Hiểu đúng về bản chất "động" của tỷ lệ Reward:Risk và cách quản lý rủi ro cho trader!

Hiểu đúng về bản chất "động" của tỷ lệ Reward:Risk và cách quản lý rủi ro cho trader!

Hiểu đúng về bản chất "động" của tỷ lệ Reward:Risk và cách quản lý rủi ro cho trader!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Xin chào cả nhà!

"Không quan trọng bạn đúng hay bạn sai, mà quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền bạn bạn đúng và mất bao nhiêu khi bạn sai." - Stanley Druckenmiller

"Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì." - Warren Buffett

"Thành thật mà nói, tôi không nhìn thấy thị trường; tôi chỉ thấy rủi ro, phần thưởng, và tiền." - Larry Hite

"Đừng tập trung vào việc kiếm tiền; hãy tập trung vào việc bảo vệ những gì bạn có." - Paul Tudor Jones

Bất cứ khi nào bạn lắng nghe từ một trader và nhà đầu tư thành công, họ đều nói với bạn rằng, bản thân họ, trước hết là một nhà quản lý rủi ro, chứ không phải là một trader. Vâng, không còn nghi ngờ gì nữa, quản lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất với tư cách là một trader, nếu không muốn nói là tối thượng nhất!

Nhưng quản lý rủi ro không chỉ dừng lại ở việc biết quy mô giao dịch và cách đặt lệnh stoploss. Trong trading, thuật ngữ rủi ro bao gồm kỳ vọng của giao dịch, tỷ lệ risk:reward và bản chất "động" của nó. Khái niệm rủi ro động có lẽ là khái niệm quản lý rủi ro ít được nhắc đến nhất trong thế giới retail trading ngày nay. Vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách quản lý rủi ro dưới góc nhìn "động" nhé!

Điểm bắt đầu của mỗi giao dịch


Hãy bắt đầu bằng cách xem xét điểm entry của một giao dịch. Giả sử, chúng ta sẽ vào lệnh mua tại mức giá $100 với điểm dừng lỗ ở $90 và chốt lời ở $120. Khoản lỗ tối đa là $10 và lợi nhuận tiềm năng là $20, điều này sẽ mang lại cho giao dịch tỷ lệ R:R là 2:1.

Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet1.png

Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét những gì xảy ra trong một giao dịch liên quan đến rủi ro, cách tỷ lệ R:R động ảnh hưởng đến các tham số, cách rủi ro thay đổi khi giá di chuyển và cách quản lý giao dịch phát huy vai trò của mình nhé!

Kịch bản 1 - Giá đi vào vùng lợi nhuận


Khi giá di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, khoảng cách giữa điểm dừng lỗ và điểm entry của bạn sẽ tăng lên; và khoảng cách giữa điểm chốt lời và điểm entry của bạn sẽ giảm xuống. Do đó, tỷ lệ R:R trở nên nhỏ hơn.

Cụ thể, nếu giá tăng lên $110, còn stoploss vẫn ở $90 và takeprofit vẫn ở $120, thì lúc này, tỷ lệ R:R của bạn chỉ là 1:2, đảo ngược hoàn toàn so với trước đó.

Tỷ lệ reward:risk nhỏ hơn có nghĩa là bạn mạo hiểm nhiều hơn chỉ để đạt được ít hơn. Trong trường hợp này là trader hiện có rủi ro $20-$10 chỉ để kiếm thêm $10.

Khi giá tiếp tục di chuyển có lợi cho bạn, các thông số rủi ro sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Bạn có nguy cơ trả lại tất cả các khoản lợi nhuận chưa được thực hiện (unrealized profits) của mình và số tiền bổ sung bạn có thể kiếm được (dựa trên mức chốt lời của bạn) trở nên nhỏ hơn sau mỗi tick giá. Thời điểm tồi tệ nhất trong vòng đời của một cú trade là khi giá sắp chạm vào lệnh chốt lời và bạn có nguy cơ trả lại mọi thứ, trong khi lợi nhuận tiềm năng là rất nhỏ.

Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet2.png

Bài học 1: Đối xử với lợi nhuận chưa được thực hiện như thể chúng đã là của bạn. Đừng mạo hiểm quá nhiều chỉ để kiếm thêm một chút!

Kịch bản 2 - Giá di chuyển chống lại bạn


Dựa trên những gì vừa thảo luận, bạn có thể nghĩ rằng, khi giá di chuyển ngược lại với bạn, các điều kiện sẽ được cải thiện? Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Trong trường hợp giá giảm xuống còn $95 (SL vẫn ở $90 và TP vẫn ở $120), lúc này, tỷ lệ R:R sẽ là 5:1. Tuy nhiên, đồng thời, giá phải tăng thêm $25 thay vì $20 ban đầu để đạt đến mục tiêu chốt lời.

Tại thời điểm này, bạn phải đưa ra quyết định liệu có nên tin rằng ý tưởng giao dịch của mình vẫn còn hiệu lực hay không. Khoảng cách xa hơn mà giá cần phải di chuyển là điều mà hầu hết các trader không tính đến, nhưng nó sẽ làm suy yếu các điều kiện của cú trade. Giá sẽ khó đạt được mục tiêu hơn nhiều và thời gian nắm giữ sẽ tăng lên đáng kể.

Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet3.png

Sai lầm lớn nhất của các trader trong một kịch bản như vậy là chờ đợi để thoát ra và hoà vốn. Hãy nhớ rằng, ý tưởng giao dịch ban đầu của bạn là dựa trên mức mục tiêu $120, vậy nếu tất cả những gì bạn nghĩ đến khi thua lỗ là thoát ra ở mức $100, thì tốt hơn hết, bạn nên thoát ra ngay bây giờ mà không phải mạo hiểm thua sâu hơn.

Cần lưu ý gì với các quyết định quản lý giao dịch?


Phương án 1: Sử dụng một lệnh trailing stop


Khi giá đã di chuyển có lợi cho bạn, hãy nghĩ đến việc đặt dừng lỗ sao cho nó bảo vệ lợi nhuận và cải thiện các điều kiện rủi ro trong giao dịch của bạn.

Khi giá ở mức $110, bạn có thể đặt stoploss ở mức $100 với mức chốt lời vẫn ở $120, như vậy, tỷ lệ R:R đã tăng lên 1:1.

Khi dùng trailing stop, khía cạnh quan trọng nhất chính là chọn một cách tiếp cận hợp lý. Không có ích lợi gì khi bạn trailing stop quá sớm và quá gần để phải chịu nguy cơ dính stoploss trong lúc giá điều chỉnh cả.

Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet4.png

Phương án 2: Break-even stops


Đây có lẽ là một trong những khái niệm bị hiểu lầm nhiều nhất trong trading. Các trader tin rằng họ có một giao dịch "phi rủi ro" vì điểm dừng lỗ của họ là ở điểm vào lệnh.

Mình hy vọng rằng, đến lúc này, bạn đã hiểu ra rằng không có gì là phi rủi ro trong trading!

Nếu giá đi lên và tài khoản của bạn hiển thị những khoản lợi nhuận chưa thực hiện, bạn có thể mất những khoản lợi nhuận đó. Với một lệnh dừng lỗ ngay mức hoà vốn, bạn sẽ có nguy cơ mất lợi nhuận chưa được thực hiện của mình! Đặc biệt, nếu bạn dời stoploss quá gần hoặc quá sớm, thì bản chất "động" của giá thường sẽ chạm SL trước khi tiếp tục xu hướng giao dịch.

Vì vậy, bạn nên tránh đặt stoploss tại mức hoà vốn nếu tất cả những gì bạn muốn làm là giao dịch "không có rủi ro". Thay vào đó, hãy di chuyển điểm dừng lỗ của bạn theo sau giá, tại một ngưỡng hợp lý. Thông thường, bạn có thể tìm được các điểm dời dừng lỗ dựa trên các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự tự nhiên.

Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet5.png


Phương án 3: Đóng lệnh trước mục tiêu chốt lời


Bạn có thường đóng lệnh trước khi chạm TP không? Mình cá là có đấy!

Nếu bạn đóng lệnh ở mức $110 (thay vì $120), thì bạn đã giảm tỷ lệ R:R từ 2:1 ban đầu xuống còn 1:1. Thật tệ! Bạn vừa cắt giảm một nửa lợi nhuận, dù rủi ro ban đầu không đổi.

Nếu một trader thường xuyên đóng lệnh quá sớm, anh ta sẽ giảm tuổi thọ của hệ thống giao dịch xuống. Bạn có thể biến một hệ thống có khả năng sinh lời thành một hệ thống thua lỗ bằng cách cắt giảm lợi nhuận của mình quá sớm.

Bạn có thể phá sản bằng cách chốt lời như thế đấy!

Phương án 4: Cắt lỗ trước khi chạm dừng lỗ


Việc cắt lỗ trước điểm dừng lỗ là điều mà các trader không thường xuyên làm. Lý do là một khi giá đã tăng thì nhu cầu thoát khỏi giao dịch là hiển nhiên, nhưng một giá đã giảm rồi, thì việc mất thêm một chút nữa dường như không phải là vấn đề lớn.

Một trader đóng lệnh tại mức $95 thay vì chờ giá chạm mức SL $90 sẽ giảm được một nửa khoản lỗ tiềm năng của mình.

Trong ví dụ trước, chúng ta đã nói rằng việc chốt lời quá sớm có thể làm hỏng hệ thống giao dịch, thì trong trường hợp này, việc cắt lỗ sớm có thể cải thiện cho hệ thống giao dịch.

Như Marty Schwartz đã từng nói: "Hãy học cách chấp nhận thua lỗ. Điều quan trọng nhất trong việc kiếm tiền là không để thua lỗ tuột khỏi tầm tay bạn."

Phương án 5: Gồng lỗ


Hieu-dung-ve-ban-chat-dong-cua-ty-le-reward-risk-cach-quan-ly-rui-ro-TraderViet6.jpeg


Đây là điều nên tránh trong 99% mọi tình huống. Mặc dù việc gồng lệnh khi giao dịch đang thua trông có vẻ tốt, nhưng nó có thể phá huỷ tinh thần và xoá sổ toàn bộ tài khoản giao dịch của bạn.

Mặc dù gồng lỗ có thể làm tăng tỷ lệ R:R, nhưng như đã nói trước đó, giá sẽ phải di chuyển một khoảng cách xa hơn một khi nó di chuyển ngược hướng với bạn. Việc gồng lỗ sẽ không thực sự cải thiện tình hình vì trader bây giờ phải đi một khoảng cách xa hơn nhiều thì mới chốt được lời.

Hơn nữa, trader thường mất tập trung và quên mất ý tưởng giao dịch ban đầu của họ mỗi khi gồng lỗ!

Phương án 6: Gồng lời


Việc mở một vị thế mới với cùng một mức dừng lỗ, chốt lời sau khi giá đã di chuyển có lợi cho bạn sẽ làm giảm tuổi thọ của giao dịch. Tỷ lệ R:R của trade thứ 2 sẽ nhỏ hơn so với trade đầu tiên.

Việc gồng lời sẽ làm giảm tỷ lệ R:R tổng thể và cả tuổi thọ của giao dịch nữa!

Tuy nhiên, "scaling in" vào một trade thắng có thể là một chiến lược tốt nếu nó được thực hiện cẩn thận và có kế hoạch trước. Nếu bạn không nhận thức được rằng mình đang làm trade thắng xấu đi thì tốt hơn hết, nên tránh "scaling in" nhé. Bởi lẽ bạn có thể kết thúc bằng một thua lỗ nhanh hơn nhiều vì giá chỉ cần đảo ngược một chút là đã quét sạch lợi nhuận của bạn rồi.

Kết luận: Rủi ro là một khái niệm động


Mục đích của bài viết này là minh hoạ cho các bạn hiểu về khái niệm tỷ lệ R:R động và chỉ rõ ra những hiểu lầm về khái niệm lợi nhuận chưa được thực hiện (unrealized profits).

Để đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn, hãy luôn ghi nhớ những điểm sau:
  • Khi giá di chuyển có lợi cho bạn, tỷ lệ rewars:risk của bạn sẽ giảm và quy mô lợi nhuận chưa được thực hiện mà bạn có thể mất sẽ tăng.
  • Thời điểm tồi tệ nhất trong vòng đời của một giao dịch là ngay trước khi giá đạt đến mức chốt lời. Tại thời điểm đó, bạn có nguy cơ mất tất cả lợi nhuận chưa được thực hiện của mình.
  • Khi giá di chuyển ngược hướng với bạn, tỷ lệ reward:risk sẽ tăng NHƯNG quãng đường mà giá phải đi sẽ xa hơn.
  • Việc trailing stop sẽ cải thiện tỷ lệ reward:risk của bạn, nhưng bạn có nguy cơ bị stop out trong các đợt thoái lui nếu trailing stop quá gần.
  • Đóng lệnh trước mục tiêu chốt lời có thể làm giảm tuổi thọ của hệ thống giao dịch. Bạn có thể PHÁ SẢN bằng cách chốt lời.
  • Cắt lỗ trước khi giá chạm stoploss sẽ tăng tuổi thọ cho hệ thống của bạn.
  • Gồng lỗ trông có vẻ tốt, nhưng nó có thể phá huỷ tinh thần và tài khoản của bạn.
  • Gồng lời có thể làm giảm tuổi thọ của hệ thống trong trường hợp bạn thực hiện mà không có kế hoạch.
Nguồn: tradeciety
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
Những điều ghi nhớ ở trên chứng tỏ trader không đủ tự tin vào hệ thống giao dịch ( HTGD ) mà mình đã xây dựng . Nếu có một HTGD tốt trader sẽ xác định được mức giá ENTRY , mức giá SL , mức TP , khối lượng giao dịch và rủi ro chấp nhận được một cách hoàn toàn khách quan và ... sau khi mở giao dịch thì thành bại của giao dịch hãy để thị trường quyết định . Đừng có " động đậy " gì cả !
 
Những điều ghi nhớ ở trên chứng tỏ trader không đủ tự tin vào hệ thống giao dịch ( HTGD ) mà mình đã xây dựng . Nếu có một HTGD tốt trader sẽ xác định được mức giá ENTRY , mức giá SL , mức TP , khối lượng giao dịch và rủi ro chấp nhận được một cách hoàn toàn khách quan và ... sau khi mở giao dịch thì thành bại của giao dịch hãy để thị trường quyết định . Đừng có " động đậy " gì cả !
Theo em, mục tiêu của bài viết là giúp mọi người thấy được sự thay đổi của unrealized profit và tỷ lệ R:R ra sao khi giá di chuyển thôi ạ, chứ không khuyến khích anh em sửa lại các ngưỡng đã thiết lập trước khi vào lệnh đâu. Đúng như anh nói, tốt nhất chúng ta nên chấp nhận rủi ro và giao dịch theo kế hoạch!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,651 Xem / 81 Trả lời
  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,301 Xem / 38 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 269 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 453 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,152 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 122 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên