Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) - Phần 9: 3 cách vào lệnh tại vùng order block

Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) - Phần 9: 3 cách vào lệnh tại vùng order block

Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) - Phần 9: 3 cách vào lệnh tại vùng order block

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,386
29,034
Chúng ta đã đi được kha khá nội dung về hệ thống SMC rồi. Có thể nói quy trình phân tích cũng đã khá rõ ràng. Anh em nào chưa nắm thì có thể đọc lại bài viết trước đó của mình ở link bên dưới nhé:

Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) - Phần 8: Cách kết hợp Wyckoff và Order Block để tìm điểm vào đẹp

Phần này chúng ta tìm hiểu một vài loại điểm vào lệnh và cách xác định được tín hiệu vào lệnh đơn giản nhưng có xác suất thắng cao.

Phần sau sẽ là bài viết cuối cùng trong seri bài về hệ thống SMC. Sau bài viết đó có thế mình sẽ viết thêm một vài bài chia sẻ những mẹo hay trong hệ thống này và một vài chiến lược được phát triển dựa trên hệ thống SMC.

3 loại điểm vào lệnh theo hệ thống SMC, bao gồm:
  1. Điểm vào lệnh thông thường
  2. Điểm vào lệnh rủi ro
  3. Điểm vào lệnh thận trọng
Chúng ta sẽ nói về cả ưu và nhược điểm của từng loại và cách thức giao dịch với những tín hiệu vào lệnh này.

Điểm vào lệnh thông thường


Điểm vào lệnh thông thường về cơ bản đó là điểm đặt lệnh buy/sell limit tại vùng order block. Mà kiểu điểm vào này thì mình cũng đã nói khá nhiều trong các bài viết trước đó rồi.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

1.png


Có thể thấy chúng ta chỉ cần xác định được vùng order block và đặt lệnh sell limit và chờ giá hồi về là được.

Ưu điểm của kiểu tín hiệu này đó là bạn có cơ hội cao khớp lệnh nhưng nhược điểm của nó đó là để có được tỷ lệ RR cao thì lại rất khó bởi vì giá có khả năng cao giá quay ngược trở lại và hit dừng lỗ ở điểm huề vốn trước khi chúng ta kiếm được lợi nhuận.

Như biểu đồ trên ta thấy, đường ngang màu xanh là vùng order block, chúng ta đặt lệnh sell limit và dừng lỗ phía trên vùng order block này. Và nếu như bạn nhắm đến tỷ lệ RR từ 1:7 trở lên thì lại khác.

Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo bên dưới:

2.png


Như chúng ta thấy, giá đã giảm sau khi bán nhưng sau đó thì nó quay ngược trở lên và hit dừng lỗ của chúng ta trước khi đi đến điểm chốt lời.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/42780/

Điểm vào lệnh rủi ro


Chúng ta qua điểm vào lệnh thứ 2. Đối với điểm vào lệnh này thì trader sẽ đặt điểm vào lệnh ở mức 50% của vùng order block. Như vậy có thể thấy rõ được tỷ lệ RR với điểm vào lệnh này đã tăng lên không ít. Nhưng đổi lại thì khả năng mà trader bị bỏ lỡ tín hiệu lại khá cao, vì giá có thể không khớp lệnh chờ bán mà đã đảo chiều.

Như hình bên dưới là điểm vào lệnh ở mức 50% của vùng order block:

3.png


Trong chiến lược này, để nhắm đến tỷ lệ RR là 1:6 sẽ có khả năng đạt được cao hơn so với điểm vào lệnh thông thường.

Và như biểu đồ bên dưới thì chúng ta thấy giá đã đạt được đến điểm chốt lời mục tiêu của chúng ta trước khi quay ngược trở lại và hit dừng lỗ:

4.png


Và trong giao dịch thực tế thì xác suất để giá khớp lệnh chờ như ví dụ trên là khá hiếm. Khả năng cao là giá sẽ hít điểm dừng lỗ trước hoặc bạn sẽ bị bỏ lỡ tín hiệu sẽ cao hơn.

Nếu bạn muốn sử dụng loại vào lệnh này thì bạn cần phải backtest nhiều để hiểu được đặc tính của kiểu vào lệnh này. Bây giờ chúng ta đi qua loại điểm vào lệnh cuối cùng.

Điểm vào lệnh thận trọng


Đối với điểm vào lệnh nàu thì bạn cần chờ cho giá quay trở lại vùng order block để tạo ra một cú phá vỡ cấu trúc rõ ràng rồi sau đó đặt lệnh chờ ở vùng order block mới.

Ưu điểm của kiểu vào lệnh này đó là bạn có thể tránh được nhiều giao dịch xấu và kém chất lượng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là bạn có thể bỏ lỡ những giao dịch có xác suất cao.

Cụ thể anh em nhìn ví dụ bên dưới để nắm được cách thức giao dịch với điểm vào lệnh này nhé:

5.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/5092/

Vùng kẻ ngang màu xanh là vùng order block, chúng ta cần chờ giá hồi về vùng này sau đó tạo được một tín hiệu phá vỡ cấu trúc rõ ràng. Bạn cần chú ý vào 2 điều:
  1. Thứ nhất đó là một nến mạnh phá vỡ cấu trúc giá.
  2. Thứ 2 đó là không có đuôi nến tại thời điểm phá vỡ cấu trúc.
Như hình bên dưới ta thấy giá có dấu hiệu phá vỡ cấu trúc nhưng lại có đuôi nến dưới khá dài (mũi tên ngang màu đen), cho thấy đây là một cú phá vỡ giả chứ chưa thực sự phá vỡ được cấu trúc:

5.png


Vậy tại thời điểm này chúng ta vẫn chưa tìm tín hiệu giao dịch được. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta thấy lại thêm một tín hiệu phá vỡ cấu trúc không rõ ràng ở đây:

6.png


Nhưng đến biểu đồ này thì chúng ta đã thấy được tín hiệu phá vỡ cấu trúc rõ ràng với nến giảm mạnh và không có đuôi nến:

7.png


Vậy bước tiếp theo của chúng ta đó là tìm một vùng order block mới để giao dịch. Và như hình bên dưới, vùng ô vuông màu xanh bên dưới là vùng order block mới của chúng ta. Bạn có thể đặt lệnh chờ bán ở vùng này:

8.png


Với tỷ lệ RR khoảng 1:5 hoặc 1:6, và chúng ta nhìn phần biểu đồ sau đó ta thấy giá đã đạt đến mục tiêu chốt lời:

9.png


Đây là 3 cách thức xác định điểm vào lệnh, mời anh em tham khảo nhé.

Hết phần 9.

Trích nguồn: YTB
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 601 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,423 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 604 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên