Hiểu về kháng cự hỗ trợ - Chìa khoá thành công trong phân tích kỹ thuật!

Hiểu về kháng cự hỗ trợ - Chìa khoá thành công trong phân tích kỹ thuật!

Hiểu về kháng cự hỗ trợ - Chìa khoá thành công trong phân tích kỹ thuật!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Kháng cựhỗ trợ là một trong những công cụ phân tích cơ bản và quan trọng nhất trên thị trường tài chính. Đây là kiến thức mà mỗi trader mới bước chân vào thị trường cần tích lũy trước hết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài lưu ý về việc áp dụng lý thuyết kháng cự hỗ trợ trong giao dịch thực tế.

Vùng kháng cự/hỗ trợ


Nếu bạn đã từng thử vẽ mức hỗ trợ kháng cự bằng một đường ngang thì chắc hẳn bạn sẽ nhận ra nó thường bị đâm xuyên qua bởi bóng nến hay thậm chí đôi khi giá đi xuyên qua những đường này như thể chúng không tồn tại. Mặc dù vậy những trader mới thường đưa ra những quyết định giao dịch dựa trên một đường ngang với kỳ vọng giá sẽ phản ứng chính xác tại mức kháng cự/ hỗ trợ đó. Đây là điều hiếm khi xảy ra; do đó, đã đến lúc trader cần coi hỗ trợ/ kháng cự như các vùng thay vì các mức cụ thể.

Một cách vẽ vùng hỗ trợ/ kháng cự phổ biến là sử dụng hình chữ nhật (công cụ shape trong MT4) đánh dấu các vùng giá đi ngang dẫn đến những phản ứng đảo chiều quan trọng. Ngoài ra trader cũng có thể sử dụng nhiều đường ngang cùng lúc. Khung thời gian càng lớn thì vùng giá cũng càng lớn và càng quan trọng. Tùy vào khung thời gian lớn hay nhỏ, chiều cao của vùng kháng cự/ hỗ trợ có thể dao động từ 10 đến 500 pip.

Với những vùng kháng cự hoặc hỗ trợ trên những khung thời gian lớn như Daily, Weekly hay Monthly, trader sẽ cần chuyển xuống những khung thời gian thấp hơn (khoảng 3 đến 4 lần so với khung thời gian hiện tại) nhằm phát hiện những vùng kháng cự/ hỗ trợ nhỏ hơn để giao dịch.

Biểu đồ dưới đây cho thấy việc giao dịch trong một vùng kháng cự (hoặc hỗ trợ) trên biểu đồ ngày là rất khó; vì chiều cao của vùng kháng cự trên khung Daily khá lớn và có thể cần một mức stoploss rộng. Thay vào đó, trader nên tìm cơ hội giao dịch trên khung thời gian thấp hơn; chẳng hạn như khung H4. Tại đó, nhờ những mức hoặc vùng kháng cự/ hỗ trợ nhỏ hơn, chúng ta có thể tìm được những điểm vào lệnh tốt hơn và phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro của bản thân.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.12.30.png

Vùng kháng cự hỗ trợ trên biểu đồ H4 so với trên biểu đồ D1

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61049/

Mức hỗ trợ/kháng cự động


Kháng cựhỗ trợ không nhất thiết phải là những mức nằm ngang mà có thể dốc lên hoặc dốc xuống. Chúng ta đang nói đến trường hợp của đường xu hướng và kênh giá. Đường xu hướng tăng là một đường chéo dốc lên và đóng vai trò là một mức hỗ trợ động; ngược lại đường xu hướng giảm là một đường chéo dốc xuống và đóng vai trò là một mức kháng cự động.

Kênh giá gồm hai đường chéo song song (một đường kênh và một đường xu hướng chính); và bản thân nó bao gồm cả hai mức hỗ trợkháng cự động.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.12.43.png

Kênh giá bao gồm hai mức hỗ trợ kháng cự động

Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi vai trò


Kháng cự bị phá vỡ có thể trở thành hỗ trợ mới và ngược lại. Đây là một quy luật phổ biến trong quá trình phát triển của một xu hướng. Biểu đồ tuần USD/CAD dưới đây thể hiện rõ quy luật này trong một xu hướng giảm. Các mức hỗ trợ bị phá vỡ liên tiếp; và chúng trở thành kháng cự khi giá retest (tái kiểm tra) những mức này trước khi tiếp tục giảm. Khi đường xu hướng giảm bị phá vỡ và biểu đồ hình thành các đỉnh đáy cao dần, xu hướng chuyển thành tăng ;và các mức kháng cự bị phá vỡ thường trở thành hỗ trợ.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.12.53.png

Kháng cự bị phá vỡ chuyển thành hỗ trợ mới

Điều tương tự cũng xuất hiện trên các khung thời gian rất nhỏ; chẳng hạn như trên biểu đồ 1 phút của cặp EUR/USD dưới đây. Như đã nói ở trên, trong quá trình giao dịch trader nên sử dụng nhiều khung thời gian khác nhau để tìm kiếm những cơ hội giao dịch phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.13.04.png

Sự chuyển đổi trên khung 1 phút

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61420/

Trong trường hợp xung quanh mức giá hiện tại không có một mức hoặc vùng hỗ trợ/ kháng cự nào đáng kể, một tình trạng xảy ra là giá sẽ tăng hoặc giảm tự do. Đây là điều thường thấy khi tỷ giá của cặp tiền tiếp cận một mức chưa từng có tiền lệ.

Ví dụ dưới đây cho thấy vào năm 2007, cặp EUR/USD đã phá vỡ mức 1.4535. Đây là đỉnh cao nhất kể từ tháng 3 năm 1995. Trong nhiều tháng liền sau phá vỡ, giá tăng liên tục; và phải tới tháng 7/2008 đợt tăng này mới dừng lại.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.13.14.png

Sau khi phá vỡ đỉnh cao nhất từ nằm 1995, giá tăng liên tục trong nhiều tháng

Pullback và Throwback


Sở dĩ có hiện tượng thay đổi vai trò giữa kháng cựhỗ trợ là do: động lượng sau phá vỡ có thể suy yếu tạm thời, khiến cho giá quay trở lại mức mà nó vừa phá vỡ. Việc giá retest một mức hỗ trợ bị phá vỡ được gọi là “pullback”. Nếu giá retest một mức kháng cự bị phá vỡ thì đó được gọi là “throwback”. Để đơn giản hóa, chúng ta có thể sử dụng thuật chug thuật ngữ pullback cho cả hai trường hợp.

Trong giai đoạn xu hướng diễn ra mạnh mẽ, chúng ta rất khó để lựa chọn được một điểm vào lệnh hợp lý. Pullback giá được coi là một quãng nghỉ của xu hướng hiện tại; và do đó, nó mang đến cơ hội giao dịch theo xu hướng chính. Hình dưới đây minh họa điều này.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.13.25.png


Một pullback có thể bao gồm một cây nến (thanh) hoặc nhiều cây nến (thanh) tùy thuộc vào khung thời gian bạn đang sử dụng.

Pullback thường là một con sóng ngắn di chuyển ngược lại so với xu hướng chính nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khung thời gian. Trong hình trên, giá mất hơn 70 giờ để quay lại mức kháng cự bị phá vỡ; và khoảng thời gian đó trên một khung thời gian nhỏ hơn; chẳng hạn như khung H1 có thể là cả một xu hướng lớn.

Ngoài ra, pullback cũng là một phép thử về độ tin cậy của mức hỗ trợ mới; hay nói cách khác, nó đóng vai trò xác nhận mức kháng cự bị phá vỡ đã chuyển thành hỗ trợ và ngược lại.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/61180/

Giao dịch theo xu hướng với pullback


Trường phái giao dịch theo xu hướng không đồng nghĩa với việc giao dịch đuổi theo giá. Các trader chuyên nghiệp luôn biết kiên nhẫn chờ đợi giá hồi về những mức tốt nhất trước khi vào lệnh với ít rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Hình dưới đây minh họa một cách tiếp cận thiếu kinh nghiệm khi giao dịch với pullback. Cảm xúc là kẻ thù chính khiến bạn đi ngược lại so với kế hoạch đề ra và dẫn đến quyết định giao dịch sai.

Screen Shot 2022-01-13 at 19.13.38.png

Tâm lý đám đông khi một mức giá bị phá vỡ

Tâm lý đám đông trên thị trường ở hình trên có thể được hiểu như sau:

Kháng cự: Mức kháng cự ở biểu đồ trên là nơi tập trung nhiều lực cung nhất. Vì thế, mỗi lần giá chạm mức này đều bị đẩy xuống trở lại. Những người bán đã từng bán tại mức này trước đó, cộng với những trader bỏ lỡ cơ hội bán trước đó giúp cho mức kháng cự này duy trì là một mức cản có hiệu lực

Sự phá vỡ: Phá vỡ xảy ra khi giá retest mức kháng cự nhưng mức này đã không còn thu hút nhiều người bán như trước. Vào thời điểm này, một số người bán quan tâm đến việc mua vào, dẫn đến lực cầu lớn hơn. Ngay khi người bán cuối cùng tham gia thị trường, phe mua bắt đầu đẩy giá lên cao và phá vỡ kháng cự.

Pullback: Khi phá vỡ xảy ra, ngày càng nhiều trader mua theo hiệu ứng bầy đàn; nhưng đây cũng là lúc các trader đặt lệnh mua trước đó chốt lời. Điều này khiến cho động lượng tăng giá giảm; và giá quay trở lại mức kháng cự trước đó. Lúc này những người mua mới trải qua tâm lý sợ hãi khi thấy giá giảm; và họ đã vội vàng đóng lệnh. Vô hình chung, họ tạo ra cơ hội mua cho những trader kinh nghiệm đã chờ sẵn tại mức hỗ trợ mới.

Bên cạnh hỗ trợ/ kháng cự, có nhiều cách khác giúp trader củng cố nhận định về điểm kết thúc của pullback. Chẳng hạn như sử dụng hành động giá, công cụ Fibonacci, chỉ báo Pivot Points hay đường trung bình động. Ví dụ, nếu bạn phát hiện một mô hình nhấn chìm tăng tại mức Fibonacci 61.8% thì đó có thể là dấu hiệu tiềm năng về sự tiếp diễn xu hướng tăng.

Kết luận


Là một trader nhỏ lẻ, bạn có khả năng tận dụng hiện tượng pullback giá cùng với sự phá vỡ hỗ trợ/ kháng cự để đi theo những xu hướng lớn. Khi sự phá vỡ xảy ra một cách mạnh mẽ, việc giao dịch đuổi theo giá là không hề khôn ngoan. Hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi giá retest mức phá vỡ; hoặc ít nhất giá thoái lui một mức nhất định để giao dịch của bạn đạt được tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tối ưu nhất.

Luôn nhớ rằng nếu tại bất kỳ thời điểm nào bạn cảm thấy mình đang hy vọng hoặc ao ước quá nhiều, có lẽ bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bầy đàn thay vì đi theo kế hoạch giao dịch.

Nguồn: VNFX
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên