Góc nhìn Liên thị trường 30/11 - Chờ đợi số liệu PCE, phát biểu của chủ tịch FED

Góc nhìn Liên thị trường 30/11 - Chờ đợi số liệu PCE, phát biểu của chủ tịch FED

Góc nhìn Liên thị trường 30/11 - Chờ đợi số liệu PCE, phát biểu của chủ tịch FED

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Thị trường đang trong thời điểm thận trọng trước các tin tức quan trọng hôm nay về thu nhập bình quân và các tin tức quan trọng khác, trong đó phát biểu của chủ tịch FED sẽ rất được chú ý.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 29/11 đa phần đi xuống khi nhà đầu tư chờ đợi thêm các tín hiệu kinh tế trong tuần này bao gồm số liệu việc làm, giá cả và phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.

Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,59% còn gần 10.984 điểm. S&P 500 mất 0,16% và dừng ở gần 3.958 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích 0,01% lên gần 33.853 điểm.

Theo CNBC, nhà đầu tư đang đợi các số liệu kinh tế trong những ngày còn lại của tuần này, bao gồm số việc làm cần tuyển dụng công bố vào hôm 30/11, báo cáo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 10 công bố hôm 1/12 và báo cáo việc làm tháng 11 thông báo vào hôm 2/12.

Các số liệu nói trên sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý tới bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Trung tâm Hutchins về Chính sách Tài khóa và Tiền tệ hôm 30/11 để có thêm căn cứ phán đoán định hướng lãi suất trong thời gian tới của ngân hàng trung ương Mỹ.

Hôm 28/11, các nhà hoạch định chính sách của Fed nhấn mạnh rằng họ sẽ tăng chi phí vay lên cao hơn nữa để kìm chế lạm phát. Một quan chức cấp cao dự kiến lãi suất sẽ được đẩy lên cao hơn dự báo của ông vài tháng trước.

Chia sẻ với các phóng viên tại sự kiện mới đây, ông John Williams, Chủ tịch Fed chi nhánh New York, cho hay: “Nhu cầu dành cho lao động và các mặt hàng trong nền kinh tế cao hơn so với tôi tưởng, và lạm phát cơ sở cũng vậy.

Do đó, đỉnh của lãi suất chính sách cần phải lên cao hơn đôi chút so với dự báo hồi tháng 9”. Ông Williams cũng đang là Phó Chủ tịch của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed.

Theo Bloomberg, thời kỳ tiền rẻ đã ngừng lại vào năm 2022, khi các ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt để chiến đấu với lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản từ mức gần bằng 0 lên 4% chỉ trong vòng 6 tháng.

Doanh nghiệp, quốc gia và người tiêu dùng từng mạnh tay vay nợ khi tiền rẻ, giờ đây đang đối mặt với những căng thẳng mới. Việc điều kiện tín dụng đột ngột bị thắt chặt không chỉ tăng rủi ro suy thoái và vỡ nợ, mà còn làm dấy lên nỗi lo về những lỗ hổng tài chính trước kia từng được lấp đầy bởi các khoản vay.

Việc giữ lãi suất thấp đã mở ra một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường tài chính Mỹ, ngoại trừ thời gian sụt giảm ngắn và sâu do COVID vào năm 2020. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 580% kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008.

Đồng thời, động thái nới lỏng cũng dẫn tới các khoản nợ ngày càng lớn của doanh nghiệp và quốc gia. Theo dữ liệu được Giáo sư tài chính Ed Altman tổng hợp, trong giai đoạn 2007 - 2020, tỷ lệ nợ chính phủ trên tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) đã tăng từ 58% lên 98%. Nợ của doanh nghiệp phi tài chính so với GDP tăng từ 77% lên 97%.

1.png

Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận cao hơn những tài sản an toàn như Trái phiếu Kho bạc Mỹ, các nhà đầu tư đã ném tiền vào doanh nghiệp, mua trái phiếu rủi ro với lợi suất cao, mà bỏ qua đánh giá tín dụng kém.

Bất chấp khoản nợ ngày càng phình to, lạm phát vẫn được kiểm soát tại đa số các nền kinh tế phát triển. Ở Mỹ, lạm phát hiếm khi chạm tới mục tiêu 2% của Fed.

GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán đã có những sự điều chỉnh chững lại trong phiên hôm qua và vẫn trên đà giảm trước các áp lực FED tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay trong tháng 12. Hiện tỉ lệ FED tăng lãi suất 75 điểm cơ bản đã tăng lên hơn 33%.

2.png


Trong bối cảnh lạm phát có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với mức mục tiêu đã kỳ vọng 2% do đó việc dừng tăng lãi suất hiện tại có thể là chưa phải thời điểm thích hợp. Trong khi đó lợi suất trái phiếu cũng đã có những dấu hiệu tăng trở lại với các kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ từ FED.

Bên cạnh đó tâm lý thị trường lo ngại tin tức lao động sẽ không tốt sau các loạt thông tin sa thải nhân viên và thu hẹp quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh ở thời điểm lãi suất tăng cao như hiện tại.

3.png


Đồ thị chỉ số chứng khoán có thể đang chững lại nhưng trong xu hướng hiện tại thì khả năng giảm vẫn đang cao hơn và xác xuất phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 3900 sẽ quay trở lại trong những thời điểm sắp tới.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn cũng tăng trở lại đang là tín hiệu rõ ràng để nhận thấy kỳ vọng tăng lãi suất của FED trở nên rõ ràng hơn.

Khi đã có những đánh giá về tâm lý thị trường và xu hướng phục hồi tăng của lợi suất trái phiếu trước khi FED công bố chính sách thì chúng ta có thể thấy rằng động lực hỗ trợ cho USD phục hồi đang trở lại. HIện USD vẫn đang đóng vai trò là kênh trú ẩn cũng như sự dịch chuyển dòng tiền khi chênh lệch lợi suất trái phiếu tăng lên.

Cũng trong thời điểm này lợi suất trái phiếu các kỳ hạn ngắn hạn đang tăng mạnh hơn so với dài hạn kéo theo đó là các lo ngại suy thoái kinh tế diễn ra nhanh hơn.

4.png


Phân tích kỹ thuật chỉ số USD index hiện đang có những tín hiệu đảo chiều tăng trở lại, có thể với diễn biến này chúng ta sẽ mua vào ở vùng 106.0-106.2, kỳ vọng đà tăng trở lại ngưỡng trên 109

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG


Kim loại quý rạng sáng hôm nay tăng nhẹ khi các nhà giao dịch và giới đầu tư phản ứng với khảo sát niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ do Conference Board tiến hành. Kết quả khả sát cho thấy niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 11. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống 100,2 trong tháng 11 từ mức 102,2 trong tháng 10. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7. Cuộc khảo sát này cho thấy người tiêu dùng Mỹ tiếp tục lo lắng quá mức về lạm phát ở mức cao và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.

5.png


Trên đồ thị đang thể hiện lợi suất trái phiếu và đồng USD phục hồi tăng như nhận định ở trên, đang là các dấu hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh giảm của Vàng sẽ trở lại, mặc dù trên đồ thị phân tích kỹ thuật giá Vàng vẫn đang chưa xuất hiện tín hiệu giảm như dự báo nhưng trong thời gian này có thể giá sẽ chững lại và khi nến H4 xuất hiện tín hiệu sell chúng ta có thể giao dịch theo xu hướng giảm với xác xuất sẽ cao hơn.

Vùng kháng cự quan trọng 1755 là điểm chờ sell tương đối hợp lý, vùng hỗ trợ kỳ vọng 1700 và có thể giá sẽ giảm về lại ngưỡng 1680 trong thời gian tới.

NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU


Giá dầu đã tăng tại phiên giao dịch ngày 29-11 do kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, và lo ngại rằng OPEC+ sẽ giữ sản lượng không đổi trong cuộc họp sắp tới.

Cũng trong ngày 29-11, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này đã giảm thêm 7,85 triệu thùng trong tuần trước sau khi giảm 4,2 triệu thùng ở tuần trước đó. Mức giảm này cao hơn gấp 3 lần so với dự đoán của các nhà phân tích là giảm 2,487 triệu thùng.

Cũng theo API, tồn kho xăng của Mỹ tăng 2,85 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25-11; dự trữ sản phẩm chưng cất cũng tăng 4,01 triệu thùng.

Tin tức từ API đã nhanh chóng thúc đẩy giá dầu tiến về phía trước.

Tuy nhiên, sự leo dốc của giá dầu đã bị cản trở bởi những lo ngại rằng OPEC+, bao gồm Nga, sẽ không điều chỉnh kế hoạch sản lượng của họ tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 4-12.

Theo Reuters, có 5 nguồn tin từ OPEC+ cho biết OPEC+ có khả năng giữ nguyên chính sách sản lượng dầu tại cuộc họp tới, trong khi 2 nguồn tin cho biết việc cắt giảm sản lượng bổ sung cũng có thể được xem xét. Tuy nhiên, cả hai đều không đề cao khả năng về một đợt cắt giảm nữa.

OPEC+ bắt đầu hạ mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào tháng 11 nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu.

Các thị trường cũng đang đánh giá tác động của việc phương Tây sắp đặt giá trần đối với dầu của Nga. Mức giá trần được thảo luận là từ 65-70 USD/thùng nhằm hạn chế doanh thu của Moscow mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến nay các thành viên của Liên minh châu Âu vẫn chưa thống nhất được mức giá trần.

Mức giá trần sẽ được áp dụng từ ngày 5-12. Nếu không có thỏa thuận nào, EU sẽ thực hiện các biện pháp khắc nghiệt hơn đã được thống nhất vào cuối tháng 5 - cấm nhập khẩu tất cả dầu của Nga từ ngày 5-12 năm nay và sản phẩm từ dầu từ 5-2-2023.

6.png


Phân tích kỹ thuật hiện tại trên đồ thị cho thấy giá Dầu đang chững lại và cũng đang hình thành nến đảo chiều giảm tiếp diễn. Chiến lược bán vùng 85 $/thùng đã có lợi nhuận và có thể trong hôm nay giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm hướng về mức 80$/thùng trước khi đi ngang tích lũy chờ đợi cuộc họp OPEC+

Vùng giá có thể sell hiện 84-85$/thùng

Good luck!
Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
https://vietnambiz.vn/ky-nguyen-tie...anh-nghiep-cac-quoc-gia-20221129105759472.htm

Theo Bloomberg, thời kỳ tiền rẻ đã ngừng lại vào năm 2022, khi các ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt để chiến đấu với lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản từ mức gần bằng 0 lên 4% chỉ trong vòng 6 tháng.
Doanh nghiệp, quốc gia và người tiêu dùng từng mạnh tay vay nợ khi tiền rẻ, giờ đây đang đối mặt với những căng thẳng mới. Việc điều kiện tín dụng đột ngột bị thắt chặt không chỉ tăng rủi ro suy thoái và vỡ nợ, mà còn làm dấy lên nỗi lo về những lỗ hổng tài chính trước kia từng được lấp đầy bởi các khoản vay.
Vì sao tiền trước đây rẻ thế?

Ngân hàng trung ương đã nới lỏng tiền tệ nhằm ngăn không cho Khủng hoảng Tài chính 2008 gây ra một cuộc suy thoái. Các ngân hàng đã sử dụng lãi suất và những giải pháp khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Lãi suất đã được giữ ở mức thấp trong nhiều năm khi nền kinh tế phục hồi chậm chạp. Đại dịch COVID bùng phát một lần nữa khiến các ngân hàng trung ương mạnh tay nới lỏng chính sách.
Fed hạ lãi suất về gần bằng 0 vào đầu năm 2020 và tới tháng 3/2022 mới nâng lên. Trước đó, Fed liên tục giữ lãi suất thấp từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2015.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...nd-rate-upper-20221129111841547.png?width=700
Fed và đa số các ngân hàng trung ương đều theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng trong hơn một thập kỷ qua.
Kết quả của tiền rẻ

Việc giữ lãi suất thấp đã mở ra một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường tài chính Mỹ, ngoại trừ thời gian sụt giảm ngắn và sâu do COVID vào năm 2020. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 580% kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008.
Đồng thời, động thái nới lỏng cũng dẫn tới các khoản nợ ngày càng lớn của doanh nghiệp và quốc gia. Theo dữ liệu được Giáo sư tài chính Ed Altman tổng hợp, trong giai đoạn 2007 - 2020, tỷ lệ nợ chính phủ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng từ 58% lên 98%. Nợ của doanh nghiệp phi tài chính so với GDP tăng từ 77% lên 97%.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...ebt-to-gdp-us-20221129113327315.png?width=700
Nợ chính phủ của Mỹ đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua.
Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận cao hơn những tài sản an toàn như Trái phiếu Kho bạc Mỹ, các nhà đầu tư đã ném tiền vào doanh nghiệp, mua trái phiếu rủi ro với lợi suất cao, mà bỏ qua đánh giá tín dụng kém.
Bất chấp khoản nợ ngày càng phình to, lạm phát vẫn được kiểm soát tại đa số các nền kinh tế phát triển. Ở Mỹ, lạm phát hiếm khi chạm tới mục tiêu 2% của Fed.
Điều gì đã thay đổi?

Lạm phát bắt đầu tăng nhanh vào năm 2021 khi những hạn chế COVID được dỡ bỏ, trong khi chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn. Vào năm 2022, lạm phát đã lên 9% tại Mỹ và hơn 10% tại châu Âu do khủng hoảng năng lượng và tác động từ cuộc xung đột Ukraine.
Dẫn đầu bởi Fed, các ngân hàng trung ương bắt đầu nâng lãi suất với tốc độ cao nhất trong vòng 4 thập kỷ. Mục tiêu của các ngân hàng là làm chậm tăng trưởng bằng cách hạ nhu cầu tiêu dùng, với hy vọng rằng giá cả cũng sẽ giảm theo.
Trong giai đoạn tháng 3-11/2022, Fed đã tăng giới hạn trên của Lãi suất Quỹ Liên bang từ 0,25% lên 4%. Các nhà kinh tế dự kiến Fed sẽ nâng lãi suất này lên 5% vào tháng 3/2023, và giữ nguyên trong gần như cả năm sau.
Nhà đầu tư và thị trường chịu ảnh hưởng như thế nào?

Khi quá trình thắt chặt bắt đầu, thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm 25% từ mức đỉnh do các nhà đầu tư lo ngại sự chậm lại của hoạt động kinh tế.
Giá trái phiếu đã tụt mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, khi kỳ vọng những đợt phát hành mới mang lại lợi tức cao hơn khiến các trái phiếu đã phát hành mất đi giá trị. Các doanh nghiệp được xếp hạng đầu tư (investment-grade) hoặc có lợi suất cao (high-yield grade) đều cắt giảm hoạt động đi vay.
Bất động sản, một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế Mỹ, đã chứng kiến doanh số chậm lại đáng kể. Những nhà đầu tư có xu hướng né tránh loại tài sản nhiều rủi ro, chẳng hạn như các khoản vay có đòn bẩy.
Tác động tới người tiêu dùng và doanh nghiệp

Ở Mỹ, tính đến tháng 11, lợi suất trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng đầu tư đã lên khoảng 6%, trong khi lợi suất trái phiếu lợi suất cao gần chạm 10%. Đồng thời, doanh nghiệp còn đối mặt với chi phí lao động tăng, đặc biệt ở những lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe.
Người mua nhà cũng đang đối mặt với những khoản chi trả lãi suất hàng tháng ngày càng đắt đỏ. Lãi suất thế chấp cố định trong 30 năm đã vượt qua 7%, mức cao nhất trong vòng hai thập kỷ.
[Broken External Image]:https://cdn.vietnambiz.vn/188191220...inf-2008-1022-20221129114437961.png?width=700
Trong nhiều năm liên tiếp, lạm phát tại Mỹ đã dưới 2%.
Và bất chấp việc người lao động Mỹ được tăng lương đáng kể trong hai năm qua, lạm phát kỷ lục đang bắt đầu ăn mòn thu nhập.
Ngoài nước Mỹ, việc Fed tăng lãi suất cũng đang làm đồng USD mạnh lên. Kết quả là những khoản nợ bằng USD của các thị trường mới nổi đang ngày càng đắt đỏ.
Rủi ro khi tiền không còn rẻ

Tiền rẻ ở Mỹ đã khiến cho nợ của những doanh nghiệp rủi ro nhất ngày càng tăng, đặc biệt là các công ty được quỹ đầu tư tư nhân sở hữu.
Tỷ lệ nợ trên thu nhập đã tăng lên trên thị trường cho vay có đòn bẩy trong vòng 10 năm qua. Các khoản vay có thế chấp đang trở nên ngày càng rủi ro.
Trên toàn cầu, “doanh nghiệp thây ma” - những công ty không kiếm đủ tiền để trang trải cho chi phí - đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Chi phí đắt đỏ hơn, từ vốn, lao động cho tới hàng hóa, đã tạo ra kỳ vọng rằng nguy cơ vỡ nợ sẽ tăng lên, đặc biệt tại những doanh nghiệp nhiều nợ.
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính khác

Các quy tắc cho vay đã được thắt chặt sau sự sụp đổ của thị trường tín dụng vào năm 2008. Tuy vậy, tốc độ tăng lãi suất đang làm gia tăng lo ngại rằng một phần nào đó trong hệ thống tài chính sẽ bị phá vỡ.
Vào tháng 9, chiến lược phòng ngừa rủi ro thường được các quỹ hưu trí của Anh sử dụng đã phản tác dụng, khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã phải can thiệp để xoa dịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường.
Có lý do cho sự lạc quan?

Cho đến nay, người tiêu dùng Mỹ và những người đi vay vẫn đủ sức chịu đựng. Khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng sau đại dịch đã giúp nhiều doanh nghiệp tái cấp vốn cho các khoản nợ ở mức lãi suất thấp.
Các khoản kích thích trong đại dịch và mức lương cao hơn sau đó đã giúp hộ gia đình có một tấm đệm để vượt qua một số suy thoái kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ rủi ro của người tiêu dùng trong vay thế chấp và mua ô tô đã giảm kể từ năm 2006, theo một báo cáo của UBS.
 
Thị trường có vẻ không phản ứng nhiều với các tin tức tối nay, tâm điểm trong tuần vẫn nằm ở báo cáo lao động
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 226 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,046 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,276 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,322 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên