Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 3: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 3: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)

Hệ thống Market Maker Method của Steve Mauro - Phần 3 - Hồi 3: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,039
Tiếp tục phần tiếp theo, chúng ta đi tiếp những mô hình còn lại được sử dụng trong hệ thống MMM. Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:



Mô hình 6: Các vùng hỗ trợ kháng cự thất bại


Mô hình này được hình thành dưới dạng các vùng tích lũy trong chu kỳ thị trường và hình thành những vùng kháng cự hỗ trợ hiển thị trên biểu đồ. Các vùng hỗ trợ kháng cự này được các nhà giao dịch nhỏ lẻ sử dụng để đưa ra các quyết định.

Các nhà tạo lập thị trường có thể dự đoán những mức này để lên chiến lược cho họ. Nếu nắm được những vùng này thì bạn có thể mua hoặc bán ở những tín hiệu quét dừng lỗ sao cho phù hợp với động thái của các nhà tạo lập thị trường.

Đơn giản nhất đó là mua ở đợt giảm thứ 3 (level 3) và bán ở đợt tăng giá thứ 3.

Mô hình 7: Mô hình The Half Batman (Một nửa người dơi)


Mô hình này thường xảy ra ở giai đoạn tích lũy ở đấp độ 1 (Level 1) và sau đó thì chúng ta có thể giao dịch theo một hướng.

Về cơ bản thì giá không nhất thiết phải di chuyển lần thứ 2 trở về mức cao vì đã có những nhà giao dịch bị mặc kẹt từ phía trên và MM thì không muốn tạo cơ hội cho họ đóng lệnh giao dịch của mình để có lợi nhuận hoặc thậm chí là một khoản lỗ nhỏ.

Thay vào đó giá sẽ được di chuyển xuống để tiếp tục mang lại sự thua lỗ không thể tránh khỏi của các nhà giao dịch nhỏ lẻ.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-26_11-50-17.png

Thị trường sẽ không hình thành lần quét thứ 2 vì đã có đủ giao dịch bị bẫy và họ (tức MM) không muốn cho trader nhỏ lẻ cơ hội để thoát lệnh.

Mô hình sau này chúng ta sẽ nói kỹ hơn trong phần thiết lập giao dịch nhé anh em.



Mô hình 8: Biến động giá hàng tuần


Mô hình biến động giá hàng tuần không ngụ ý về việc sử dụng khung thời gian tuần mà nó đề cập đến mô hình được thấy trong biểu đồ của khung thời gian như M15, H1 hoặc H4 trong khoảng thời gian 1 tuần.

Tuy nhiên thì MM cũng có sự biến động giá theo mùa và do đó nó có thể được nhìn thấy trên các khung thời gian dài hơn, mặc dù là diễn biến hành động giá có thể khá chậm để được giao dịch một cách hiệu quả.

Các bạn nhìn vào hình bên dưới:

upload_2023-9-26_11-50-44.png

Đây là diễn biến giá của một tuần giao dịch từ đầu tuần đến cuối ngày thứ Sáu.

Có thể thấy vào thứ Hai thường là các vùng đặt dừng lỗ sẽ bị kích hoạt đối với những người nắm giữ vị thế mua khá yếu.

Sau đó thị trường đảo chiều vào thứ 3 và bắt đầu hình thành chu kỳ 3 ngày, giá sẽ tăng cho đến khi người mua ở cấp độ cao hơn sẽ bị bẫy thì thị trường sau đó đảo chiều.

Tất nhiên không phải khi nào thị trường cũng chạy theo kiểu này nhưng đây là một trong những hình minh họa cho anh em hình dung được những biến động giá có thể xảy ra trong một tuần giao dịch để chúng ta có thể nắm được vị trí của mình đang ở đâu và lên chiến lược giao dịch cho nó phù hợp.

Các bạn nhìn biểu đồ thực tế:

upload_2023-9-26_11-51-2.png


Như vậy có thể thấy rằng thị trường có khả năng sẽ hình thành đỉnh hoặc đáy vào giữa tuần, cụ thể là thứ 3 hoặc thứ 4 tùy theo chu kỳ 3 ngày được hình thành như thế nào.

Vậy bây giờ chúng ta chuyển qua tìm hiểu mô hình cuối cùng đó là mô hình chu kỳ 3 ngày.






Mô hình 9: Mô hình chu kỳ 3 ngày (3 Day Cycle)


Một kiểu hành vi giá khá điểm hình đó là khi kiểm tra chu kỳ 3 ngày là ta có thể xác định được đỉnh theo sau đó bởi 3 đợt giá đẩy xuống thấp và ngược lại chúng ta cũng có thể xác định được đáy theo sau bởi 3 đợt đẩy giá tăng lên.

Mỗi lần giá di chuyển đến một mức, có thể coi là đạt được hoặc thực hiện được cấp 1 (Level1), cấp 2 (Level 2) hoặc cấp 3 (Level 3).

Cấp 1 và cấp 2 có những kiểu hành vi giá tương đối giống nhau. Tuy nhiên với cấp độ 3 thì xu hướng sẽ gặp khó khăn với phạm vi giá rộng và đại diện cho một vùng mà các tổ chức lớn có thể thu lợi nhuận đồng thời biểu thị cho sự bắt đầu của một giai đoạn tích lũy cho chu kỳ khác.

Lý do cho những hành vi này là:
  • Vào ngày đầu tiên, những nhà giao dịch nhỏ lẻ đang bán và những tổ chức lớn mua vào từ những nhà giao dịch nhỏ lẻ
  • Ngày thứ 2, trader nhỏ lẻ bán và tổ chức lớn tiếp tục mua vào từ họ
  • Tuy nhiên vào ngày thứ 3, những nhà giao dịch nhỏ lẻ vẫn quan tâm đến việc bán và các tổ chức lớn lúc này mua vào nhiều hơn trước rất nhiều
upload_2023-9-26_11-51-46.png


  • Động thái mua vào nhiều như vậy đã khiến thị trường tăng giá mạnh mẽ khiến cho những điểm dừng lỗ của lệnh bán trước đó bị kịch hoạt và cũng có những vị thế kiếm được lợi nhuận (trên thực tế họ đang sử dụng một phương pháp là mở rộng quy mô để kiếm lợi nhuận).
  • Theo sau cú hồi của cấp độ 3 này thì giá đã trở nên biến động mạnh mẽ hơn bởi vì những gì xảy ra với sự thích ứng tâm lý của nhà giao dịch thua lỗ. Sau khi thị trường giảm 3 đợt và các nhà giao dịch thua lỗ này sẽ phản ứng bằng cách thoát khỏi thị trường theo đúng nghĩa đen và họ có thể nghỉ ngơi vài ngày trước khi quay lại để giao dịch. Trong giai đoạn này thị trường có thể biến động nhưng không mạnh cho đến khi các nhà giao dịch nhỏ lẻ quay trở lại thị trường.
Còn tiếp...

Phần tiếp theo chúng ta tiếp tục nói về mô hình chu kỳ 3 ngày này và bắt đầu tìm hiểu những kiểu biến động giá trong ngày cần chú ý nhé.

Mời anh em tham khảo.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên