Hệ thống giao dịch sóng Fox - Phần 1: Hệ thống phân tích price action và khối lượng CỰC BÁ ĐẠO

Hệ thống giao dịch sóng Fox - Phần 1: Hệ thống phân tích price action và khối lượng CỰC BÁ ĐẠO

Hệ thống giao dịch sóng Fox - Phần 1: Hệ thống phân tích price action và khối lượng CỰC BÁ ĐẠO

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,019
Xin chào các anh em trader!

Đây sẽ là một series viết về hệ thống giao dịch price action, hệ thống này có tên là “Fox Wave” hay còn gọi là hệ thống sóng Fox. Đây là hệ thống giao dịch chỉ dựa trên biểu đồ nến và phân tích khối lượng. Và tất nhiên trong các phân tích chúng ta chỉ sử dụng biểu đồ trần chứ không dùng bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào, kể cả việc phân tích khối lượng cũng vậy.

Hệ thống này không có yêu cầu nhiều về thời gian giao dịch và chủ yếu tập trung vào các mô hình sóng, khi các mô hình này hoàn thành chúng ta sẽ tìm điểm vào và thoát lệnh cho giao dịch.

Chúng ta sẽ dựa trên 9 nến để xác định thời gian tồn tại và kết thúc của một mô hình sóng cụ thể và cũng dựa vào đó để xác nhận điểm vào lệnh của chúng ta.

Series này dự là có khoảng 5-6 phần. Ở phần đầu tiên này, chúng ta chủ yếu giới thiệu và nắm được những thành phần quan trọng của hệ thống này. Ở các phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các thành phần, cách thức phân tích, nguyên tắc giao dịch và cách thức lên chiến lược. Vậy ta bắt đầu nhé.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/55950/

Thành phần của hệ thống giao dịch


Hệ thống này bao gồm những phần quan trọng bên dưới đây:
  1. Xác định vùng thời gian của nến để xác định sóng
  2. Mô hình xác nhận sóng
  3. Phân tích khối lượng giao dịch
  4. Phân tích nến
  5. Giao dịch theo sóng Fox – xác định điểm vào lệnh
  6. Phân tích biểu đồ
  7. Đặt dừng lỗ và chốt lời
  8. Thời điểm vàng để giao dịch sóng Fox
Vậy bây giờ chúng ta đi vào 2 phần đầu tiên của hệ thống này.

Phần 1: Xác định vùng thời gian để xác định sóng


Thực tế vùng thời gian ở đây chính là khung thời gian để xác định sóng và trong hệ thống sóng Fox, vùng thời gian của chúng ta sẽ được tính dựa trên khung thời gian mà chúng giao dịch. Tức là nếu anh em đang giao dịch trên H4, thì vùng thời gian sẽ là H4 và trên khung H1 thì vùng thời gian sẽ là H1.

Một sóng Fox sẽ được chia thành 3 sóng phụ, mỗi sóng phụ sẽ bao gồm 3 nến, như vậy sẽ cung cấp cho chúng ta một con sóng hoàn chỉnh gồm 9 nến trước nến giao dịch.

upload_2022-4-7_11-40-18.png

Các bạn nhìn hình trên để hình dung dễ hơn nhé, có thể thấy một sóng Fox sẽ gồm 9 nến được chia thành 3 cụm, mỗi cụm nến sẽ có đặc điểm nhận biết và điều kiện đi kèm riêng.

3 sóng phụ này chúng ta có thể lần lượt đặt tên cho chúng là:
  1. Bắt đầu (Start)
  2. Xác nhận (Confirmation)
  3. Điểm vào lệnh (Entry)
Con sóng phụ quan trọng nhất là con sóng cuối cùng (Entry) và chúng ta chủ yếu tập trung vào con sóng cuối cùng này. Nói vậy nghĩa là 2 con sóng đầu không quan trọng phải không? Không phải nhé, nếu như không có con sóng đầu tiên và thứ 2 thì không thể xác định được con sóng thứ 3. Hơn nữa cần có thêm điều kiện về khối lượng và nến ở cả 2 con sóng này để quyết định sóng thứ 3 và tín hiệu giao dịch của chúng ta. Vậy nên đây là mối quan hệ có ảnh hưởng lẫn nhau, chỉ là khi giao dịch chúng ta chủ yếu tập trung vào sóng thứ 3 để vào lệnh thôi nhé.

Nói vậy nghĩa là không phải cứ chọn đại 9 nến là có sóng Fox để giao dịch đâu nhé anh em, mỗi sóng phụ sẽ có yêu cầu riêng về nến và khối lượng nữa. Nếu không thỏa những điều kiện này thì đó không phải sóng Fox và cũng không có hiệu lực để giao dịch theo hệ thống này nhé.

Còn về các yêu cầu cho 3 con sóng phụ thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở những phần tiếp theo sẽ rõ hơn.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62196/

Mô hình xác nhận sóng


Phần thứ 2 của hệ thống đó là mô hình xác nhận sóng Fox.

Anh em đặc biệt lưu ý, sóng Fox chỉ thực sự hiệu lực nếu mẫu nến này được hình thành ở sóng thứ 3 (Entry). Do đó mô hình này được xem là mô hình xác nhận cho sự kết thúc của sóng và chúng ta có thể bắt đầu giao dịch.

Bạn sẽ đặt giao dịch sau khi sóng có sự xác nhận và phân tích. Anh em nhìn hình bên dưới, đây là yếu cầu về nến của sóng phụ thứ 3:

upload_2022-4-7_11-42-32.png

Mô hình xác nhận bao gồm 3 nến ở sóng phụ thứ 3 và nó được tạo bởi 2 nến bất kỳ giống nhau và theo sau là nến cuối cùng đi ngược lại với 2 nến trước đó. Và nến cuối cùng của sóng phụ thứ 3 đó chính là nến xác nhận cho hướng đi tiếp theo của sóng.

Tức là đối với mô hình giảm giá, chúng ta cần có 2 nến tăng liên tiếp theo sau đó là một nến giảm để xác nhận một sóng Fox giảm giá và ngược lại với sóng Fox tăng giá.

Sau khi xác nhận được sóng phụ thứ 3 này là một sóng hợp lệ, thì bước tiếp theo sẽ là kiểm tra khối lượng của bất kỳ nến nào trong mô hình xác nhận trên. Đồng thời kiểm tra lại khối lượng và nến của 2 con sóng phụ còn lại để bắt đầu quyết định giao dịch.

Hết phần 1....

Phần đầu tiên này, trọng tâm là xác định mô hình sóng Fox và mô hình xác nhận sóng Fox ở con sóng phụ thứ 3. Ở phần tiếp theo sẽ đi sâu hơn về phân tích khối lượng và nến.

Các anh em ủng hộ có thể để lại comment cho Thúy bên dưới bài viết để Thúy tag vào phần tới nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,821 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 799 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,671 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 325 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,484 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên