[Góc nhìn] Rủi ro xung quanh “mục tiêu kép” của FED - Hãy mong họ sớm sửa những sai lầm!

[Góc nhìn] Rủi ro xung quanh “mục tiêu kép” của FED - Hãy mong họ sớm sửa những sai lầm!

[Góc nhìn] Rủi ro xung quanh “mục tiêu kép” của FED - Hãy mong họ sớm sửa những sai lầm!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,113
29,769
Ông Powell vẫn giữ thái độ ôn hoà trước những dữ liệu lạm phát mạnh mẽ gần đây, và nó đã thúc đẩy những tranh luận rằng FED liệu có quá "thờ ơ" với lạm phát hay không, liệu giá cả có tiếp tục tăng lên trong những tháng tới và để lại những hậu quả kinh tế? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời anh em cùng đến với một góc nhìn cực hay từ WallStreetJournal nhé!

-----​

Cục Dự trữ Liên bang (FED) đặt cược rằng lạm phát do nguồn cung sẽ chỉ là nhất thời - nhưng nó còn phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát!

Mục tiêu kép của FED…

Mùa hè năm ngoái, FED đã công bố một khuôn khổ tiền tệ mới. Vì lạm phát liên tục ở dưới mục tiêu 2% trong nhiều năm, FED muốn lạm phát tăng nhẹ trên 2% để nó tiếp cận mức trung bình 2% theo thời gian. Để đạt được điều này, FED sẽ cho phép nền kinh tế nóng lên. Lãi suất thấp gần như bằng 0 và việc mua trái phiếu sẽ khiến nhu cầu hồi phục và tỷ lệ thất nghiệp quay trở lại mức trước đại dịch (dưới 4%). Điều này sẽ đưa lạm phát lên trên mức 2% trong một khoảng thời gian, một quá trình được cho là sẽ mất một vài năm.

Chín tháng sau, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 6% và biên chế lao động vẫn thấp hơn 7.6 triệu người so với mức trước đại dịch. Tuy nhiên, lạm phát lõi hàng năm (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) đã đạt 3.8% vào tháng 5, cao nhất trong 29 năm và đang ở mức 8% hàng năm trong 3 tháng qua, và lạm phát hàng năm có khả năng duy trì trên mức 3% trong phần còn lại của năm nay.

Các nhà kinh tế dự đoán sẽ có một số áp lực về giá khi nền kinh tế mở cửa trở lại, NHƯNG KHÔNG Ở MỨC CAO NHƯ THẾ!

Screen Shot 2021-07-16 at 18.55.10.png


Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Thứ nhất,
nhu cầu đã trở lại nhanh hơn dự kiến, một phần là do hai đợt kích thích tài khoá (chính phủ trợ cấp tiền cho người dân). Tháng 9 năm ngoái, Fed dự kiến tăng trưởng kinh tế là 4% trong năm nay. Nhưng đến tháng 3, mức tăng đã lên đến 6.5%.

Thứ hai, nguồn cung đã bị gián đoạn do những ảnh hưởng của các sự vụ kỳ lạ. Đó là việc giảm sản lượng do đại dịch gây ra, là sự thay đổi trong mô hình nhu cầu, là việc một tàu chở hàng làm nghẽn kênh đào Suez, là hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất vi mạch của Nhật Bản, và là một cơn bão mùa đông hiếm thấy ở Texas. Tất cả đã khiến mọi thứ từ ô tô, gỗ xẻ đến cả cánh gà bị thiếu hụt nguồn cung. Và điều gây sốc nhất có lẽ là những công nhân đã rời lực lượng lao động vào năm ngoái vẫn chưa trở lại, gây nên áp lực tăng lương bởi sự thiếu hụt lao động.

Trước đây, Mỹ đã trải qua những cú sốc về nguồn cung, chủ yếu liên quan đến dầu mỏ, nhưng hiếm khi xảy ra cùng một lúc. Các cú sốc về nguồn cung ảnh hưởng đến lạm phát khác với sự “quá nóng” của nền kinh tế mà Fed cho rằng sẽ đạt đến vào năm 2024, bởi vì chúng không nhất thiết liên quan đến việc gia tăng sản lượng kinh tế. Ví dụ, theo Cox Automotive, doanh số bán ô tô đã qua sử dụng trong năm nay gần như ngang bằng với năm 2019. Nhưng nguồn cung đã bị kìm hãm do những người thuê xe lâu hơn và các đại lý cho thuê xe có ít xe để kinh doanh hơn. Theo Bộ Lao động, giá đã tăng 18% trong hai tháng qua, đóng góp khoảng 0.5% vào lạm phát chung.

Lương tăng nói chung là một dấu hiệu của một thị trường lao động “căng thẳng”, có thể thu hút nhiều nhân công tham gia vào lực lượng lao động hơn, tuy nhiên nó không xảy ra vào lúc này. Trợ cấp thất nghiệp gia tăng và tình hình dịch bệnh đang khiến nhiều người không trở lại làm việc. Trong tháng 5, lực lượng lao động thực sự giảm dần (tỷ lệ thất nghiệp tăng lên so với trước đó).

Vấn đề của FED…

FED không thể làm gì trước cú sốc nguồn cung. Lãi suất cao hơn sẽ không giúp có nhiều ô tô đã qua sử dụng hơn hoặc gia tăng lực lượng lao động, nhưng nó sẽ làm chậm quá trình phục hồi củ thị trường lao động và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Screen Shot 2021-07-16 at 12.01.04.png


Tuy nhiên FED liên tục lập luận rằng sự gia tăng lạm phát chỉ là nhất thời, sự kết thúc của các chương trình bảo hiểm thất nghiệp bổ sung và sự kết thúc của đại dịch sẽ giúp thị trường lao động tiếp tục mạnh lên vào cuối năm nay. Và trong bất kỳ trường hợp nào, FED muốn lạm phát tạm thời vượt quá 2% để bù đắp cho những năm không đạt được mục tiêu trước đó.

Nhưng có một điều cần lưu ý: tác động lạm phát do cú sốc cung chỉ là tạm thời, nhưng nếu công chúng kỳ vọng mức lạm phát tăng cao hơn một cách dai dẳng trong tương lai thì sẽ khác. Kỳ vọng cao hơn có thể thay đổi hành vi tiền lương và giá cả, và khi đó lạm phát sẽ trở nên tự duy trì.

Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của “kỳ vọng lạm phát” anh em có thể xem lại bài trước:
Bài học từ lịch sử…

Nhớ lại những năm 1970, cũng do kỳ vọng mà các các cú sốc dầu mỏ vào năm 1973 và 1979 đã biến thành lạm phát trên diện rộng, buộc FED phải tăng lãi suất nhanh chóng, dẫn đến suy thoái kinh tế sâu sắc.

Nhưng kể từ những năm 1990, kỳ vọng lạm phát vẫn ở mức 2% ở hầu hết các nước tiên tiến. Kinh nghiệm của Anh về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cung cấp một khuôn mẫu đáng để xem xét. Tỷ lệ thất nghiệp cao, đồng bảng Anh giảm, thuế VAT tăng và một số rào cản trên thị trường lao động đã đẩy lạm phát trung bình lên trên 3% từ năm 2010 đến năm 2011, cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Anh. Sau đó, Adam Posen, một thành viên trong ủy ban chính sách của BoE đã lập luận chống lại việc tăng lãi suất, dự đoán rằng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu. Và ông ấy đã đúng.

Ông Posen, hiện là chủ tịch của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết Fed ngày nay đối mặt với rủi ro lạm phát ít hơn so với năm 1979, nhưng cao hơn so với ở Anh vào năm 2009. Ông tin rằng Fed nên ngồi lại xem xét và đánh cược rằng tình hình ngày nay là “gần giống với năm 2009 hơn là năm 1979. Nhưng nó không rõ ràng như khi tôi [Posen] còn ở BoE.”

Thật vậy, nền kinh tế Mỹ hiện đang tăng trưởng vượt bậc nhờ vắc xin và kích thích tài chính. Một số đợt tăng giá, chẳng hạn như tiền thuê nhà, có thể không phải là tạm thời; và một số sự suy giảm lực lượng lao động có thể là vĩnh viễn. Theo một số cuộc khảo sát gần đây, thị trường trái phiếu dự kiến lạm phát sẽ quay trở lại trên mức 2% trong những năm tới, nhưng các hộ gia đình thì không nghĩ vậy, họ vẫn KỲ VỌNG nó Ở MỨC CAO.

inflation 02.jpeg

Fed nên làm gì?

Trong nhiều tháng chúng ta sẽ không biết liệu sự gia tăng lạm phát có phải là nhất thời hay không; Trong khi đó, thị trường trái phiếu vẫn không thể hiện sự lo ngại.

Tuy nhiên, kịch bản đã khác biệt rõ rệt và đáng báo động hơn so với dự đoán của FED chỉ 6 tháng trước đó. Các quan chức vẫn chưa thừa nhận rằng kịch bản đã thay đổi. Về mặt công khai, mối quan tâm của họ vẫn tập trung vào mục tiêu toàn dụng lao động, và cho thấy họ ít quan tâm hơn đến lạm phát. Nhưng từ tuần này trở đi, hãy mong họ sửa chữa lại những quan điểm sai lầm đó.

Tham khảo: WallStreetJournal
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,909 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 178 Xem / 35 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 194 Xem / 9 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 30 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 975 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên