Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Cách vẽ kháng cự, hỗ trợ và cách giao dịch với Trading range (Bài 5)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Cách vẽ kháng cự, hỗ trợ và cách giao dịch với Trading range (Bài 5)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 4): Cách vẽ kháng cự, hỗ trợ và cách giao dịch với Trading range (Bài 5)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,116
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

Các vùng hỗ trợ và kháng cự được vẽ như thế nào?


  • Để thể hiện các vùng hỗ trợ (hoặc kháng cự), chỉ cần vẽ một đường ngang qua mỗi đáy (hoặc đỉnh) đảo chiều quan trọng rồi kéo dài nó về tương lai (Cách xác đỉnh các đỉnh/đáy đảo chiều quan trọng đã được nói đến trong bài viết trước)
  • Những đường này có thể được vẽ từ đỉnh/đáy của thanh giá đóng vai trò là đỉnh/đáy đảo chiều hoặc, như Jiler đề xuất, đó là sử dụng mức giá đóng cửa của thanh giá, vì đây là mức giá mà nhiều nhà giao dịch quan tâm.
  • Các đường này cũng nên được kéo dài về quá khứ để xem liệu các đợt tăng/giảm giá trước đó có dừng lại ở mức này hay không. Các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự khiến giá đảo chiều nhiều nhất sẽ là mạnh nhất.
  • Một tập hợp các đường kháng cự/hỗ trợ xung quanh 1 điểm kháng cự/hỗ trợ được gọi là VÙNG kháng cự/hỗ trợ.
upload_2022-7-14_16-38-13.png


Hình bên trên cho thấy cách các đường hỗ trợkháng cự được vẽ. Lưu ý rằng đường đi qua Điểm 1 tại 4547 là đường hỗ trợ đầu tiên. Các điểm 2, 3 và 4 cũng là các mức hỗ trợ nhưng xảy ra ở các mức giá hơi khác nhau một chút, chúng tập hợp lại với nhau tạo thành 1 Vùng hỗ trợ. Đây là vùng giá mà sự giảm giá có xu hướng chững lại khi phe mua nhảy vào, khiến cho xu hướng giảm đảo ngược. Các điểm a và b là các mức kháng cự trước đó, và do đó là một vùng kháng cự trong tương lai, nơi giá dự kiến sẽ chững lại trong một đợt tăng nào đó.
  • Nếu bản thân kháng cự/hỗ trợ chỉ là một đường nằm ngang mà không có đường ngang nào khác gần nó, nó có thể là một đường hỗ trợ hoặc kháng cự độc lập. Những đường kháng cự/hỗ trợ như vậy, trừ khi đi kèm với khối lượng đặc biệt, thường không có độ bền trong việc khiến giá chững lại, giống như các vùng kháng cư/hỗ trợ.
  • Nếu giá xuyên qua các vùng/đường kháng cự/hỗ trợ, chúng ta gọi là có một sự "đột phá" hay “phá vỡ”. Trong hình minh họa phía trên, giá đã phá vỡ vùng kháng cự vào tháng 2. Sự phá vỡ này cho thấy phe bán đang khá yếu ớt và phe mua, ít nhất là ở mức giá đó, đang kiểm soát thị trường. Nếu có một vùng kháng cự khác nằm phía trên kháng cự hiện tại, giá thường sẽ tìm về kháng cự tiếp theo đó. Do đó, vùng kháng cự trong thị trường tăng có thể trở thành mục tiêu, khi vùng kháng cự nằm ở mức giá thấp hơn bị phá vỡ.
  • Kháng cự/hỗ trợ tồn tại ở mọi khung thời gian - ngày, tuần thậm chí là phút.
  • Kháng cự/hỗ trợ, một khi đã bị phá vỡ, thường sẽ đảo chiều vai trò trong tương lai. Trong hình minh họa phía trên, vùng kháng cự trước đó đã trở thành vùng hỗ trợ tại Điểm X.
  • Ngoài ra, khi thời gian trôi qua, tầm quan trọng của các đường ngang trong quá khứ giảm dần đối với cả vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Những lần đảo chiều giá gần đây quan trọng hơn. Trí nhớ của con người mất dần đi nhanh chóng.

Các nhà phân tích sử dụng các vùng phạm vi giao dịch như thế nào?


  • Xu hướng đi ngang hay các vùng phạm vi giao dịch, như được hiển thị trong hình trên, là mức giá mà cả vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đều nằm tương đối gần nhau, và giá "bật lên" giữa chúng cho đến khi bứt phá theo 1 trong hai hướng. Một số nhà giao dịch sẽ mua vào/bán ra tại “các lần bật lên” giữa hỗ trợ và kháng cự, nhưng điều này thường nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta phải đặt dừng lỗ ngắn; và quan sát liên tục (Schwager, 1996); bên cạnh đó thì phí, hoa hồng phải thấp. Cách có lợi nhất và đáng tin cậy nhất để sử dụng các vùng phạm vi giao dịch là giao dịch “đột phá” hay “phá vỡ”. Chúng ta hãy xem xét từng chiến lược này kỹ hơn một chút:
  • Giao dịch theo vùng phạm vi giao dịch:
    • Giao dịch theo vùng phạm vi rất khó. Mặc dù nhiều cuốn sách đề xuất nó như một chiến lược, nhưng hầu như không thể áp dụng đối với những người không quen.
    • Đầu tiên, rất khó để nhận ra rằng giá đang giao dịch trong một phạm vi cho đến khi chúng đã được hình thành sau 1 khoảng thời gian. Do đó, phần lớn chúng ta chỉ phát hiện ra nó khi nhìn lại quá khứ.
    • Tiếp theo, các khoản phí, chẳng hạn như hoa hồng và trượt giá, phải nhỏ và được kiểm soát hiệu quả, nếu không bất kỳ lợi nhuận tiềm năng nào đều sẽ bị chi phí giao dịch lấn át.
    • Tiếp theo nữa, các vùng phạm vi giao dịch thường là các “vùng giá” hoặc các “khu vực” hơn là các mức giá cụ thể, khiến cho mức giá và thời điểm thực hiện các lệnh mua hoặc bán sẽ khó xác định.
    • Cuối cùng, vị trí đặt lệnh cắt lỗ rất khó xác định.
  • Do đó, chúng ta nên tránh giao dịch trong các vùng phạm vi giao dịch và thay vào đó, chờ đợi sự phá vỡ và đặt cược vào khả năng 1 xu hướng mới được hình thành.
  • Một ngoại lệ đối với giao dịch theo phạm vi là giao dịch theo kênh. Kênh là một phạm vi giao dịch nghiêng ở một góc tăng hoặc giảm. Các đường xu hướng xác định các giới hạn của kênh cũng giống như các đường hỗ trợ và kháng cự xác định phạm vi giao dịch. Chúng ta có thể giao dịch với các kênh này, nhưng hãy chỉ giao dịch theo xu hướng chính của kênh. Nói cách khác, nếu kênh dốc lên, chúng ta chỉ thực hiện các vị thế mua tại đáy của kênh chứ không phải vị thế bán ở đỉnh của kênh, bởi khi này, các sóng tăng sẽ dài hơn so với các sóng giảm. Chúng ta làm ngược lại đối với các kênh dốc xuống.
upload_2022-7-14_16-42-33.png

Trong các kênh giá dốc lên, những sóng tăng sẽ có bước giá dài hơn các sóng giảm​

  • Giao dịch phá vỡ ( breakout, đột phá):
    • Giao dịch phá vỡ là có khả năng thành công cao nhất. Hãy nhớ rằng các vùng phạm vi giao dịch phần nào giống như một chiến trường, nơi phe mua và phe bán đang tranh giành quyền thống trị. Trước khi trận chiến kết thúc, hầu như không thể xác định được ai sẽ là người chiến thắng. Một hành động khôn ngoan hơn và có lợi hơn là chờ đợi thay vì phỏng đoán. Một khi giá vượt ra khỏi phạm vi giao dịch, chúng ta đã có thông tin về người thắng cuộc trên chiến trường. Nếu giá phá vỡ tăng, người mua đang chiến thắng; nếu giá phá vỡ giảm, người bán đang áp đảo người mua. Giao dịch theo các tín hiệu phá vỡ có lẽ là chiến lược có lợi nhuận và đáng tin cậy nhất cho các nhà giao dịch.
    • Giao dịch phá vỡ có rất nhiều cách. Một trong những phương pháp nổi tiếng nhất là phương pháp Donchian, còn được gọi là “hệ thống phá vỡ bốn tuần”, do Richard Donchian tạo nên và sau đó được Richard Dennis cải tiến. Một nghiên cứu gần đây của Tạp chí Active Trader (Kurczek và Knapp, 2003) chỉ ra rằng, mặc dù phương pháp này đã phổ biến và được biết đến rộng rãi trong nhiều năm, nhưng nó vẫn tạo ra lợi nhuận, đặc biệt là trên thị trường hàng hóa tương lai. Công thức của nó là đơn giản một cách vô lý: đó là mua khi mức đỉnh cao nhất trong vòng bốn tuần qua bị phá vỡ và bán khi mức đáy thấp nhất trong bốn tuần qua bị phá vỡ.
    • Sự phá vỡ là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự cân bằng tạm thời giữa cung và cầu đã được giải quyết, nhường chỗ cho xu hướng, và do đó, là một dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu hoặc tiếp diễn của 1 xu hướng đang xảy ra.


Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Sau 2 tuần chống chọi với sốt xuất huyết, giờ quay lại đọc được 1 loạt bài mới cảm giác thấy phấn chấn hẳn. Cảm ơn anh rất nhiều ạ. :D
 
Sau 2 tuần chống chọi với sốt xuất huyết, giờ quay lại đọc được 1 loạt bài mới cảm giác thấy phấn chấn hẳn. Cảm ơn anh rất nhiều ạ. :D
Chúc bác sớm lành bình phục nhé, sốt xuất huyết khi nổi ban thì nên đi viện nhé bác, tại đó là thời điểm tiểu cầu giảm!
 
Công thức của nó là đơn giản một cách vô lý: đó là mua khi mức đỉnh cao nhất trong vòng bốn tuần qua bị phá vỡ và bán khi mức đáy thấp nhất trong bốn tuần qua bị phá vỡ.
Ad có thể cho mình ví dụ để hình dung cách thức này được không ạ, đọc công thức này mình chưa hiểu lắm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 938 Xem / 60 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên