Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi I - Chương 3): Lịch sử và Cấu trúc của Đồ thị giá (Bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi I - Chương 3): Lịch sử và Cấu trúc của Đồ thị giá (Bài 2)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi I - Chương 3): Lịch sử và Cấu trúc của Đồ thị giá (Bài 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,842
84,302
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

LỊCH SỬ CỦA ĐỒ THỊ GIÁ


  • Dựa trên những nghiên cứu về Phân tích Kỹ thuật của Lo và Hasanhodzic thì những bản chép tay đầu tiên về dữ liệu giá Hàng hóa là vào thời kỳ Babylon cổ đại, thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên. Những bản chép tay này là nhật ký của các nhà giao dịch và các nhà thiên văn. Họ đang cố gắng tìm mối liên kết giữa thiên văn với hành động giá. Vào thế kỷ 5 và 6 sau công nguyên, đồ thị, vốn được sử dụng rộng rãi ngày nay đã được phát triển ở Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản. Người Trung Hoa đặc biệt rất quan tâm đến tính chu kỳ của giá cả, trong khi người châu Âu lại khoái thiên văn, còn người Nhật đã phát triển nên cái gọi là ĐỒ THỊ NẾN, vẫn đang được sử dụng phổ biến cho đến ngày hôm nay.
  • Sự phát triển của các sàn giao dịch hàng hóa (các sàn giao dịch nông sản trực tiếp) ở Tây Âu và Nhật Bản đã kiến tạo nên 1 môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của Đồ thị. Vào thời điểm này, các thị trường mậu dịch tự do đã đủ “độ chín” để có thể tạo nên “nhu cầu” cho việc ghi lại các mức giá thấp, cao, đóng cửa, mở cửa của các mặt hàng được giao dịch tại đây. Chúng cung cấp thông tin ở dạng hình ảnh cho các thương nhân.
  • Loại đồ thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu chỉ đơn giản là các bản vẽ tay, thể hiện trên đó các con số - đại diện cho giá cả - và ngày tháng.
  • Ở Nhật Bản, thị trường Gạo lúc đó được neo theo giá cố định. Thay vì neo khối lượng, thì giá sẽ cố định, còn số đấu gạo sẽ là đại lượng thay đổi. Ví dụ, giả sử giá gạo hôm nay là 20K/1kg gạo, ngày mai giá gạo tăng 1K/1kg, người bán hàng sẽ niêm yết là 21K/1kg. Còn ở Nhật Bản thời đó, họ sẽ niêm yết là 20K/0.95kg. Sự ra đời của đồ thị Nến ở Nhật Bản là để thể hiện sự biến động của số gạo cho 1 mức giá cố định, được phát minh bởi Sokyu Honma.
  • Những thông tin mà đồ thị giá cung cấp cũng như cách thức sử dụng cũng tùy thuộc vào cách thức thị trường vận hành và nhu cầu sử dụng của nhà phân tích. Ví dụ: Đồ thị Thanh thẳng (bar chart) là không phù hợp với những thị trường nông sản, vốn cố định giá theo ngày (1 ngày 1 giá).
  • Với sự phát triển của thị trường, đồ thị cũng đã trở nên phức tạp hơn. Ngoài việc ghi vào các mức giá Cao, Thấp thì giá Mở cửa và Đóng cửa cũng đã được ghi vào. Khối lượng giao dịch cũng đã được thể hiện vào đồ thị sau khi các thị trường truyền thống đã được tổ chức tốt hơn, và khối lượng giao dịch được công khai tại các thị trường tập trung.
  • Vào những năm 1830, sau phát minh Băng điện báo (Ticker-Tape) cho giao dịch cổ phiếu, một số nhà cung cấp nền tảng giao dịch ở New York đã bắt đầu bán những dải băng chứa dữ liệu giá của Cổ phiếu và giá Hàng hóa.
  • Sự ra đời của băng điện báo đã giúp cho việc sử dụng đồ thị trở nên dễ dàng hơn với các nhà giao dịch, nhà đầu tư thời điểm bấy giờ.
  • Khi quan sát băng điện báo, bạn sẽ thấy các dải băng chạy ra liên tục, với các chuỗi các ký tự có cấu trúc như sau: HPQ(2K)@23.16^1.09. Ký tự này có thể được diễn giải là: Cổ phiếu công ty Hewlett Packard (Công ty máy tính HP) hiện đang giao dịch ở mức giá 23.16$, với khối lượng 2K cổ phiếu, tăng (^) 1.09$ so với giá đóng cửa của ngày hôm trước. Từ đây chúng ta có thể đọc được thêm giá đóng cửa của hôm trước là 22.07$.
upload_2022-6-23_17-21-40.png
  • Công nghệ hiện đại ngày nay đã khiến cho việc sử dụng đồ thị trở nên dễ dàng hơn, máy tính đã thay thế phần lớn những công việc mà chúng ta phải làm. Chỉ cần 1 phần mềm tạo bảng như Excel là chúng ta đã có thể tự tạo cho mình 1 đồ thị, chưa kể là các phần mềm chuyên biệt được thiết kế cho công việc giao dịch đã ra đời, cụ thể như: AIQ, Amibroker, TradeStation, Updata, Metastock, Ninjatrader,... Bên cạnh những phần mềm cung cấp nền tảng giao dịch thì chúng ta cũng có cả những website cung cấp đồ thị giá cho các nhà giao dịch như stockcharts, bigcharts,...
  • Cũng chính vì công nghệ hiện đại, nên ngày nay, các nhà giao dịch thường sẽ tập trung hơn vào công việc phân tích đồ thị, thay vì vẽ đồ thị hoặc tìm hiểu cấu trúc đồ thị như các nhà giao dịch thời xưa.
  • Qua thời gian, các nhà phân tích đã sáng tạo ra nhiều thể loại đồ thị khác nhau, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là: Đồ thị Đường kẻ (line chart), đồ thị Thanh thẳng (Bar chart), Đồ thị Nến (Candlestick chart), Đồ thị Điểm và Số (Point and Figure chart). Và 4 dạng đồ thị này cũng là những đồ thị mà chúng ta tìm hiểu trong chương trình này.
  • Mỗi một dạng đồ thị sẽ mang những đặc điểm, tính chất, cách sử dụng và công dụng khác nhau. Bất chấp việc những nhà giao dịch sử dụng dạng đồ thị nào, thì công dụng chung của chúng vẫn là cung cấp cho các nhà giao dịch một bản lộ trình chi tiết của hành vi giá trong quá khứ.
  • Bảng bên dưới là dữ liệu giá cổ phiếu APPL vào tháng 05/2015 và dữ liệu được chuyển thể sang dạng đồ thị hình Nến:
upload_2022-6-23_17-22-32.png


upload_2022-6-23_17-23-1.png
  • Thật khó khăn cho chúng ta xác định được xu hướng của cổ phiếu nếu chỉ nhìn vào Bảng phía trên, nhưng sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta nếu chúng được chuyển thể sang dạng Đồ thị. Đồ thị bên dưới chứa hoàn toàn các dữ liệu trong bản phía trên. Như các cụ xưa vẫn nói “Tai nghe không bằng mắt thấy”, chỉ với các đáy tăng dần, chúng ta có thể khẳng định xu hướng trong tháng 05 của cổ phiếu APPL là xu hướng tăng!

CHÚNG TA CẦN DỮ LIỆU GÌ ĐỂ TẠO NÊN 1 ĐỒ THỊ?


  • Để tạo nên 1 đồ thị, chúng ta cần 1 bộ dữ liệu giá đáng tin cậy.
  • Trong suốt 1 phiên giao dịch, có thể có nhiều lỗi thông tin xuất hiện, đó có thể là lỗi về khối lượng giao dịch hoặc giá, điều này có thể khiến cho 1 nhà giao dịch vào lệnh sai, hoặc bị thoát khỏi 1 giao dịch 1 cách bất thường. Khi giá bị lỗi, nó có thể ảnh hưởng đến giá thấp nhất và cao nhất của đồ thị, từ đó kéo theo 1 chuỗi sai từ chỉ báo cho đến đường trung bình. Vì vậy, yếu tố đầu tiên cực kỳ quan trọng là 1 nguồn dữ liệu rõ ràng và đáng tin cậy.
  • Một vài yếu tố có thể dẫn đến lỗi và thường xuất hiện trong thị trường chứng khoán đó là các yếu tố như chia tách, cổ tức, phát hành thêm, … Bởi vì sau khi chia tách hoặc chia cổ tức, giá cổ phiếu phải điều chỉnh giảm, nên nó ảnh hưởng lên toàn bộ dải dữ liệu của giá.
Hôm nay chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu 1 chút về lịch sử của đồ thị giá. Phần này mặc dù hơi chán, nhưng nó sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tốt hơn về cách mà đồ thị tạo nên, và mục đích sử dụng của nó, giúp cho tư duy sử dụng đồ thị trong tương lai của anh em sẽ tốt hơn!

Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ kết thúc Hồi I, với bài viết về CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN và THANG CHIA TỶ LỆ (SCALE) của đồ thị giá! Anh em chú ý theo dõi nhé!



Phía trên là toàn bộ chương I được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!

Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Phần này hơi chán, nhưng đọc cũng có những điểm thú vị, chắc sắp tới mình đẩy nhanh tiến độ 1 chút, có thể sẽ có bài đăng thêm vào Chủ Nhật, anh em chờ nhé!

Em lại thấy rất hay, không ngờ từ những năm 1830 mà xã hội nước ngoài họ đã phát triển được ra những công cụ để hỗ trợ các nhà giao dịch đến mức như vậy rồi.
Cảm ơn anh nhiều ạ. :)
 
Dạ Anh. Cụ Honma này em tưởng chỉ có cái tên Munehisa Honma thôi chứ. Sokyu Honma, Sokyu là tiếng của nhật luôn hả anh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 4 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 327 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên