bị Net Short tương ứng thì cũng không có gì bất ngờ. Cụ thể thì Net Long EUR bị cắt giảm 2 tỷ USD xuống còn 1.55 tỷ USD - Mức thấp nhất từ tháng 2/2020. Mấy ông rảnh, mở chart EUR ra giai đoạn tháng 2/2020 sẽ thấy bất ngờ lắm.

Screenshot_217.png

(EU khung Daily vẫn không phá qua khỏi đường kháng cự 1.190, thay vào đó lại đang cho thấy tín hiệu Phe Mua bị yếu sinh lí!)​

Điều đáng nói ở đây là khi tui nhìn qua JPY thì Net Long cũng tăng mạnh luôn. Cái này được hiểu là chúng cược vào Bond tăng tương ứng. Tức là triển vọng thị trường vẫn bám sát về việc FED đang thực thi đúng lộ trình Thắt chặt tiền tệ ở thời gian sắp tới. Riêng các đồng tiền khác thì đều bị Short thê thảm, nôm na là Xả bán chúng nó ra (khi có giá tốt) để chuyển qua Long USD. Ở đây có vài lưu ý:
  • CAD bị short mạnh nhất khiến CAD chuyển từ vị thế Net Long sang Net Short lần đầu tiên trong năm nay.
  • GBP bị short ít nhất (vẫn giữ được trạng thái Net Long)
  • AUD tiếp tục bị nới rộng biên Short lên mức cao nhất 2 năm.

Nôm na nếu xếp theo mức độ tương quan thì ưu tiên Long USD qua CAD và AUD là lợi thế nhất. Còn GBP thì chắc chưa đâu, sẽ còn nhọc nhằn lắm đây! :D

Tựu trung câu chuyện có thể thấy: Hành vi giá thể hiện trên biểu đồ và thực tế những gì chúng sanh đang mần đề đối nghịch với những gì truyền thông đang nói cũng như kỳ vọng thông thường như cách ae retail ta đang nghĩ sau NFP. Việc mình cần là chờ "Gió Đông" xác nhận từ USD, nó thể hiện oánh lên thì mình đú theo. Còn nó đánh xuống thì mình oánh xuống. Còn riêng về khía cạnh Sentiment & Triển vọng về USD vẫn không có gì thay đổi nha! :D

Goodluck & Safe Trading!​

P/s: À, MM nó lại tiếp tục Mua Gold nha! Nhưng hết đất rồi, mai bàn Gold sau vậy!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
upload_2021-9-6_16-30-48.png

;););) tầm này có bạc mới 1 lối đi riêng thì phải anh ạ, hôm thứ 6 đến giờ thị trường cứ kì kì nên hổng dám làm gì
 
Theo quan điểm cá nhân tui thì Fed đã âm thầm ra tay rồi. Tối hôm thứ 6 NF xấu tệ mà US10 tăng mạnh. Thị trường việc làm tệ nhưng lại bán Bond ra?? Fed muốn thắt chặt, nhưng thị trường lao động vẫn chưa ổn, nên lại cần châm ngòi thêm 1 cái nữa và cợ hội hoàn hảo là tuần này. :rolleyes:
 
Theo quan điểm cá nhân tui thì Fed đã âm thầm ra tay rồi. Tối hôm thứ 6 NF xấu tệ mà US10 tăng mạnh. Thị trường việc làm tệ nhưng lại bán Bond ra?? Fed muốn thắt chặt, nhưng thị trường lao động vẫn chưa ổn, nên lại cần châm ngòi thêm 1 cái nữa và cợ hội hoàn hảo là tuần này. :rolleyes:
đồng tình vs bác luôn!! Tui coi tin xong là thấy hú họa rồi nhưng nhìn nhịp phản ứng giá thì thấy vẻ như chúng sanh k tin vào lời FED nữa (hoặc khứa Pow đang đi đêm gì đó) nên kệ, chúng Long USD bất chấp. Có khi nào Tapering luôn vào tháng 9 k trời :D
 
Có một sự đồng thuận chung:
1. OMG, hãy nhìn kìa. Powell nói thế này, Fed làm thế nọ
2. Data ra thế này. Đáng lẽ phải như này, không phải thế kia. Nếu nó thế kia chắc là thị trường "phản ánh" rồi.
3. Inflation - Fed Tapering - Fed Hike rate -> Yield up -> Strong Dollar.

Trong khi thực tế hầu như trái ngược.
1. Fed nói gì không quan trọng. Thị trường quan trọng hơn. Central bank in name only. Fed không phải Central bank de facto, Fed thực thể cố gắng tác động đến tâm lý thị trường trong vô vọng. Nếu là Central bank, nó đã làm chủ được lãi suất, lượng cung tiền, lượng tín dụng và quan trọng monetary shortage đã không bao giờ xảy ra (như t3/2020).

2. Thị trường phản ứng với news? Có. Nhưng news không lái thị trường. Nó có kỳ vọng tương lai trong khi news phản ánh quá khứ. Chưa kể data release dựa trên thống kê mẫu nhỏ, với các thủ thuật tính toán và thậm chí có thể thao túng, một số thông tin dựa trên survey (họ có thể trả lời một cách vô thưởng vô phạt) so với hệ thống giá cả phản ánh một cách tinh tế thông tin của hàng triệu thành phần tham gia -> đủ biết biểu đồ giá vs số liệu công bố cái nào đáng tin hơn.
Ví dụ: CPI inflation công bố liên tục tăng cao nhưng Yield curve liên tục bị là phẳng. Đừng đổ lỗi cho thị trường phi lý trí, vì nó không phản ánh quá khứ và hiện tại.

3. Nếu anh đổ quá nhiều nước vào một cái bể đến nỗi tràn ra ngoài, bây giờ tôi phải lo lắng nếu anh khóa dần van vào sao?
Tapering hay không Tapering, thông tin trên biểu đồ lợi suất không thể hiện việc làm của Fed, nó thể hiện quan điểm của hệ thống tài chính.
Dollar không trở nên mạnh mẽ vì inflation khiến Fed taper và lãi suất tăng, Dollar mạnh vì chính xác lý do ngược lại:
DE-flation fear, yield curve phẳng.
Yield và USD chạy chính xác ngược chiều nhau.

Nỗi sợ Inflation có thể trong tương lai và một khía cạnh nào đó - áp lực chính trị - "buộc" Fed phải Taper, vì chúng nó vẫn tưởng chính sách của mình hoạt động tốt và hành động dựa trên data quá khứ.
Trong khi đó có một chỉ báo tương lai, hoạt động liên tục 24/7 realtime, thành tích dự báo tương lai tốt hơn bất kỳ tiến sư giáo sĩ nào, tổng hợp hàng triệu expectation của các thành viên lớn và quan trọng nhất trong hệ thống tài chính.
Lãi suất trái phiếu dài dạn - aka inflation sensitive bond - liên tục từ tháng 5 nói rằng dis-inflation, transitory. Thậm chí thị trường "phi lý trí" như thị trường chứng khoán cũng nhận ra điều đó khi inflation-economic recovery-sectors liên tục underperformed S&P.
IMG_20210906_225835.jpg

Money velocity được dự đoán giảm trong tương lai. Nếu nền kinh tế sôi động,
-> duration của liability của bank sẽ tăng lên. Nếu profit margin tăng thì tại sao lại gửi bank nhiều? Và bank phải "match" duration đó với tài sản nắm giữ
Yield on short-term bill tăng -> duration của assets tăng -> ngụ ý dự đoán duration của liability tăng -> hoạt động kinh tế và money velocity ít sôi động.

IMG_20210906_225935.jpg

Fed nhắc tới Tapering chỉ cho thấy nó có một cái nhìn trái ngược với thị trường. Đó là lý do năm tapered 2014 yield liên tục giảm. Không có gì ngạc nhiên nếu Fed sai thêm lần nữa.
 
Có một sự đồng thuận chung:
1. OMG, hãy nhìn kìa. Powell nói thế này, Fed làm thế nọ
2. Data ra thế này. Đáng lẽ phải như này, không phải thế kia. Nếu nó thế kia chắc là thị trường "phản ánh" rồi.
3. Inflation - Fed Tapering - Fed Hike rate -> Yield up -> Strong Dollar.

Trong khi thực tế hầu như trái ngược.
1. Fed nói gì không quan trọng. Thị trường quan trọng hơn. Central bank in name only. Fed không phải Central bank de facto, Fed thực thể cố gắng tác động đến tâm lý thị trường trong vô vọng. Nếu là Central bank, nó đã làm chủ được lãi suất, lượng cung tiền, lượng tín dụng và quan trọng monetary shortage đã không bao giờ xảy ra (như t3/2020).

2. Thị trường phản ứng với news? Có. Nhưng news không lái thị trường. Nó có kỳ vọng tương lai trong khi news phản ánh quá khứ. Chưa kể data release dựa trên thống kê mẫu nhỏ, với các thủ thuật tính toán và thậm chí có thể thao túng, một số thông tin dựa trên survey (họ có thể trả lời một cách vô thưởng vô phạt) so với hệ thống giá cả phản ánh một cách tinh tế thông tin của hàng triệu thành phần tham gia -> đủ biết biểu đồ giá vs số liệu công bố cái nào đáng tin hơn.
Ví dụ: CPI inflation công bố liên tục tăng cao nhưng Yield curve liên tục bị là phẳng. Đừng đổ lỗi cho thị trường phi lý trí, vì nó không phản ánh quá khứ và hiện tại.

3. Nếu anh đổ quá nhiều nước vào một cái bể đến nỗi tràn ra ngoài, bây giờ tôi phải lo lắng nếu anh khóa dần van vào sao?
Tapering hay không Tapering, thông tin trên biểu đồ lợi suất không thể hiện việc làm của Fed, nó thể hiện quan điểm của hệ thống tài chính.
Dollar không trở nên mạnh mẽ vì inflation khiến Fed taper và lãi suất tăng, Dollar mạnh vì chính xác lý do ngược lại:
DE-flation fear, yield curve phẳng.
Yield và USD chạy chính xác ngược chiều nhau.

Nỗi sợ Inflation có thể trong tương lai và một khía cạnh nào đó - áp lực chính trị - "buộc" Fed phải Taper, vì chúng nó vẫn tưởng chính sách của mình hoạt động tốt và hành động dựa trên data quá khứ.
Trong khi đó có một chỉ báo tương lai, hoạt động liên tục 24/7 realtime, thành tích dự báo tương lai tốt hơn bất kỳ tiến sư giáo sĩ nào, tổng hợp hàng triệu expectation của các thành viên lớn và quan trọng nhất trong hệ thống tài chính.
Lãi suất trái phiếu dài dạn - aka inflation sensitive bond - liên tục từ tháng 5 nói rằng dis-inflation, transitory. Thậm chí thị trường "phi lý trí" như thị trường chứng khoán cũng nhận ra điều đó khi inflation-economic recovery-sectors liên tục underperformed S&P.
View attachment 234790
Money velocity được dự đoán giảm trong tương lai. Nếu nền kinh tế sôi động,
-> duration của liability của bank sẽ tăng lên. Nếu profit margin tăng thì tại sao lại gửi bank nhiều? Và bank phải "match" duration đó với tài sản nắm giữ
Yield on short-term bill tăng -> duration của assets tăng -> ngụ ý dự đoán duration của liability tăng -> hoạt động kinh tế và money velocity ít sôi động.

View attachment 234791
Fed nhắc tới Tapering chỉ cho thấy nó có một cái nhìn trái ngược với thị trường. Đó là lý do năm tapered 2014 yield liên tục giảm. Không có gì ngạc nhiên nếu Fed sai thêm lần nữa.
Đọc bình luận của bác nhiều thuật ngữ quá.hic
 
Có một sự đồng thuận chung:
1. OMG, hãy nhìn kìa. Powell nói thế này, Fed làm thế nọ
2. Data ra thế này. Đáng lẽ phải như này, không phải thế kia. Nếu nó thế kia chắc là thị trường "phản ánh" rồi.
3. Inflation - Fed Tapering - Fed Hike rate -> Yield up -> Strong Dollar.

Trong khi thực tế hầu như trái ngược.
1. Fed nói gì không quan trọng. Thị trường quan trọng hơn. Central bank in name only. Fed không phải Central bank de facto, Fed thực thể cố gắng tác động đến tâm lý thị trường trong vô vọng. Nếu là Central bank, nó đã làm chủ được lãi suất, lượng cung tiền, lượng tín dụng và quan trọng monetary shortage đã không bao giờ xảy ra (như t3/2020).

2. Thị trường phản ứng với news? Có. Nhưng news không lái thị trường. Nó có kỳ vọng tương lai trong khi news phản ánh quá khứ. Chưa kể data release dựa trên thống kê mẫu nhỏ, với các thủ thuật tính toán và thậm chí có thể thao túng, một số thông tin dựa trên survey (họ có thể trả lời một cách vô thưởng vô phạt) so với hệ thống giá cả phản ánh một cách tinh tế thông tin của hàng triệu thành phần tham gia -> đủ biết biểu đồ giá vs số liệu công bố cái nào đáng tin hơn.
Ví dụ: CPI inflation công bố liên tục tăng cao nhưng Yield curve liên tục bị là phẳng. Đừng đổ lỗi cho thị trường phi lý trí, vì nó không phản ánh quá khứ và hiện tại.

3. Nếu anh đổ quá nhiều nước vào một cái bể đến nỗi tràn ra ngoài, bây giờ tôi phải lo lắng nếu anh khóa dần van vào sao?
Tapering hay không Tapering, thông tin trên biểu đồ lợi suất không thể hiện việc làm của Fed, nó thể hiện quan điểm của hệ thống tài chính.
Dollar không trở nên mạnh mẽ vì inflation khiến Fed taper và lãi suất tăng, Dollar mạnh vì chính xác lý do ngược lại:
DE-flation fear, yield curve phẳng.
Yield và USD chạy chính xác ngược chiều nhau.

Nỗi sợ Inflation có thể trong tương lai và một khía cạnh nào đó - áp lực chính trị - "buộc" Fed phải Taper, vì chúng nó vẫn tưởng chính sách của mình hoạt động tốt và hành động dựa trên data quá khứ.
Trong khi đó có một chỉ báo tương lai, hoạt động liên tục 24/7 realtime, thành tích dự báo tương lai tốt hơn bất kỳ tiến sư giáo sĩ nào, tổng hợp hàng triệu expectation của các thành viên lớn và quan trọng nhất trong hệ thống tài chính.
Lãi suất trái phiếu dài dạn - aka inflation sensitive bond - liên tục từ tháng 5 nói rằng dis-inflation, transitory. Thậm chí thị trường "phi lý trí" như thị trường chứng khoán cũng nhận ra điều đó khi inflation-economic recovery-sectors liên tục underperformed S&P.
View attachment 234790
Money velocity được dự đoán giảm trong tương lai. Nếu nền kinh tế sôi động,
-> duration của liability của bank sẽ tăng lên. Nếu profit margin tăng thì tại sao lại gửi bank nhiều? Và bank phải "match" duration đó với tài sản nắm giữ
Yield on short-term bill tăng -> duration của assets tăng -> ngụ ý dự đoán duration của liability tăng -> hoạt động kinh tế và money velocity ít sôi động.

View attachment 234791
Fed nhắc tới Tapering chỉ cho thấy nó có một cái nhìn trái ngược với thị trường. Đó là lý do năm tapered 2014 yield liên tục giảm. Không có gì ngạc nhiên nếu Fed sai thêm lần nữa.
Quan điểm của tui hiện tại thì Fed đang mong cái Inflation như nắng hạn cần mưa rào. Thực ra thì Lạm phát từ tháng 5 đã bắt đầu hạ nhiệt và ko còn là hot như trước đó nữa. Chỉ số CPI,PPi đạt đỉnh vào tháng 4 và các tháng tiếp theo bắt đầu hạ và dự là CPI tháng 8 cũng giảm. Hiện tại người ta đang sợ cái viễn cảnh DE-Inflation hơn. Bác đã thấy thị trường Bond ra sao vào tháng 5 rồi đấy,người ta ko còn vào đấy để lánh nạn nữa. Theo tui giờ Fed chuẩn bị All-in phát cuối rồi.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,048 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 27 Trả lời
  • duc1551 trong Trao Đổi về Broker 615 Xem / 1 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 40 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 337 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên